Quy trình mở tài khoản ngân hàng tại Nhật cho người nước ngoài

mở tài khoản ngân hàng tại Nhật

Tài khoản ngân hàng là một trong những loại tài khoản bạn cần có ở Nhật, để nhận tiền, cho dù bạn là du học sinh, người XKLĐ hay làm bất cứ công việc gì ở Nhật. Đây là hình thức nhận lương phổ biến nhất ở Nhật, một xã hội không tiền mặt. Dưới đây healthmart sẽ tóm tắt các thủ tục, điều kiện mở tk bank ở Nhật cùng một số bank dành cho người VIệt ở Nhật nhé!

Mở thẻ ngân hàng Việt Nam tại Nhật

ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở NHẬT LÀ GÌ?

Đối với người nước ngoài muốn mở tài khoản ngân hàng cần phải có thẻ cư trú hoặc giấy chứng nhận cư trú. Những người có thời gian lưu trú dưới 3 tháng, chẳng hạn có visa du lịch dưới 90 ngày thì sẽ không được cấp thẻ cư trú, cũng không có giấy chứng nhận cư trú. Vì vậy, với những người có thời gian lưu trú dưới 3 tháng và không có thẻ lưu trú thì không thể mở được tài khoản ngân hàng tại Nhật.

Ngoài ra, với những người có thời gian lưu trú dưới 6 tháng sẽ được xem là người không cư trú (người không phải cư dân ở đất nước hay vùng này) bạn có thể mở tài khoản ngân hàng không cư trú và gửi tiền vào ngân hàng với đơn vị tiền tệ là yên (¥), nhưng không thể mở tài khoản ngân hàng thông thường có thể gửi tiền ra nước ngoài được.

**

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Nhật

*Có một số ngân hàng, chẳng hạn như ngân hàng Bưu điện (ゆうちょ銀行) có thể được phép đăng ký tài khoản ngân hàng thông thường cho những người nước ngoài có thời gian lưu trú trên ba tháng hoặc thậm chí lưu trú dưới 6 tháng.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÀI KHOẢN THÔNG THƯỜNG VÀ TÀI KHOẢN CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ

Khác với tài khoản thông thường, tài khoản dành cho người không cư trú sẽ bị hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài. Ngoài ra, chi trả tiền nhà hay thanh toán số tiền sử dụng bằng thẻ tín dụng, thông thường sẽ được trừ vào tài khoản ngân hàng, nhưng với tài khoản dành cho người không cư trú sẽ không thể thực hiện chức năng thanh toán cho các chi tiêu như trên. Ngoài ra còn một điều nữa đó là với tài khoản dành cho người không cư trú chỉ có chức năng tối thiểu là gửi và rút tiền từ ATM.

NHỮNG GIẤY TỜ, VẬT DỤNG CẦN THIẾT KHI MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Nếu bạn đáp ứng điều kiện đã nói ở trên, bạn có thể đăng ký tài khoản ngân hàng một cách hợp pháp ở Nhật. Tiếp theo đây tôi sẽ liệt kê những giấy tờ cần thiết khi đăng ký mở tài khoản ngân hàng ở Nhật Bản. Tuy nhiên vẫn còn tuỳ vào mỗi ngân hàng mà yêu cầu thêm những giấy tờ khác bổ sung. Vì vậy hãy nhớ xác nhận thông tin với ngân hàng trước khi đăng ký tài khoản.

1. Giấy Tờ Định Danh

Vì là người nước ngoài nên bạn cần mang theo thẻ lưu trú và hộ chiếu còn thời hạn để chứng minh tình trạng cư trú hợp pháp của mình. Ngoài ra để cho chắc bạn cũng nên mang theo thẻ bảo hiểm y tế, thẻ lưu trú và hộ chiếu còn thời hạn, visa vĩnh trú, bằng lái xe (nếu có), thẻ sinh viên, thẻ nhân viên.

2. Giấy Tờ Xác Minh Địa Chỉ Cư Trú

Bạn cần phải xuất trình giấy đăng ký cư trú, những hoá đơn, biên lai tiền sinh hoạt (chẳng hạn tiền gas, tiền điện, phí xem truyền hình NHK, tiền điện thoại cố định,… để chứng minh là bạn đang sống đúng nơi mà bạn đăng ký trên giấy tờ đăng ký mở tài khoản ngân hàng. *Hoá đơn điện thoại thông minh, điện thoại cầm tay thường không được dùng để làm minh chứng.

3. Con Dấu

Ở nước ngoài chủ yếu sẽ dùng chữ ký tay khi ký kết các hợp đồng, giấy tờ quan trọng, nhưng ở Nhật Bản con dấu thường được sử dụng rất nhiều trong những trường hợp như thế này. Gần đây, một số ngân hàng như ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ (三菱UFJ銀行) hay ngân hàng Resona Bank (りそな銀行) đã không xem con dấu như vật cần thiết để đăng ký mở ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ngân hàng khác vẫn xem nó là vật cần thiết. Làm con dấu có hơi phiền hà, phức tạp, tuy nhiên nó không chỉ dùng cho việc đăng ký mở tài khoản ngân hàng mà còn dùng nhiều trong các trường hợp khác, chẳng hạn như khi ký kết hợp đồng quan trọng như mua bán, thuê nhà,… con dấu chình là vật cần thiết cho những lúc như thế. Chữ ký con dấu có thể là chữ katakana hay romaji. Với những bạn chưa có con dấu, tôi khuyến khích các bạn nhân dịp này nên làm sẵn con dấu cho bản thân mình phòng cho những trường hợp trên xảy ra.

** Các loại sim nghe gọi giá rẻ ở Nhật

4. Số Điện Thoại Dùng Để Liên Hệ

Bạn cần phải có số điện thoại để liên lạc với ngân hàng. Bạn có thể sử dụng số điện thoại di động, điện thoại cầm tay.

Trong mục này tôi muốn đề xuất một số ngân hàng cho những bạn người nước ngoài muốn mở tài khoản ngân hàng tại Nhật. Có rất nhiều ngân hàng tương tự nhưng trong bài viết này tôi chủ yếu muốn giới thiệu những ngân hàng lớn ở Nhật. Vì ở các ngân hàng lớn sẽ có rất nhiều ATM và chi nhánh ở khắp nơi ở Nhật Bản nên rất tiện lợi.

Một số ngân hàng cho người Việt ở Nhật 

1. Ngân Hàng Bưu Điện (ゆうちょ銀行)

  • Là ngân hàng có khoảng 24000 quầy giao dịch và 32000 máy ATM trên toàn quốc.
  • Nếu lưu trú ở Nhật Bản trên 3 tháng bạn có thể đăng ký tài khoản ngân hàng thông thường.
  • ATM của ngân hàng có thể sử dụng cả vào thứ bảy, chủ nhật mà không phải tốn phí dịch vụ.

2. Ngân Hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (三菱UFJ銀行)

  • Đây là một ngân hàng lớn nhất Nhật Bản nên chắc chắn sẽ rất đáng tin cậy và an toàn.
  • Không cần con dấu khi đăng ký mở tài khoản.
  • Có khoảng 77000 ATM trên toàn quốc. (Số liệu tính đến năm 2017, bao gồm số ATM liên kết các tổ chức tài chính, ngân hàng Seven Bank, ngân hàng Lawson Bank)

3. Ngân Hàng Mizuho (みずほ銀行)

  • Có thể chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển tiền ngoại tệ vào trong nước, chuyển tiền yên cho người không cư trú.
  • Là một trong những ngân hàng lớn ở Nhật Bản, có khoảng 800 chi nhánh và 50000 ATM trên toàn quốc. (Bao gồm số lượng ATM liên kết các tổ chức tài chính, ngân hàng Seven Bank, ngân hàng Lawson Bank)
  • Có khoảng 120 chi nhánh trong khu vực ở khoảng 40 quốc gia.

4. Ngân Hàng Resona Bank (りそな銀行)

  • Không cần con dấu khi đăng ký mở tài khoản.
  • Mất khoảng 1 đến 2 tuần để đăng ký gửi bằng đường bưu điện, nhưng chỉ mất khoảng 30 phút nếu đăng ký tại các điểm giao dịch ngân hàng.
  • Có khoảng 5000 ATM trên toàn quốc. Phí dịch vụ ở các ATM của 4 ngân hàng con thuộc tập đoàn Resona (Ngân hàng Resona Bank, Saitama Resona Bank, Kansai Mirai Bank, The Minato Bank) là miễn phí.

Hầu hết các trang chủ trên web của ngân hàng sẽ liệt kê những giấy tờ, vật cần thiết để đăng ký mở tài khoản ngân hàng, vì vậy bạn nhớ hãy kiểm tra thông tin trên trang chủ của ngân hàng bạn muốn đăng ký trước khi đến ngân hàng đăng ký.

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Yocho

Nhiều ngân hàng tại Nhật có yêu cầu người nước ngoài phải ở tại Nhật trên 6 tháng thì mới đủ điều kiện mở tài khoản. Trong khi đó một số ngân hàng như Yucho, Shinsei thì không yêu cầu khắt khe. Vậy nên trong clip này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đăng kí tài khoản tại ngân hàng Yucho.
Khi đi cần mang theo thẻ ngoại kiều, con dấu (nếu có), tiền mặt bạn muốn gửi vào tài khoản.

Tại đây bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn điền vào mẫu đăng kí.

mở tài khoản ngân hàng tại Nhật

Trong mẫu đơn có các mục sau:

(0): Loại tài khoản

Phần này chọn 1 – 通常 (tsujo) – tài khoản bình thường

(1): Giới hạn tiền gửi trong tài khoản

Phần này không quan trọng, ghi hạn mức cơ bản nhất là được.

(2): Tiền nạp lần đầu tiên

Đây là số tiền bạn sẽ gửi vào tài khoản ngay lúc tạo tài khoản. Bạn hãy điền số tiền mặt mình muốn gửi vào.

(3): Số bưu điện của nhà bạn

Nếu không rõ thì bạn có thể đọc địa chỉ để nhân viên tra cứu hộ.

(4): Số điện thoại liên lạc

Nếu chưa có thì bạn có thể để trống.

