Đau mỏi vai gáy nên ăn gì, không nên ăn gì?

Đau mỏi vai gáy nên ăn những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất xơ, phospho và giàu vitamin. Tuy nhiên người bệnh cần nên lưu ý tránh xa những loại thực phẩm chứa cholesterol và lipit cao, đồ ăn quá mặn hay chất kích thích nhé! Chúng sẽ làm tình trạng đau nhức của bạn trở nên nghiêm trọng hơn đấy!

Bôi xương khớp của Nhật loại nào tốt?

Đau mỏi vai gáy nên ăn gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị đau vai gáy có thể kiểm soát tình trạng đau nhức và cải thiện bệnh lý bằng một số loại thực phẩm có lợi.

Người đau mỏi vai gáy nên ăn những loại thực phẩm bên dưới để giảm đau, co cứng nhé!

1/ Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển xương khớp và vô cùng quan trọng đối với cơ thể.

Đối với người bị đau vai gáy, việc thiếu hụt vitamin D không chỉ khiến bệnh tình phát triển theo chiều hướng xấu mà còn làm tăng nguy cơ đau cơ và đau xương, bệnh tiểu đường type 1. Trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư. Chẳng hạn như ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, đại tràng, thực quản và hệ bạch huyết.

Không chỉ riêng bệnh nhân bị đau vai gáy mà người bình thường cùng cần bổ sung vitamin để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tác dụng này được thành lập là do canxi là thành phần chính của xương, cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có vitamin D.

Cơ thể tạo ra vitamin D khi ánh nắng, ánh sáng mặt trời tác động và chiếu trực tiếp lên da, sau đó chuyển hóa chất trong da thành một hoặc nhiều dạng hoạt động của vitamin (calciferol).

Vitamin D không tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên bệnh nhân bị đau vai gáy có thể lấy vitamin D từ một số loại thực phẩm sau:

  • Sữa và những chế phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng
  • Các loại cá béo như cá mòi, cá thu, cá hồi
  • Dầu gan cá
  • Trứng cá (đỏ và đen)
  • Chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành và đậu hũ…

2/ Thực phẩm giàu phospho

Phospho được xác định là một khoáng chất có hàm lượng cao trong cơ thể (hàm lượng cao thứ hai, sau canxi). Tương tự như canxi, cơ thể cần một lượng vừa đủ phospho để xây dựng, duy trì sự chắc và khỏe của hệ cơ xương khớp. Đồng thời giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và tạo ra năng lượng.

Bên cạnh đó, việc dung nạp đủ lượng phospho cho cơ thể sẽ giúp bệnh nhân bị đau vai gáy kiểm soát cơn đau, cải thiện khả năng vận động của hệ xơ xương khớp. Đồng thời giảm nguy cơ viêm và thoái hóa xương khớp.

Ngoài ra, phospho còn tham gia vào một số hoạt động sau:

  • Tham gia vào quá trình co cơ
  • Giảm đau cơ sau khi vận động
  • Điều hòa nhịp tim
  • Hỗ trợ quá trình dẫn truyền các tín hiệu thần kinh
  • Sử dụng và cân bằng các loại vitamin và khoáng chất. Cụ thể như vitamin B, vitamin D, kẽm, magie, iod
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và RNA
  • Duy trì, kích thích sự tăng trưởng và sửa chữa các tế bào, các mô bị tổn thương
  • Tham gia vào quá trình sử dụng và dự trữ năng lượng của cơ thể.

Người bị đau vai gáy có thể bổ sung phospho bằng việc sử dụng một số loại thực phẩm sau:

  • Thịt gia súc và gia cầm
  • Các loại cá
  • Trứng
  • Sữa và những chế phẩm từ sữa
  •  Các loại đậu
  • Các loại hạt và quả hạch.

Lưu ý an toàn:

  • Không bổ sung quá nhiều phospho cho cơ thể. Bởi nồng độ phospho quá thấp hay quá cao đều làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như đau khớp, bệnh tim mạch, suy nhược cơ thể.

3/ Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ luôn là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết và rất tốt đối với sức khỏe tổng thể. Việc tăng cường bổ sung chất xơ có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đồng thời cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm bệnh đau vai gáy.

Nếu dung nạp đủ lượng chất xơ trong quá trình điều trị đau vai gáy, cơn đau và tình trạng viêm sưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm, cải thiện cảm giác co cứng và mỏi tại vùng cổ, vai, gáy.

Ngoài ra việc thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống mỗi ngày còn giúp bạn hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể, giảm cân, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh táo bón và ung thư.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ:

  • Gạo lứt
  • Yến mạch
  • Ngô (bắp)
  • Đậu đỏ, đậu đen
  • Các loại trái cây (bơ, táo, lê, cam, chuối)
  • Bông cải xanh
  • Đậu trắng
  • Bắp cải
  • Hoa atiso
  • Rau chân vịt hay rau bina…

4/ Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi được đánh giá là một trong những loại thực phẩm trọng nhất mà người bị đau vai gáy hoặc đang mắc các vấn đề về xương khớp cần phải bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Việc duy trì chế độ ăn uống giàu canxi sẽ giúp người bệnh thúc đẩy quá trình phục hồi những tổn thương tại sụn khớp, giúp xương chắc khỏe, chống thoái hóa và phòng ngừa bệnh loãng xương.