(5): Địa chỉ nhà bạn

Cần điền đầy đủ bằng tiếng Nhật ở hàng dưới và phiên âm cách đọc bằng hiragana ở hàng trên.

(6): Họ tên của bạn

Bạn cần ghi tên bằng tiếng Việt không dấu ở hàng dưới và phiên âm bằng katakana ở hàng trên.

(7): Ngày tháng năm sinh

Viết theo thứ tự “niên hiệu, năm, tháng, ngày” theo kiểu của Nhật.

(8): Những lựa chọn đi kèm khi bạn tạo thẻ ATM

Nếu không rõ, bạn có thể điền theo thứ tự 1, 9, 9, 9.

(9): Nơi bạn đóng dấu hoặc kí tên

Lưu ý, nếu như kí tên thì chữ kí này sẽ dùng để xác nhận khi bạn muốn thay đổi thông tin tài khoản hoặc làm các thủ tục liên quan tới tài khoản, do đó cần phải nhớ rõ chữ kí của mình.

(10): Có sử dụng làm tình nguyện quốc tế không. Nếu có thì chọn 1 hoặc 2 thì 20% lợi tức nhận được sẽ được trích vào quỹ tình nguyện JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản). Nếu không thì chọn 9.

(11): Giới tính

Là nam thì điền số 1, là nữ thì số 2.

(12): Mục đích sử dụng

Ở phần này bạn có thể điền 貯蓄 (chochiku), có nghĩa là tiết kiệm.

Ví dụ sau đây sẽ là đoạn hội thoại giữa bạn và nhân viên ngân hàng:

Bạn: 口座を開設したいのですが、案内していただけますか?

Koza wo kaisetsu shitai no desuga, annai shite itadakemasu ka

Tôi muốn mở tài khoản ngân hàng, bạn có thể hướng dẫn cho tôi được không?

Nhân viên: はい、口座利用申込書のご記入をお願いします。

Hai, koza riyo moshikomisho no gokinyu wo onegaishimasu

Vâng, mời quý khách điền thông tin vào mẫu đơn đăng kí sử dụng tài khoản.

Bạn: はい。

Hai

Vâng.

Khi bạn kí xong hãy nói:

Bạn: 記入が終わりました。確認をお願いします。

Kinyu ga owarimashita. Kakunin wo onegaishimasu

Tôi đã điền xong. Làm phiền anh/chị kiểm tra ạ.

 

Nhân viên: はい。お客さま、郵便番号はお分かりになりますか?

Hai. Okyakusama, yubinbango wa owakari ni narimasu ka

Vâng. Quý khách có biết số bưu điện nơi đang ở không?

Bạn: いいえ、分かりません。

Iie, wakarimasen

Không, tôi không biết.

Nhân viên: 調べますね。少々お待ちください。

Shirabemasu ne. Shosho omachi kudasai

Tôi sẽ tra cứu. Bạn vui lòng chờ trong giây lát.

Bạn: はい、お願いします。

Hai, onegaishimasu

Vâng, nhờ bạn.

Nhân viên: お待たせしました。郵便番号は151-0053です。ご記入をお願いします。

Omatase shimashita. Yubinbango wa ichi go ichi no zero zero go san desu. Go kinyu wo onegaishimasu

Xin lỗi để bạn chờ lâu. Số bưu điện là 151-0053. Xin hãy điền vào.

Bạn: はい、記入しました。

Hai, kinyu shimashita

Vâng. Tôi đã viết xong.

Nhân viên: 用紙を頂きます。では、暗証番号を考えておいてください。

Yoshi wo itadakimasu. Dewa, ansho bango wo kangaete oitekudasai

Tôi xin phép nhận đơn. Mời quý khách hãy nghĩ mật khẩu tài khoản.

* Mật khẩu này sẽ được sử dụng khi rút tiền tại ATM. 

Bạn: はい。

Hai.

Vâng.

Nhân viên: 暗証番号はお決まりになりましたか?

Ansho bango wa okimari ni narimashita ka

Bạn đã quyết định mật khẩu chưa?

Bạn: はい、決まりました。

Hai, kimarimashita

Vâng, tôi đã quyết.

Nhân viên: では、ここに入力してください。入力が終わったらエンターボタンを押してください。

Dewa, koko ni nyuryoku shite kudasai. Nyuryoku ga owattara enta botan wo oshite kudasai

Vậy bạn hãy nhập mật khẩu vào đây. Sau khi nhập xong hãy bấm nút Enter.

Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ được thông báo ngồi chờ khoảng 30 phút để lấy được sổ ngân hàng, còn thẻ ngân hàng sẽ được gửi tới nhà qua đường bưu điện sau từ 7 đến 10 ngày.

**

Các hình thức thanh toán không tiền mặt ở Nhật

Ngân hàng ở Nhật có làm việc thứ 7 không?

Ở Nhật Bản, hầu hết các ngân hàng chỉ mở cửa vào các ngày trong tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Các ngân hàng thường mở cửa từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, và đóng cửa vào thứ Bảy và Chủ Nhật. Tuy nhiên, một số ngân hàng, chẳng hạn như ngân hàng bưu điện (Yucho), có thể mở cửa vào thứ Bảy sáng. Ngoài ra, một số ngân hàng có thể mở cửa vào Chủ Nhật hoặc các ngày lễ, nhưng chỉ ở một số chi nhánh nhất định.

Dưới đây là giờ làm việc của các ngân hàng ở Nhật Bản:

  • Ngày thường: 9:00 – 15:00
  • Thứ Bảy: 9:00 – 12:00 (đối với một số ngân hàng)
  • Chủ Nhật & Ngày lễ: Đóng cửa

Lý do các ngân hàng Nhật Bản không làm việc vào thứ Bảy và Chủ Nhật là do văn hóa làm việc của người Nhật. Người Nhật thường làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, và dành Chủ Nhật để nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài ra, chi phí vận hành của các ngân hàng ở Nhật Bản tương đối cao, do đó việc mở cửa vào cuối tuần sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ngân hàng ở Nhật Bản đã bắt đầu mở cửa vào thứ Bảy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các máy ATM ở Nhật Bản thường hoạt động 24/7, giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng cơ bản vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Một số từ vựng tiếng Nhật hay gặp khi giao dịch ở ngân hàng:

  • 銀行 (ぎんこう): Ngân hàng
  • 窓口 (まどぐち): Quầy giao dịch
  • 銀行員 (ぎんこういん): Nhân viên ngân hàng
  • 金庫 (きんこ): Két sắt, quỹ
  • 貸金庫 (かしきんこ): Hộp ký thác an toàn
  • 印鑑 (いんかん): Con dấu cá nhân (dùng khi làm thủ tục)
  • 口座 (こうざ): Tài khoản ngân hàng
  • 口座番号 (こうざばんごう): Số tài khoản
  • 番号札 (ばんごうふだ): Thẻ ghi số thứ tự (để xếp hàng chờ)
  • キャッシュカード: Thẻ rút tiền
  • 貸金 (かしきん): Tiền cho vay
  • ローン: Nợ tài sản (nhà cửa, hiện vật)
  • 借金 (しゃっきん): Nợ tiền
  • 返済 (へんさい): Trả (nợ ngân hàng)
  • 引き出し (ひきだし): Rút tiền mặt từ tài khoản
  • 預け入れ (あずけいれ): Bỏ tiền mặt vào tài khoản
  • 振込 (ふりこみ): Chi trả thông qua tài khoản ngân hàng
  • 振替 (ふりかえ): Chuyển tiền từ tài khoản của mình vào tài khoản khác

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được một số mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật khi giao dịch ở ngân hàng như:

  • 口座を開きたいのですが。 (Kōza o hirakitai node ga.) – Tôi muốn mở tài khoản.
  • 口座番号を教えていただけますか。 (Kōza bangō o oshiete itadakemasuka.) – Xin cho biết số tài khoản.
  • お金を下ろしたいのですが。 (Okane o oroshitai node ga.) – Tôi muốn rút tiền.
  • お金を預けたいのですが。 (Okane o azuketaino desu ga.) – Tôi muốn gửi tiền.
  • お金を振り込みたいのですが。 (Okane o furikomitotai node ga.) – Tôi muốn chuyển tiền.
  • ローンを申し込みたいのですが。 (Rōn o moushikomi tai node ga.) – Tôi muốn vay tiền.

Việc nắm vững các từ vựng và mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật khi giao dịch ở ngân hàng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc thực hiện các giao dịch tài chính tại Nhật Bản.

từ khoá

  • mở thẻ ngân hàng tại nhật
  • ngân hàng làm việc thứ 7 ở nhật
  • mở thẻ ngân hàng bưu điện yucho ở nhật
  • thẻ ngân hàng smbc ở nhật

Các hình thức thanh toán không tiền mặt phổ biến ở Nhật 2023

Thanh toán không tiền mặt

Thanh toán không tiền mặt là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Nhật với ưu điểm: an toàn, tiện lợi và thường được hoàn tiền, khuyến mãi. Nào cùng healthmart.vn khám phá các hình thức thanh toán không tiền mặt phổ biến nhất Nhật Bản 2023 nhé!

Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Trong tiếng Nhật thanh toán không dùng tiền mặt là キャッシュレス決済 (kyasshuresu kessai), chỉ các hình thức thanh toán mà không dùng đến tiền mặt. Như đúng tên gọi của nó phải không nào?

キャッシュレス xuất phát từ tiếng Anh “cashless”. Kể từ năm 2019 khi mà thuế tiêu dùng của Nhật tăng từ 8% lên 10% thì hình thức cashless ngày càng được sử dụng nhiều hơn vì nhiều ưu đãi. Hình thức này trở nên phổ biến đến nỗi được bình chọn 1 trong 30 đề cử từ mới – từ thịnh hành năm 2019.

Ưu diểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Có thể rút ra 3 ưu điểm chính của hình thức thanh toán này là:

  • Tiện lợi
  • Nhiều ưu đãi
  • An toàn

Ưu điểm số 1 đó chính là không cần phải có hoặc mang theo tiền mặt mà vẫn có thể tiến hành thanh toán được. Nếu như thanh toán bằng tiền mặt, trong trường hợp không có tiền trong ví bạn phải tìm ATM để rút tiền… rất tốn thời gian, công sức và cả phí (nếu khác hệ thống hoặc cùng hệ thống như trong thời gian phát sinh phí như ngoài giờ làm việc, cuối tuần…)

Thêm vào đó, nếu thanh toán không dùng tiền mặt bạn có thể nhận được điểm thưởng với những hoá đơn số tiền lớn. Ngoài ra, một số chiến dịch của các công ty vận hành hình thức thanh toán này còn có những ưu đãi đặc biệt dành cho người sử dụng như mua hàng giá rẻ…

Một điểm lợi khác đó là trong trường hợp mua đồ với số tiền lớn nếu thanh toán bằng tiền mặt vừa bất tiện vừa nguy hiểm nếu như mang theo người.

Dưới đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất 2023, healthmart.vn mời bạn tìm hiểu nhé!

#1. Thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Nhật 

Thẻ tín dụng trong tiếng Nhật là クレジットカード (kurejittokado, xuất phát từ tiếng Anh “credit card”), có cách nói giản lược là クレカ (kureka).

Thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi, nhiều hình thức thanh toán tiền mặt cũng liên kết với thẻ này. Chỉ cần 1 tấm thẻ tín dụng là gần như có thể thanh toán hầu hết các giao dịch. Nếu như đang sống ở Nhật nhất định hãy sở hữu 1 tấm thẻ tín dụng nhé!

**

Các loại thẻ tín dụng được nhiều người Việt ở Nhật dùng nhất

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được thẻ tín dụng do cần có sự kiểm tra, thẩm định dựa trên các điều kiện khi đăng kí.

Ưu điểm:

  • Thanh toán sau
  • Có thể thanh toán thành từng phần
  • Có 1 tấm thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc có tín dụng tốt trong xã hội
  • Sử dụng được nhiều hoàn cảnh giao dịch khác nhau

Nhược điểm:

  • Có trường hợp tiêu quá tay vượt quá năng lực thanh toán của bản thân
  • Chỉ có thể tiêu được trong hạn mức của thẻ tín dụng
  • Có thẻ mất phí sử dụng theo năm

** Cách đăng ký thẻ tín dụng Rakuten 2023 ở đây

#2. Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ trong tiếng Nhật là デビットカード (debittokado, xuất phát từ tiếng Anh “debit card”).

Tiền được rút trực tiếp từ tài khoản ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Khác với thẻ tín dụng không cần phải qua thẩm định. Chỉ cần có tài khoản ngân hàng là khi tiến hành thanh toán, số tiền bị trừ đi trực tiếp từ tài khoản của bạn bằng với số tiền giao dịch, không cần mất công bỏ tiền vào tài khoản.

Thanh toán không tiền mặt

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Nhật

Ưu điểm

  • Trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng
  • Không cần phải qua thẩm định vẫn có thể có thẻ
  • Không mắc trường hợp tiêu xài quá khả năng thanh toán của bản thân
  • Không có hạn mức quy định

Nhược điểm

  • Không thể dùng được khi trong tài khoản không còn tiền
  • Không tiến hành thanh toán theo đợt được
  • Có trường hợp không dùng để thanh toán định kì như tiền nhà, tiền công ích

#3. Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử trong tiếng Nhật là 電子マネー (denshi mane).

Là hình thức thanh toán bằng thẻ hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh tương ứng bằng việc sử dụng số tiền đã được bỏ vào đó.

Cách mua vé và đi tàu điện ở Nhật Bản

Thẻ liên quan đến đi lại:

  • Đại diện là các thẻ Suica (スイカ), PASMO (パスモ), ICOCA (イコカ)

Các loại thẻ được phát hành bởi các công ty vận tải. Ban đầu các thẻ này được tạo ra với mục đích là thẻ vé tháng hay thẻ đi xe buýt, tàu điện nhưng sau này nó được phát triển thêm các chức năng như thanh toán tại các cửa hàng trong ga, các cửa hàng tiện lợi (conbini), máy bán hàng tự động…

Liên quan đến phân phối:

Đại diện là các thẻ 楽天Edy (ラクテンエディ), WAON (ワオン), nanaco (ナナコ)
Đây là loại thẻ được phát hành bởi các công ty phân phố với mục đích ban đầu là thanh toán ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc thanh toán mua sắm qua mạng… Tuỳ vào công ty phát hành thẻ là công ty nào mà các cửa hàng chấp nhận thanh toán thẻ cũng khác nhau

#4. Thanh toán qua mã code

Đại diện của hình thức này là PayPay, LINE Pay, 楽天pay (Rakuten pei), d払い (dibarai), メルペイ (merupei)
Đây là các hình thức thanh toán qua mã code QR, mã vạch (QRコード・バーコード決済). Chúng cần phải được cài đặt các ứng dụng chuyên dụng. Người dùng cần nạp tiền vào tài khoản ở các ứng dụng này từ cửa hàng, ATM, từ thẻ tín dụng hoặc từ tài khoản ngân hàng trước và sau đó tiến hành thanh toán.

Thanh toán không tiền mặt

Đây là hình thức thanh toán có tỉ lệ hoàn điểm thưởng khá cao cùng với nhiều chiến dịch hoàn tiền hấp dẫn nên khi mua sắm có thể được nhiều ưu đãi.

#5. Thanh toán bằng điện thoại thông minh

Đại diện của hình thức này là QUICPay (クイックペイ), iD (アイディー)
Có thể sử dụng Google Pay với nền tảng Android hay Apple Pay với nền tảng Iphone. Bằng việc liên kết với một thẻ tín dụng trước thì số tiền cần thanh toán sẽ được thực hiện trên cùng thẻ tín dụng đó. Do liên kết với thẻ tín dụng nên không cần phải nạp tiền trước.

Thanh toán không tiền mặt

Khi sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có thể được hoàn điểm, nhận điểm thưởng nên so với tiền mặt chúng vô cùng hấp dẫn. Tiền mặt có thể bị mất do sơ suất còn với thẻ thì hoàn toàn không phải lo lắng về điều này.

**

Các loại tpcn Nhật tốt bán chạy trên amazon

Với chủ trương xây dựng xã hội không tiền mặt, Chính phủ Nhật lên mục tiêu đó là đến năm 2025 tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt là 40% và trong tương lai là 80% số lượng giao dịch trong nền kinh tế. Như đã nói ở trên, năm 2019 Nhật đưa ra nhiều chính sách phát triển, khuyến khích xã hội không dùng tiền mặt nên đây là một năm đánh dấu nhiều bước phát triển trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Nhật.

Nếu như sinh sống ở Nhật thì nhất định hãy tìm hiểu và lựa chọn sử dụng một vài trong số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này nhé!

 

Quy định xử lý đồ không dùng, rác thải ở Nhật khi dọn nhà

Xử lý đồ không dùng, rác thải ở Nhật

Không như ở Việt Nam, ở Nhật mỗi khi dọn nhà hoặc thay đổi chổ ở bạn cần bỏ đi những món đồ không dùng nữa trước khi trả nhà. Và chi phí xử lý các loại rác thải ở Nhật cũng không hề đơn giản tí nào. 

** Tìm hiểu thủ tục dọn nhà ở Nhật

Phân loại rác thải ở Nhật thế nào?

Ở Nhật, rác có thể được phân loại thành 3 loại:

  1. Các loại xử lí theo Luật Tái chế Thiết bị Gia dụng
  2. Rác thải lớn, cồng kềnh
  3. Khác

Điều quan trọng cần lưu ý là đối với mỗi loại rác thải khác nhau thì phương án xử lý tối ưu cũng khác nhau. 4 loại thiết bị sau đây cần tuân theo Luật Tái chế Thiết bị Gia dụng:

  • Điều hòa nhiệt độ
  • Tivi (loại ống tia âm cực, loại tinh thể lỏng/plasma)
  • Tủ lạnh và tủ đông
  • Máy giặt, máy sấy quần áo

Các phương pháp xử lý cơ bản (phương pháp thu hồi) đối với 4 mặt hàng trên còn được gọi là “rác thải thiết bị gia dụng” như sau:

(1) Yêu cầu cửa hàng nơi mua sản phẩm mới đến nhận

Khi thay thế 4 loại thiết bị gia dụng kể trên, bạn có thể yêu cầu cửa hàng nơi bạn mua sản phẩm mới đến lấy. Nếu bạn muốn mua TV, tủ lạnh hoặc máy giặt mới, hãy hỏi cửa hàng bán lẻ đồ điện tử nơi bạn mua và nhờ họ đến lấy lại sản phẩm cũ.
Phương án này có ưu điểm là có thể loại bỏ đồ cũ mà không gặp bất kỳ rắc rối nào vì khi sản phẩm mới được giao, người vận chuyển có thể lấy đồ cũ đi luôn. Vì phương thức lấy hàng và chi phí khác nhau tùy thuộc vào cửa hàng, nên để chắc chắn, bạn nên hỏi trực tiếp cửa hàng.

(2) Yêu cầu cửa hàng nơi đã mua sản phẩm xử lý để nhận lại

Nếu bạn muốn thanh lý sản phẩm mà không mua mới thay thế, hãy yêu cầu cửa hàng nơi bạn đã mua sản phẩm cần xử lý để nhận lại sản phẩm. Tất cả những gì bạn phải làm là kiểm tra lịch sử mua hàng của mình bằng ứng dụng điện thoại thông minh hoặc biên lai và liên hệ với cửa hàng có liên quan. Đối với trường hợp mua thay thế, phương thức lấy hàng và giá thành là khác nhau, vì vậy vui lòng kiểm tra với cửa hàng đó.

(3) Liên hệ với chính quyền địa phương

Nếu bạn không biết cửa hàng nơi bạn mua thiết bị gia dụng nằm ở đâu hoặc nếu cửa hàng đó đã đóng cửa, bạn có thể hỏi chính quyền thành phố nơi bạn sinh sống và làm theo hướng dẫn ở đó để vứt bỏ thiết bị đó. Phương pháp này khác nhau đối với từng khu vực, vì vậy hãy kiểm tra trang web của chính quyền địa phương. Về cơ bản phí tái chế và phí thu gom và vận chuyển là bắt buộc, tuy nhiên, giá cụ thể cũng khác biệt giữa các vùng.

(4) Mang trực tiếp đến điểm thu gom được chỉ định

Có một phương án khác là thanh toán phí theo phương thức chuyển khoản của bưu điện và mang trực tiếp đến nơi thu phí được chỉ định. Điều này liên quan đến việc thanh toán phí tái chế tại bưu điện hoặc Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản, bạn cần mua vé tái chế thiết bị gia dụng và mang thiết bị gia dụng mà bạn muốn vứt bỏ cùng với vé tái chế thiết bị gia dụng đến điểm thu gom được chỉ định. Bạn có thể kiểm tra các điểm thu gom được chỉ định trên trang web của từng thành phố. Tuy mất thời gian, công sức nhưng cũng có ưu điểm là không phát sinh phí thu gom, vận chuyển do bạn trực tiếp mang đến.

(5) Các phương pháp khác

Các phương pháp xử lý khác bao gồm:

  • Nhờ công ty chuyển nhà xử lý
  • Bán cho các cửa hàng tái chế (cửa hàng tái sử dụng, cửa hàng bán đồ cũ)
  • Cho người quen

Trong số các công ty chuyển nhà, cũng có một số công ty cung cấp dịch vụ nhận 4 loại thiết bị gia dụng. Trong hầu hết các trường hợp, có một khoản phí sẽ phát sinh cho việc thu gom, vì vậy hãy cân nhắc. Nếu bạn muốn xử lý đồ cũ với giá tốt, bạn nên bán nó tại cửa hàng tái chế. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng tùy thuộc vào điều kiện và kiểu dáng của thiết bị gia dụng, sản phẩm bạn thanh lý cũng có thể không được mua, và cũng có thể phát sinh phí xử lý.

Việc xử lý rác thải qua một công ty thu mua chưa được chính quyền địa phương cho phép hoặc ủy thác là bất hợp pháp, vì vậy hãy cẩn thận. Ngay cả khi bạn hỏi mua đồ cũ từ một cửa hàng tái chế, hãy chắc chắn kiểm tra xem đó có phải là một doanh nghiệp đáng tin cậy hay không, chẳng hạn như liệu nó có giấy phép đại lý đồ cũ hợp pháp hay không.

**

So sánh các dịch vụ chuyển nhà ở Nhật

Chi phí khi xử lý các món đồ tuân theo Luật tái chế thiết bị gia dụng

Máy điều hòa không khí, tivi, tủ lạnh và máy giặt, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tái chế Thiết bị Gia dụng, về cơ bản phải chịu phí tái chế cộng với phí thu gom và vận chuyển. “Phí tái chế” khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và kiểu máy, nhưng tại các nhà bán lẻ thiết bị gia dụng, chi phí cho mỗi máy là khoảng 1.000 đến 5.000 yên. Phí thu gom và vận chuyển khác nhau giữa các nhà cung cấp, nhưng tại các nhà bán lẻ thiết bị gia dụng, phí này có giá từ 1.000 yên đến 4.000 yên. Phí thu gom và vận chuyển sẽ rẻ hơn nếu bạn mua máy mới rồi nhờ ngay cửa hàng đó lấy máy cũ mang đi. Phí thường được trả bằng tiền mặt cho nhân viên giao hàng tại thời điểm giao hàng.

Có các phương pháp xử lý sau đối với các thiết bị nội thất lớn như bàn, ghế, trường kỷ, giường, đèn chiếu sáng, lò vi sóng, tủ ngăn kéo và kệ đựng đồ.

  • Xử lý rác quá khổ theo phương pháp do chính quyền địa phương quy định
  • Tặng cho người quen
  • Đăng bài lên các ứng dụng cho đồ cũ, thanh lý đồ cũ và đấu giá
  • Sử dụng dịch vụ thu mua

(1) Xử lý rác quá khổ theo phương pháp do chính quyền địa phương quy định

Nếu bạn muốn vứt bỏ đồ nội thất lớn và đồ gia dụng, trước tiên hãy xem xét cách xử lý chúng dưới dạng rác quá khổ theo phương pháp do chính quyền địa phương chỉ định. Có 2 cách để chính quyền địa phương thu gom rác quá khổ, thông thường là đăng ký và nhờ người thu gom hoặc mang trực tiếp đến trung tâm tái chế. Nếu bạn muốn thu gom rác tại nhà, bạn có thể đăng ký từ số điện thoại được ghi trên trang web của chính quyền địa phương hoặc đăng ký trực tiếp từ trang web. Mặc dù điều bất tiện là số ngày thu gom có ​​hạn và phải trả phí, nhưng bạn có thể thu gom bằng cách chỉ cần dán nhãn dán rác hoặc tờ giấy có số biên nhận và đặt gần nhà. Điều đặc biệt, khi bạn mang những đồ cần xử lý đến trung tâm tái chế, chi phí bạn cần trả thường rẻ hơn so với khi để họ thu gom tại nhà. Tuy nhiên, tùy từng trung tâm mà có thể có những vật dụng không được mang vào. Vui lòng kiểm tra trước với trung tâm tái chế tại địa phương của bạn. Phí thu gom để chính quyền địa phương thu gom rác quá khổ được xác định tùy theo loại và kích thước của rác, và giá thị trường vào khoảng 400 yên đến 3.000 yên.

Ví dụ: tại phường Shinjuku, ghế (không bao gồm ghế sofa) có thể được thu với giá 400 yên, máy rửa bát là 1.200 yên và máy chạy bộ là 2.000 yên.

(2) Tặng người quen

Nếu bạn của bạn cũng đang cần một thiết bị, đồ gia dụng hoặc quần áo, hãy tặng miễn phí và để họ tái sử dụng. Các kệ đựng đồ nhỏ, nồi cơm điện, quần áo và các vật dụng không cồng kềnh khác có thể được mang đi bằng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng taxi hoặc ô tô. Nếu bạn chưa nghĩ ra ai sẽ lấy nó, bạn nên hỏi người quen xem họ có cần những món đồ không cần thiết hay không.

(3) Đăng bài lên các ứng dụng cho đồ cũ, thanh lý đồ cũ và đấu giá

Bạn có thể suy nghĩ về việc bán các hàng cũ bằng cách đăng nó trên một ứng dụng chợ đồ cũ hoặc đấu giá. Tuy nhiên, khi tương tác với các những người không quen biết trên các ứng dụng chợ đồ cũ hoặc đấu giá, các tin nhắn và cuộc đàm phán diễn ra giữa các cá nhân có thể gây cảm giác rườm rà và có những trường hợp rắc rối phát sinh sau khi vận chuyển. Đối với những người không giỏi giao tiếp, điều cần thiết trước và sau khi mua bán, nên sử dụng ứng dụng mua bán hàng cũ sẽ tốt hơn so với chợ đồ cũ thông thường hoặc đấu giá.

(4) Sử dụng dịch vụ thu mua đồ đạc, đồ gia dụng cũ

Nếu đồ đạc, đồ gia dụng bạn muốn thanh lý vẫn còn trong tình trạng tốt, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thu mua đồ đạc, đồ gia dụng. Các mặt hàng thương hiệu cao cấp và đồ nội thất cổ có xu hướng bán với giá cao, vì vậy đây là phương pháp tốt dành cho những người đặc biệt quan tâm đến thiết kế nội thất của họ. Ngay cả khi bạn không bán nó và cho bên thu mua miễn phí, bạn vẫn có lợi thế khi mà có thể vứt bỏ đồ đạc miễn phí mà không tốn tiền. Mặt khác, nếu bạn sử dụng các ứng dụng chợ online và dịch vụ mua hàng, bạn có thể kiếm được lợi nhuận. Nếu bạn muốn loại bỏ nó miễn phí hoặc đổi lấy tiền mặt, hãy xem xét các cách khác ngoài việc xử lý nó như rác.

Phương pháp xử lý và phí đối với sách, trò chơi và thiết bị gia dụng nhỏ

Đối với sách, trò chơi và thiết bị gia dụng nhỏ, có nhiều cách khác để loại bỏ chúng ngoài những cách được giới thiệu bên trên

  • Một số đồ gia dụng nhỏ: sử dụng thùng thu gom đồ bỏ đi
  • Sách, trò chơi, DVD: sử dụng dịch vụ thu mua giấy cũ hoặc giao hàng tận nhà

Cách xử lý một số thiết bị nhỏ

Ví dụ về đồ gia dụng nhỏ: máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video, máy quay phim, máy chơi game, từ điển điện tử, radio, điều khiển từ xa, điện thoại, máy nghe nhạc cầm tay, bộ chuyển đổi AC, dây, điện thoại di động, điện thoại thông minh, PHS.

Cũng có thể vứt bỏ các thiết bị gia dụng nhỏ như đã đề cập ở trên vào thùng thu gom của mỗi thành phố. Mặc dù địa điểm lấy hàng và kích thước sản phẩm bị hạn chế nhưng bạn có thể bỏ miễn phí những thiết bị nhỏ này. Tuy nhiên, không thể thu gom các thiết bị gia dụng có pin lithium-ion vào thùng thu gom, rác không cháy được hoặc rác quá khổ, vì vậy hãy cẩn thận. Phương pháp thu gom khác nhau tùy thuộc vào khu vực, vì vậy hãy nhớ tìm hiểu thông tin nơi bạn sinh sống.

Cách vứt bỏ sách, tạp chí, trò chơi, DVD

Nếu bạn có một số lượng lớn sách, tạp chí muốn vứt bỏ, bạn nên bó chúng lại bằng dây và bỏ chúng vào cùng ngày với rác thải có thể tái chế hoặc thu gom giấy đã qua sử dụng. Việc vứt bỏ này là miễn phí. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều đồ dùng không dùng đến như sách, game (cả máy chơi game và phần mềm), đĩa DVD, quần áo, túi xách, thì bạn cũng có thể bán chúng đi, hoặc gọi cho các công ty dịch vụ thu gom. Nếu bạn sử dụng ứng dụng mua bán hàng cũ, bạn có thể loại bỏ tất cả các mặt hàng không cần thiết đồng thời nhận được tiền.

Ngoài ra còn có dịch vụ mua bán hàng cũ tại các cửa hàng, và bạn cần mang trực tiếp đến đó, tuy nhiên bạn nên sử dụng “dịch vụ mua bán đồ cũ trực tuyến”. Sẽ có một công ty trung gian làm nhiệm vụ chuyển hàng giúp bạn. Nó tiết kiệm thời gian và công sức chỉ bằng cách gửi nó trong hộp, thùng giấy, vì vậy đây là cách hoàn hảo giúp cho những ai muốn bán được nhiều hàng.

Mẹo về cách xử lý các vật dụng không mong muốn khi chuyển nhà và sử dụng dịch vụ mua hàng

Xử lý đồ không dùng, rác thải ở Nhật

Q: Khi nào thì nên bắt đầu vứt bỏ những vật dụng không dùng nữa trước khi chuyển nhà?

Thời gian được khuyến nghị để bắt đầu sắp xếp và xử lý các vật dụng không cần thiết là một tháng trước khi chuyển đi. Khi bạn đã quyết định chọn địa điểm để chuyển đến, bạn nên bắt đầu ngay lập tức. Nó cũng có lợi thế là giảm số lượng đồ đạc và giúp đóng gói để di chuyển dễ dàng hơn. Khi vứt bỏ đồ đạc lớn và thiết bị gia dụng như rác quá khổ, cần phải kiểm tra ngày thu gom, vì vậy hãy vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt.

Q: Bí quyết để bán đồ cũ được giá cao là gì?

Mẹo 1: Giữ tình trạng sạch sẽ trước khi bán

Bạn nên loại bỏ vết bẩn khỏi quần áo và túi xách, loại bỏ bụi khỏi máy chơi game, thiết bị và sách.

Mẹo 2: Đính kèm hộp và hướng dẫn

Tùy thuộc vào mặt hàng, việc có hay không có hộp có thể ảnh hưởng lớn đến giá bán. Do đó bạn nên cố gắng giữ càng nhiều hộp càng tốt cho các mặt hàng mà bạn dự định bán vào một ngày nào đó. Ngoài hộp ra, việc có kèm hướng dẫn sử dụng cũng là 1 điểm cộng.

Mẹo 3: Chú ý đến thời điểm bán

Giá bán đồ cũ có đặc điểm là thay đổi theo xu hướng tại thời điểm đó. Bằng cách xác định giá trị thị trường và bán nó, bạn có thể bán được ở mức giá cao. Trong trường hợp chuyển nhà, mục đích là để kịp thời gian thì bạn nên bán sách báo, đồ gia dụng, hàng hiệu…càng sớm càng tốt. Ngoài ra, mùa là một yếu tố quan trọng. Đối với quần áo, đồ mùa hè bán chạy nhất trước mùa xuân, đồ mùa đông bán trước mùa thu. Nếu bạn bán nó sau khi hết mùa, giá bán thường có xu hướng rẻ hơn, vì vậy hãy chú ý.

Q: Một số lượng lớn các vật không sử dụng chất đầy trong nhà. Khi đó, cần liên hệ với bên nào để nhận trợ giúp?

Nếu ngôi nhà của bạn tràn ngập đồ đạc vì nhiều lý do hoặc đã trở thành một ngôi nhà chứa rác, hãy sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa trước khi chuyển đi.

Q: Công ty chuyển nhà có thể vứt bỏ những đồ vật không cần thiết không?

Trong số các công ty chuyển nhà, có những công ty cung cấp dịch vụ nhận 4 loại thiết bị gia dụng, trong khi những công ty khác thì không, vì vậy cần phải kiểm tra trước. Về cơ bản, việc nhận đồ bỏ đi thường sẽ bị tính phí.

Q: Làm thế nào để phân biệt giữa người thu gom và người mua đồ cũ tốt và xấu?

Có khá nhiều đại lý vô đạo đức trong số những người thu gom và mua đồ cũ, và cũng có những trường hợp lừa đảo yêu cầu bạn trả thêm phí, vì vậy hãy cẩn thận.

Điều quan trọng là phải chọn một công ty thu gom đồ có giấy phép kinh doanh xử lý rác thải nói chung. Không công ty nào được phép thu gom rác nếu không có giấy phép hoặc chỉ định từ thành phố, vì vậy hãy đảm bảo rằng nơi bạn chọn có giấy phép này.

Sumo: Nghệ thuật võ đài truyền thống của Nhật Bản

Sumo

Sumo là môn võ truyền thống của Nhật Bản thân thuộc với mọi người từ lâu, môn võ này cũng lưu giữ lại thật nhiều nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Thời nay, môn võ này được đổi khác thành một môn thể thao chuyên nghiệp với thương hiệu gọi là đấu vật Sumo – Osumo.

Sumo là gì?

Sumo

Sumo là môn võ trong đó người tham gia mỗi trận đấu là 2 người đàn ông để mình trần. Họ sẽ cùng bước vào trong một sân đấu có hình tròn và tiến hành đấu võ bằng tay không. Khi một người đánh bại người còn lại hoặc đẩy người kia ra khỏi vòng tròn, người này sẽ được phán thắng cuộc. Trong các môn võ khác thì các tuyển thủ sẽ được chia thành các hạng cân tùy theo chiều cao và thể trọng, tuy nhiên trong Sumo thì không chia hạng, bất kể tuổi tác, cân nặng, chiều cao.

**

Kiếm đạo: Nghệ thuật giữa sức mạnh ϑà tinh thần của Nhật Bản

Nguồn gốc của Sumo

Đấu vật Sumo bắt đầu cách đây hơn một nghìn năm, và nó có hình thức như ngày nay trong thời kỳ Edo (1603-1867). Nguồn gốc của Sumo ở Nhật Bản được cho là bắt nguồn từ thần thoại về sức mạnh trong Kojiki (năm 712), Nihon Shoki (năm 720) và truyền thuyết về trận đấu giữa Sukune và Kehaya dưới thời Thiên Hoàng.

Sumo

Từ thời Kamakura đến thời Chiến quốc là thời đại samurai. Đấu vật Sumo đã được tích cực tổ chức như một cuộc huấn luyện để lựa chọn samurai. Oda Nobunaga vô cùng yêu thích Sumo. Trong thời đại Genki – Tensho (1570-1592), ông đã tập hợp các đô vật Sumo trên khắp Nhật Bản tại các địa điểm như lâu đài Azuchi ở Omi và tổ chức các giải đấu vật, người chiến thắng sẽ được ông nhận làm thuộc hạ. Đấu vật Sumo được tổ chức hàng năm như một nghi thức báo trước mùa màng năm mới. Sau này nó đã trở thành một sự kiện của trọng đại và duy trì trong suốt 300 năm.

Làm thế nào để trở thành Sumo ở Nhật?

Đầu tiên, những người muốn trở thành đô vật cần phải gia nhập phòng tập Sumo. Sau khi nhận được sự cho phép của sư phụ mình, người này có thể nộp hồ sơ gồm 4 loại giấy tờ lên Hiệp hội Sumo Nhật Bản. Sau đó người đăng kí cần tham gia buổi thi sát hạch đệ tử mới, gọi là shindeshi kensa (新弟子検査). Trong kì sát hạch đệ tử mới, sẽ có bài kiểm tra thể lực và phần kiểm tra sức khỏe, những người cao trên 167cm và nặng hơn 67kg đủ tiêu chuẩn vượt qua. Tuy nhiên nếu người đăng kí dự thi vào kì tháng 3, khi họ mới tốt nghiệp trung học cơ sở thì chỉ cần cao hơn 165cm và nặng hơn 65kg là đủ.

Karatedo: Sự phát triển ϑà ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản

Về một trận thi đấu Sumo

Đấu vật sumo diễn ra trên một võ đài làm bằng đất sét cứng. Trên đế hình vuông là hình tròn có đường kính 4.55m làm từ tawara. Bên trong vòng tròn chính là không gian thi đấu. Khi đến lượt, từng đô vật sumo bước lên võ đài và đứng trong tư thế shikona của mình (hai chân dang rộng, hai tay đặt trên đầu gối trong tư thế để có thể đứng lên bất cứ lúc nào). Sau đó khi hai bên hạ nắm đấm xuống sàn thi đấu và đứng lên là trận đấu sẽ bắt đầu. Người giành chiến thắng là người đẩy ngã được đối phương hoặc đưa đối phương ra khỏi vòng tròn thi đấu.

Mức lương của Sumo

Tiền lương của Rikishi (Lực sĩ) không do các phòng tập chi trả mà do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chi trả. Từ Yokozuna đến Juryo sẽ được trả lương theo tháng, dưới Juryo sẽ không có lương tháng. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp khác bao gồm phụ cấp địa điểm, phụ cấp công tác, tiền trợ cấp đô vật, tiền thưởng đô vật.

Thu nhập năm 2019 của Hakuho – Yokozuna hiện nay thấp nhất là khoảng 100 triệu yên (khoảng 200 tỉ). Người ta nói rằng nếu tính thêm tiền hợp đồng quảng cáo thì con số này phải là 200 triệu yên (khoảng 400 tỉ). Để trở thành Yokozuna cần có sự nỗ lực gấp nhiều lần bình thường nhưng thành quả đạt được thì vô cùng xứng đáng.

Các địa chỉ xem tận mắt thi đấu Sumo

1 năm các trận đấu Sumo chính thức được tổ chức 6 lần. Trong đó có tới 3 lần là tổ chức ở Ryogoku Kokugikan. Cụ thể,

  • Tháng 1 tại Hatsubasho,
  • Tháng 2 là Natsubasho,
  • Tháng 9 là Akibasho

Trong thời gian diễn ra thi đấu Sumo, Ryogoku Kokugikan sẽ mở cửa suốt từ 8:30 đến 18:00. Tại đây còn có bảo tàng Sumo, nơi bán chanko làm từ các nơi khác nhau nên ngoài Sumo thì vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá. Hãy đến Ryogoku Kokugikan để trải nghiệm thi đấu Sumo thật sự nhé!

Thuật ngữ trong Sumo

Mặc dù Sumo là môn võ cổ truyền chỉ dành cho một số đối tượng khán giả nhất định nhưng trong cuộc sống thường ngày người ta vẫn sử dụng khá nhiều thuật ngữ của Sumo. Một số thuật ngữ có thể kể đến là:

  • Anko,
  • Ebisuko,
  • Ooicho,
  • Okome,
  • Gachinko,
  • Gocchandesu,
  • Shoppai,
  • Chanko…

Sumo người nước ngoài

Trong những năm gần đây, số lượng Sumo nước ngoài tại Nhật Bản ngày càng nhiều. 11 trong số 42 đô vật của Makuuchi là người nước ngoài, bao gồm Hakuho – yokozuna đến từ Mông Cổ đồng thời là người nắm giữ số ngôi sao chiến thắng cao nhất mọi thời đại. Ngoài ra còn có Tochinoshin đến từ Georgia, tổng cộng có 24 người. Theo quốc gia, 18 người đến từ Mông Cổ, 1 từ Georgia, 1 từ Bulgaria, 1 từ Brazil, 1 từ Nga, 1 từ Hungary và 1 từ Ukraine. (Số liệu tính đến tháng 3 năm 2021).

 

Kyudo: Nghệ thuật bắn cung và tập trung tinh thần trong võ đạo Nhật Bản

Kyudo

Kyudo mang chút không giống nhau so với các môn thể thao khác ở chỗ nó là môn võ thuật/thể thao nhưng mà đối thủ không phải “người” nhưng mà là “mục tiêu”. Kyudo đơn giản và thân thiện, vì vậy không mang giới hạn tuổi tác hay giới tính, từ trẻ nhỏ mang lại tới người già.

Mỗi người chơi có thể mở màn rèn luyện sử dụng cung với sức mạnh tương thích với thể lực của mình. Dù mưa hay nắng, thời hạn luyện tập mang thể được điều chỉnh sở dĩ phù hợp với môi trường tự nhiên của võ đường.

Kyudo là gì?

Kyudo hay Cung đạo trong tiếng Nhật là 弓道. Đây là môn võ cổ truyền của Nhật Bản sử dụng cung truyền thống để luyện tập cảm giác bình tĩnh và kiên định thông qua hành động bắn một mũi tên vào mục tiêu. Kyodo không chỉ lí tưởng để rèn luyện thể chất mà còn phù hợp để rèn luyện tinh thần không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Có nhiều trường phái dựa trên Cung đạo nhưng người ta nói rằng phần lớn những người học bắn cung không thuộc bất kì trường phái cụ thể nào. Môn thể thao bắn cung thu hút sự chú ý của rất nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già.

Kyudo

Lịch sử Kyudo

Vào cuối thời kì đồ đá cũ, các dân tộc ở Trung và Cận Đông đã sử dụng cung và tên là công cụ để săn bắt. Tại Nhật Bản, một cây cung dài có “chuôi” ở phía dưới đã được phát hiện trong bức tranh vẽ cảnh săn bắn trên chuông đồng được cho là sản phẩm của cuối thời kì đồ đá. Đây là thời kỳ đồ của gốm kiểu Yayoi và chiếc cung dài bằng gỗ tròn sơn đen được quấn bằng hương bồ. Một ghi chép trong Gishiwajinden của Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ 3 rằng người Nhật sử dụng cung dài. Theo quan điểm triết học và văn hóa của người Kojiki, cung tên chiếm một vị trí quan trọng như một y phục để thể hiện phẩm giá.

Đến thời samurai, ý tưởng về phép xã giao thông qua cung tên ra đời và cuối cùng nó được kết nối với triết lí samurai duy nhất của Nhật Bản. Vào giữa thời Heian (thế kỷ 10), người ta đã đưa kĩ thuật làm cung của Trung Quốc vào Nhật Bản để làm nên cung Fusedake (Fusedakeyumi). Cuối thời Heian (thế kỷ 12), cung 3 mảnh ra đời, những chiếc cung bằng tre và gỗ kết hợp bắt đầu được chế tạo.

Tới thế kỉ 16, sự ra đời của súng đã đặt dấu chấm hết cho cung tên với vai trò là vũ khí chiến đấu. Mục đích của Kyodo đã chuyển thành rèn luyện tinh thần và thể chất, kĩ thuật bắn tên cũng dần tinh vi hơn. Khoảng những năm 1661-1688, Wasa Norito đã lập kỉ lục bắn 13.053 mũi tên và 8.133 mũi trúng đích trong vòng 1 ngày. Cũng trong thời kì này chiếc găng tay bảo vệ ngón cái Yugake ra đời và dần phát triển thành Yugake hiện nay.

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật

Các dụng cụ trong Kyudo

Cung

Chiều dài tiêu chuẩn là 221cm nhưng có một số cung có chiều dài phụ thuộc vào chiều cao của người bắn và nội dung thi đấu. Phần tay nắm là khoảng 2/3 cung tính từ trên xuống. Ban đầu cung được làm từ tre nhưng ngày nay những chiếc nơ bằng nhựa giá rẻ đang trở nên phổ biến hơn.

Mũi tên

Kyudo

Chuôi được gắn vào mũi tên làm bằng tre (hoặc hợp kim đuy-ra hoặc nhựa cứng) và có 3 lông định hướng. Tuỳ theo hướng của lông định hướng mà có Haya và Otoya với các hướng cánh khác nhau, có 4 chiếc trong 1 bộ.

Dây

Có 2 loại dây là dây gai tự nhiên và dây sợi tổng hợp. Để gia cố thêm người ta phủ lên bề mặt dây lớp Kusune (nhựa thông có thêm dầu).

Yugake

Kyudo

Găng tay làm từ da hươu đeo vào tay phải để kéo cung. Khi sử dụng sẽ lót thêm lớp bông bên dưới.

Trang phục

Kyudo

Theo nguyên tắc chung người theo Kyodo mặc áo có tay màu trắng, quần dài kiểu hakama và tất trắng. Nữ giới có thêm tấm chắn trước ngực.

Bia ngắm

Kyudo

Là hình tròn có đường kính từ 8cm đến 1m. Tuỳ theo mục đích mà có các dạng như hình sao, hình mây, hình 3 màu.

Địa điểm tập Kyudo

Nơi tập Kyodo có thể là bên trong các phòng thể chất nhưng về nguyên tắc để đảm bảo an toàn cần có sân Kyodo riêng bên trong nhà. Có 2 loại là sân gần và sân xa với các quy định khác nhau về trường bắn, đường đi của mũi tên, nơi nhận mũi tên…

Quá trình bắn tên

Trong Kyudo có 8 động tác cơ bản để bắn tên bằng cung gọi là 射法八節 (Shaho Hassetsu). Đây chính là quá trình bắn mũi tên ra khỏi cung và là một loạt các chuyển động nhất quán từ đặt bước chân cho đến sau khi bắn mũi tên đi. Chỉ cần thực hiện đủ và đúng 8 bước này sẽ bảo đảm bắn tên chính xác và trúng đích.

  1. 足踏み(ashibumi): choãi chân
  2. 胴作り(dozukuri): chỉnh tư thế thân mình
  3. 弓構え(yugamae): tay trái cầm cung, tay phải tra mũi tên vào cung
  4. 打起こし(uchiokoshi): đưa cung và tên lên cao sao cho cánh tay tạo góc 45 độ
  5. 引分け(hikiwake): kéo căng tên và cung
  6. 会(kai): ngắm bắn
  7. 離れ(hanare): thả tên
  8. 残心[残身](zanshin): thả lỏng cơ thể

Kyudo hiện đại

Trong thời đại Taisho và Showa, Kyudo nằm trong chương trình giảng dạy và sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên tại các trường trung học cơ sở trở lên. Sau đó, vào năm 1941, Bộ Giáo dục Nhật Bản chỉ đạo võ thuật kết nối trực tiếp với thực chiến. Tuy nhiên vào tháng 11 năm 1945, các lớp học võ lại bị cấm.

Vào tháng 7 năm 1951, việc triển khai Kyudo trong trường học được cho phép theo thông báo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tiếp đó vào năm 1967, Kyudo được học như môn học bình thường ở các trường trung học theo một thông báo từ Cục trưởng Cục Thể thao. Kyudo được công nhận vì ý nghĩa giáo dục và thể chất của nó theo một nghĩa mới và là một hình thức giáo dục thể chất tại các trường học.

 

Karatedo: Sự phát triển và ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản

Karatedo hay còn gọi là không thủ đạo là môn võ thuật, thể thao giúp người Nhật rèn luyện nhân cách và thể chất. Ngày nay chỉ riêng ở Nhật đã có hơn 3 triệu người tập karatedo. Nào cùng tìm hiểu về môn võ thuật này nhé!

**

Tìm hiểu về võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật

 

Karatedo là gì?

Karatedo trong tiếng Nhật là 空手道, âm Hán Việt là Không Thủ Đạo. Nói một cách dễ hiểu, đó là một “con đường” nhằm hoàn thiện nhân cách. Sự khác biệt giữa các loại hình võ thuật nằm ở việc tôn trọng phép tắc xã hội.

東京奧運|空手道的不同方式:運動、全接觸空道更允許地面寢技

Mục đích của việc rèn luyện tinh thần và thể chất trong luyện tập Karate là để tăng cường khả năng vượt qua những thử thách của cuộc sống dù là hữu hình hay vô hình. Áp đảo đối thủ bằng một cú đẩy hoặc một cú đá và thắng hoặc thua trong trận đấu không phải là mục tiêu cuối cùng. Chỉ khi nghệ thuật của tâm trí được hỗ trợ bởi các nghi thức và được tích lũy trên đỉnh cao của kỹ thuật mới có thể được gọi là “Karatedo”.

Lịch sử hình thành Karatedo

Karatedo có nguồn gốc ở Okinawa (ngày xưa được gọi là Ryukyu). Từ xưa tại Ryukyu đã có môn võ thuật tên là “Tae” được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong nửa sau của thế kỉ 14, dưới ảnh hưởng của võ thuật Trung Quốc mà Tae phát triển thành hình thức như hiện tại. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của cái tên “Karate” như bắt nguồn từ nắm đấm của Trung Quốc (Đường) và sau đó, người ta quyết định rằng Karatedo sẽ không sử dụng bất kỳ vũ khí nào.

Karate được lưu truyền như môn võ thuật bí mật và trở nên phổ biến ở Okinawa vào đầu những năm 1900. Sau đó, môn võ này đổ bộ vào đất liền. Năm 1922, tại Hội chợ triển lãm giáo dục thể chất lần thứ nhất được tổ chức ở Tokyo, màn trình diễn “Kata” ra mắt và trở nên phổ biến trên khắp Nhật Bản, chủ yếu là ở các trường đại học. Sau chiến tranh, Karatedo dần lấn sang nước ngoài. Kể từ những năm 1955, nhiều người Nhật Bản học Karatedo đã vượt biển và truyền bá môn võ này ra thế giới.

Vào Thế vận hội Tokyo 1964, Liên đoàn Karatedo Nhật Bản (JKF) được thành lập với tư cách là cơ quan quản lý duy nhất ở Nhật Bản. 5 năm sau Giải vô địch toàn Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức theo các quy tắc thống nhất. Ở nước ngoài, Liên đoàn Karate Thế giới (sau này được đổi tên thành Liên đoàn Karate Thế giới WKF) được thành lập vào năm 1970, cùng năm đó, giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Tokyo. Hiện tại, số người học Karatedo ở Nhật là khoảng 3 triệu người, 165 quốc gia trên thế giới là thành viên của WKF, với 40 triệu người đam mê luyện tập.

Phương thức luyện tập Karatedo

Karatedo là môn thể thao đối kháng không sử dụng bất kì vũ khí nào. Người ta chia Karatedo thành 2 loại là Kumite và Kata.

Kumite là hình thức đối kháng theo các quy tắc nhất định còn Kata là một loạt các hành động giả định tấn công và phòng thủ chống lại nhiều kẻ địch. Trong Kumite 2 người sẽ tìm cách tấn công đối phương trên sân rộng 8m2. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cá nhân, người ta áp dụng “quy tắc không tiếp xúc” là dừng đòn ngay trước khi chạm vào cơ thể đối thủ, nếu đánh nhầm sẽ bị tính là phạm lỗi. Thời gian trận đấu diễn ra là 3 phút đối với nam và 2 phút đối với nữ.

Kata được hệ thống hóa trong quá trình phát triển của Karatedo. Các vận động viên lựa chọn và biểu diễn những gì họ làm tốt từ Kata được chính thức công nhận tại cuộc thi theo độ chính xác của kỹ thuật, tinh thần… Chiến thắng hoặc tính điểm được quyết định bởi sự đánh giá toàn diện các kĩ năng.

 

từ khoá

 

Kiếm đạo: Nghệ thuật giữa sức mạnh và tinh thần của Nhật Bản

Kiếm đạo

Kiếm đạo tiếng Nhật đọc là Kendo, là môn thể thao mang đậm chất văn hoá và triết lý sống của người Nhật, được các samurai Nhật tôn thờ. Nào cùng healthmart.vn khám phá kiếm đạo là gì, triết lý và trang phục kiếm đạo ở Nhật nhé!

**

Tìm hiểu về võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật

Kendo – Kiếm đạo là gì?

Kiếm đạo tiếng Nhật là 剣道, đọc là Kendo. Đây được coi là môn thi đấu sức khoẻ giữa 2 người sử dụng kiếm tre, đồng thời là môn võ thuật rèn luyện tinh thần và thể chất thông qua việc liên tục luyện tập.

Kiếm đạo là trận chiến mà các samurai Nhật Bản giao đấu sử dụng kiếm (kiếm Nhật), là con đường để tìm hiểu vềluật của kiếm, việc học Kiếm đạo có nghĩa là học luật của kiếm. Điều quan trọng là học được tinh thần của samurai đằng sau luật của kiếm, và học cách sử dụng kiếm thông qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Đây là lí do tại sao mục đích của kiếm đạo được cho là “con đường hình thành con người”.

Tính đến cuối tháng 3 năm 2022, số học viên có đai đen Kendo của Liên đoàn kiếm đạo Nhật Bản là 1.997.361 người (nữ giới là 597.990 người).

Triết lí kiếm đạo

Kiếm đạo dựa trên việc rèn luyện luật kiếm, là con đường hình thành nên con người. Học Kiếm đạo một cách chính xác và nghiêm túc giúp phát triển tâm trí và cơ thể, nuôi dưỡng năng lượng mạnh mẽ.

Nguồn gốc Kiếm đạo

Từ việc phát hiện ra sắt, con người bắt đầu chế tạo kiếm sắt, đồng thời những trận chiến sử dụng kiếm sắt cũng bắt đầu. Hình dạng của kiếm và cách sử dụng nó đã thay đổi theo thời gian trong nhiều trận chiến. Khi con người tương tác với nhau khiến các nền văn hóa ở mỗi vùng ảnh hưởng lẫn nhau và phát triển. Với một quy trình nhưvậy, việc đưa một nền văn hóa được tạo ra trong một thời đại nhất định, thảo luận về nguồn gốc của nó, và chỉ phù hợp với nơi sinh của nó ở một quốc gia cụ thể là không hợp lý. Điều này cũng áp dụng cho Kiếm đạo.

Vào giữa thời Heian ở Nhật Bản, người ta đã làm ra thanh kiếm Nhật với độ cong và lưỡi kiếm độc nhất vô nhị. Kể từ đó nó đã được sử dụng như một vũ khí chính trong các trận chiến và dần dần được định vị như biểu tượng tinh thần của samurai. Vì lí do này, kiếm được gọi là trái tim của samurai và là tác phẩm nghệ thuật thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp trái tim.

Từ thời Chiến quốc đến đầu thời Edo, nhiều trường phái kiếm thuật đã ra đời với sự khác nhau về phương pháp chế tác kiếm. Phục trang khi dùng kiếm được phát triển vào giữa thời Edo, kết quả là việc luyện tập kiếm thuật bằng kiếm tre dần hình thành. Các trò chơi kiếm thuật tại võ đường lan truyền nhanh chóng vào cuối thời kỳ Edo – được giải thích là “võ thuật” dựa trên tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản.

Kiếm đạo được sinh ra và lớn lên trong lịch sử Nhật Bản theo cách này.

Phục trang trong Kiếm đạo

Đây là những thứ bảo vệ cơ thể khỏi va chạm, chấn thương trong quá trình học Kiếm đạo. Theo quy định của Liên đoàn Kiếm đạo Nhật Bản, tên chính thức là Kendogu. (Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ gọi là Bogu).

Kiếm đạo

Có 4 loại phục trang gồm: mũ che mặt, bao tay, áo giáp thân và thắt lưng. Ngoài ra, tùy theo cách làm mà có thể chia thành 2 loại là làm bằng tay và làm bằng máy may.

từ khoá

 

Tìm hiểu Judo: môn võ thuật cổ xưa của người Nhật

Judo

Judo, hay còn gọi là nhu đạo, tiếng Nhật là 柔道 là một trong 5 môn võ thuật phát triển nhất ở Nhật, và có mặt trên khắp thế giới. Cùng healthmart.vn tìm hiểu về triết lý, đặc trưng và trang phục Judo Nhật nhé!

**

Tìm hiểu về võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật

Nhu đạo là gì?

Nhu đạo trong tiếng Nhật là 柔道, đọc là Judo. Đây là môn võ thuật do Kano Jigoro (1860-1938) sáng lập vào năm 1882. Ban đầu Judo ra đời từ môn võ thuật cổ xưa của Nhật Bản là “Jujitsu”. Jujitsu sử dụng các kĩ thuật như ném, giữ, ép, đánh và đá để khống chế đối phương. Khi học Jujjitsu, Kano cho rằng thông qua các kĩ năng võ thuật người học còn thể hiện được cách sống cũng như nuôi dưỡng tâm hồn mình. Cuối cùng ông đã sáng tạo nên Judo với mục đích hoàn thiện con người và đặt tên nó là Kodokan – nơi để học và thực hành con đường dưới trần gian.

Judo

Triết lí trong Judo

Sử dụng tốt tinh lực – Đôi bên cùng nhau phát triển

Thông qua Judo, người học sẽ nắm được cách sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần một cách hiệu quả nhất, hoàn thiện bản thân và dùng chính bản thân để đóng góp cho sự phát triển của xã hội.Sức hút của Judo Nhắc đến Judo người ta sẽ tưởng tượng ra hình ảnh một người quật ngã đối phương bằng tay không. Đương nhiên đó chính là Judo nhưng vốn dĩ Judo là môn võ sử dụng thể lực và trí lực hiệu quả. Người ta nói rằng bằng cách nắm vững kĩ thuật của Judo, ngay cả một người nhỏ bé cũng có thể chiến thắng một người vượt trội về thể chất và sức mạnh. Điều quan trọng trong Judo là phải tôn trọng đối phương, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để cải thiện bản thân và đối phương.

**

Khám phá Akido 

Trang phục trong Judo

Trang phục trong Judo là sự kết hợp của áo, quần và thắt lưng. Áo và quần màu trắng, màu thắt lưng thay đổi theo giai đoạn luyện tập. Nhập môn đến bậc 5 là đai đen, bậc 6 đến 8 là đai sọc đỏ trắng (mỗi giai đoạn sẽ có màu và cách sọc khác nhau), bậc 9 trở lên (nữ giới là giai đoạn 8 trở lên) là đỏ thẫm. Tuy nhiên từ bậc 6 trở lên có thể dùng đai đen.Với những người chưa đạt đến bậc nào sẽ dùng đai trắng, tuy nhiên theo quy định thì người lớn từ bậc 1 đến bậc 5 là đai nâu còn trẻ nhỏ từ đai 1 đến đai 3 là màu tím.

từ khoá

Tìm hiểu Aikido: đặc trưng, trang phục, cách tập luyện

Aikido

Aikido hay còn gọi là hợp khí đạo, tiếng Nhật là 合気道, là một trong những loại võ đạo phổ biến ở Nhật và ngày càng mở rộng ra khắp thế giới. Nào cùng tìm hiểu đặc trưng, trang phục, cách tập Aikido ở Nhật nhé!

Aikido là gì?

Aikido tiếng Nhật là 合気道 (hợp khí đạo). Aikido không có sự cạnh tranh mạnh yếu với đối phương. Mục đích của nó là rèn luyện tâm trí và cơ thể, tích lũy thực hành thông qua các kĩ thuật của chuyển động cơ thể và cách hít thở. Ngoài ra, vì Aikido không cạnh tranh với người khác nên không có thi đấu hoặc các trận đấu tay đôi. Có thể nói, Aikido là môn võ cho phép con người tôn trọng lẫn nhau và học hỏi tinh thần hòa hợp thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại.

**

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật

Đặc trưng của Aikido

Aikido là môn võ rèn luyện thể chất và tinh thần bằng cách luyện tập nhiều lần các kĩ thuật tùy theo trình độ của mỗi người, vì vậy mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tập luyện. Các võ đường Aikido là nơi hoàn hảo để mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và quốc tịch có thể tụ họp và cùng nhau tập luyện để thúc đẩy giao lưu quốc tế và hiểu biết sâu sắc hơn về nhân sinh.

Aikido

Tập luyện Aikido không bao giờ kết thúc. Một khi bắt đầu luyện tập thì bạn phải kiên trì. Tiếp tục luyện tập là bước đầu tiên và sự tiến bộ trong Aikido chỉ có thể đạt được khi luyện tập liên tục. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của Aikido là luyện tập liên tục những điều cơ bản và không bao giờ quên cải thiện bản thân.

Tập luyện Aikido như thế nào?

Để hiểu về Aikido, hãy xem phần trình diễn của Ueshiba Moriteru – cháu trai của người sáng lập Aikido, người đứng đầu Aikido hiện tại. Điểm đặc biệt nhất trong Aikido chính là chuyển động xoay tròn rất nhanh, nhiều và mạnh. Aikido được chia thành Tori (người thực hiện kĩ thuật) và Uke (người tiếp nhận kĩ thuật). Họ luyện tập với nhau bằng các kĩ thuật xen kẽ. Có thể nói học Aikido là học chuyển động “vòng tròn” không va chạm và “tinh thần hài hòa” với mọi người. Đây là lí do tại sao Aikido được gọi là “võ thuật Nhật Bản”.

Aikido không có thi đấu, do đó bất cứ ai dù già hay trẻ, nam hay nữ đều có thể dễ dàng bắt đầu và tiếp tục nó như một “tác phẩm để đời” của họ cho đến cuối đời. Không có sự vượt trội hay thấp kém trong Aikido và không ai bị bỏ lại phía sau. Bạn không cần phải so sánh mình với người khác. Đối thủ của bạn là chính bạn của ngày hôm qua. Đó là nét thu hút lớn nhất của Aikido.

Trang phục trong Aikido

Thông thường người học Aikido sẽ được yêu cầu mặc võ phục màu trắng khi tập luyện. Tuỳ từng võ đường sẽ yêu cầu có đồng phục riêng hoặc chấp nhận cả võ phục của Judo hoặc Karatedo. Tuy nhiên với đặc trưng của Aikido là cọ xát và tiếp xúc với mặt đất nên cần lựa chọn võ phục theo các tiêu chí như:

  • Chất vải có bề mặt kiểu chần bông (giảm độ ma sát)
  • Áo dài tay (cách cổ tay 5-10cm), che được khuỷu tay
  • Quần dài, có đệm đầu gối dài và dày để thực hiện tư thế quỳ
  • Cổ áo mỏng do không có nhiều động tác nắm cổ
  • Có thắt lưng vải đi kèm

Phân biệt Aikido và Aikikai

AIKIKAI – Pháp nhân đoàn thể công ích là tổ chức hướng tới việc thúc đẩy rèn luyện tinh thần thể chất thông qua Aikido, hỗ trợ kế thừa tâm huyết của người sáng lập Ueshiba Morihei. Tính đến năm 2014, AIKIKAI có 2.400 võ đường và đoàn thể ở Nhật Bản. Mỗi năm Trụ sở Aikido sẽ cử khoảng 320 người trơng 200 lượt tới các cuộc hội thảo về Aikido ở Nhật Bản. Giải đấu biểu diễn Aikido toàn Nhật Bản do AIKIKAI tài trợ được tổ chức tại Nippon Budokan vào tháng 5 hàng năm có khoảng 8.000 người tham gia biểu diễn, khiến đây trở thành 1 trong những sự kiện võ thuật lớn nhất Nhật Bản với lượng khán giả khoảng 10.000 người trở lên. Ngoài ra AIKIKAI có các liên đoàn, hội nhóm ở 130 quốc gia (khoảng 70% thế giới). Trụ sở chính của AIKIKAI mỗi năm đều cử khoảng 100 người ra nước ngoài dự hội thảo và hướng dẫn võ thuật.

Aikido và thế giới

Aikido bắt đầu phổ biến tại nước ngoài từ những năm 1950. Tính đến năm 2018 đã có các tổ chức Aikido ở khoảng 140 quốc gia, chiếm khoảng 70% số quốc gia trên thế giới. Kết quả của sự lan rộng ra nước ngoài này là sự thành lập Liên đoàn Aikido quốc tế (IAF) vào năm 1976 bởi các tổ chức đã đăng ký của Aikido. Đại hội quốc tế Aikido được tổ chức 4 năm 1 lần. Năm 1984, Liên đoàn Aikido quốc tế trở thành thành viên của tổ chức thể thao toàn cầu Sports Accord (tiền thân là GAISF). Trong những năm gần đây, các hoạt động xúc tiến ra nước ngoài, hoạt động hội thảo và trao đổi tích cực của các tổ chức và nhóm Aikido ở các quốc gia khác nhau đang diễn ra tích cực.

từ khoá

 

Tìm hiểu về võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật khá đa dạng, là một nét văn hoá riêng của người Nhật. Nào cùng healthmart tìm hiểu các loại võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật hiện nay nhé!

Kiếm đạo

Kiếm đạo tiếng Nhật là 剣道, đọc là Kendo. Đây được coi là môn thi đấu sức khoẻ giữa 2 người sử dụng kiếm tre, đồng thời là môn võ thuật rèn luyện tinh thần và thể chất thông qua việc liên tục luyện tập.

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật

Kiếm đạo là trận chiến mà các samurai Nhật Bản giao đấu sử dụng kiếm (kiếm Nhật), là con đường để tìm hiểu vềluật của kiếm, việc học Kiếm đạo có nghĩa là học luật của kiếm. Điều quan trọng là học được tinh thần của samurai đằng sau luật của kiếm, và học cách sử dụng kiếm thông qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Đây là lí do tại sao mục đích của kiếm đạo được cho là “con đường hình thành con người”.

Aikido – Hợp khí đạo

Aikido không có sự cạnh tranh mạnh yếu với đối phương. Mục đích của nó là rèn luyện tâm trí và cơ thể, tích lũy thực hành thông qua các kĩ thuật của chuyển động cơ thể và cách hít thở. Ngoài ra, vì Aikido không cạnh tranh với người khác nên không có thi đấu hoặc các trận đấu tay đôi. Có thể nói, Aikido là môn võ cho phép con người tôn trọng lẫn nhau và học hỏi tinh thần hòa hợp thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại.

Nhu đạo Judo

Thông qua Judo, người học sẽ nắm được cách sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần một cách hiệu quả nhất, hoàn thiện bản thân và dùng chính bản thân để đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Sức hút của Judo Nhắc đến Judo người ta sẽ tưởng tượng ra hình ảnh một người quật ngã đối phương bằng tay không. Đương nhiên đó chính là Judo nhưng vốn dĩ Judo là môn võ sử dụng thể lực và trí lực hiệu quả. Người ta nói rằng bằng cách nắm vững kĩ thuật của Judo, ngay cả một người nhỏ bé cũng có thể chiến thắng một người vượt trội về thể chất và sức mạnh. Điều quan trọng trong Judo là phải tôn trọng đối phương, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để cải thiện bản thân và đối phương.

Không thủ đạo

Mục đích của việc rèn luyện tinh thần và thể chất trong luyện tập Karate là để tăng cường khả năng vượt qua những thử thách của cuộc sống dù là hữu hình hay vô hình. Áp đảo đối thủ bằng một cú đẩy hoặc một cú đá và thắng hoặc thua trong trận đấu không phải là mục tiêu cuối cùng. Chỉ khi nghệ thuật của tâm trí được hỗ trợ bởi các nghi thức và được tích lũy trên đỉnh cao của kỹ thuật mới có thể được gọi là “Karatedo”.

Cung đạo

弓道 là môn võ cổ truyền của Nhật Bản sử dụng cung truyền thống để luyện tập cảm giác bình tĩnh và kiên định thông qua hành động bắn một mũi tên vào mục tiêu. Kyodo không chỉ lí tưởng để rèn luyện thể chất mà còn phù hợp để rèn luyện tinh thần không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Có nhiều trường phái dựa trên Cung đạo nhưng người ta nói rằng phần lớn những người học bắn cung không thuộc bất kì trường phái cụ thể nào. Môn thể thao bắn cung thu hút sự chú ý của rất nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già.

Thiếu lâm tự quyền pháp

Shorinji Kempo tiếng Nhật là 少林寺拳法 (thiếu lâm tự quyền pháp) và là “thực hành tạo nên con người”. Thông qua đào tạo, môn võ này hướng tới mục tiêu phát triển những con người có ích cho xã hội, đồng thời nuôi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và ý thức công lí. Sự tự tin có được nhờ sức mạnh, lòng tốt và trí tuệ.

Với sự tự tin đó, Shorinji Kempo sẽ giúp tạo nên những người biết quan tâm và cổ vũ người xung quanh. Nếu có thêm một người như thế nữa thì xã hội và đất nước sẽ trở nên tươi sáng và hòa bình. Shorinji Kempo đặt mục tiêu phát triển những con người và quốc gia như vậy.