Ngoài ra việc thêm các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống mỗi ngày còn giúp bệnh nhân bị đau vai gáy cải thiện cơn đau, chống viêm, làm giảm nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề, bệnh lý khác liên quan đến xương khớp. Đồng thời làm giảm tình trạng co cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và chức năng ở vùng vai gáy.

Hơn thế canxi còn rất cần thiết cho các hoạt động của tim và có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh. Khi sức khỏe của tim và hệ thần kinh được đảm bảo, người bệnh sẽ phòng ngừa được sự xuất hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Bệnh nhân bị đau vai gáy nên tăng cường bổ sung canxi thông qua một số loại thực phẩm sau:

  • Bông cải xanh
  • Hạt hướng dương
  • Động vật có vỏ (sò, nghêu, tôm, cua…)
  • Các loại đậu còn non nguyên vỏ (đậu đen, đậu xanh, đậu que còn non)
  • Khoai lang
  • Bông cải xanh
  • Sữa
  • Quả cam
  • Rau dền
  • Bí đỏ
  • Cải xoăn và các loại rau xanh đậm
  • Đậu trắng
  • Đậu nành còn non và đậu phụ
  • Cá mòi
  • Tảo biển (rong biển)
  • Vừng (hạt mè)
  • Hạt hạnh nhân và một số loại hạt dinh dưỡng khác.

5/ Thực phẩm giàu vitamin

Người bị đau vai gáy nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin. Bởi hầu hết các loại vitamin (đặc biệt là vitamin C, vitamin D, vitamin E) khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng ngăn ngừa cơn đau xương khớp phát sinh.

Trong đó vitamin C và vitamin D có tác dụng cải thiện sức khỏe xương khớp, nâng cao sức khỏe tổng thể. Đồng thời cải thiện tình trạng sưng và viêm xương khớp. Vitamin E có tác dụng giảm đau và chống viêm. Chính vì thế, thực phẩm giàu vitamin rất phù hợp cho những bệnh nhân bị đau vai gáy.

Ngoài ra một số loại vitamin khác như vitamin B và vitamin K cũng mang nhiều lợi ích cho quá trình điều trị đau vai gáy. Cả hai loại vitamin này đều có khả năng làm dịu nhanh tình trạng co cứng và đau nhức xương khớp, kháng viêm, hỗ trợ quá trình điều trị đau mỏi vai gáy.

Hơn thế, việc tăng cường bổ sung vitamin E, vitamin B và vitamin K vào chế độ dinh dưỡng còn kích thích quá trình tái tạo và sản sinh collagen nuôi gân, khớp, xương và sụn. Đồng thời giảm viêm, xoa dịu cơn đau, mang lại sự thư giãn và dẻo dai cho xương khớp.

Để quá trình hấp thu vitamin của cơ thể diễn ra một cách suôn sẻ và tốt nhất, người bệnh nên làm chín thực phẩm bằng cách hấp, luộc hoặc ăn sống thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin sau:

  • Ớt, ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh
  • Cải xanh
  • Đu đủ
  • Dâu tây
  • Bông cải xanh
  • Cải xoăn, cải xanh
  • Dầu thực vật
  • Rau bina
  • Hạt dẻ
  • Lựu, kiwi, mận, quả mâm xôi, quả việt quất
  • Thịt, cá và những sản phẩm sữa
  • Hải sản
  • Bánh mì nguyên hạt
  • Nấm
  • Các loại hạt…

6/ Thực phẩm giàu magie

Cơ thể thiếu hụt magie là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và đau mỏi vai gáy. Vì thế trong thời gian điều trị đau vai gáy, người bệnh có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu magie vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Việc duy trì chế độ ăn uống giàu magie sẽ người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, ổn định và đảm bảo chức năng của hệ thống dây thần kinh, duy trì sức mạnh cơ bắp và nâng cao sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra nếu bổ sung đủ hàm lượng magie cần thiết cho cơ thể sẽ giúp người bệnh cải thiện một số vấn đề liên quan đến tâm lý (rối loạn lo lắng, trầm cảm), mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của thận, tim mạch và não. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt các khoáng chất và gây các bệnh mãn tính.

Bệnh nhân bị đau vai gáy có thể tăng cường bổ sung magie thông qua những loại thực phẩm sau:

  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại hạt gồm hạt lanh, hạt chia, hạt bí đỏ
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu và cá bơn halibut
  • Đậu hũ
  • Đậu
  • Quả hạch
  • Socola đen
  • Rau lá xanh: Rau chân vịt, cải xoăn, cải bẹ xanh, củ turnip…

7/ Thực phẩm chứa axit béo có lợi

Để cải thiện cơn đau và kiểm soát một số triệu chứng khác của bệnh đau vai gáy, bệnh nhân nên thêm các loại thực phẩm chứa axit béo có lợi vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu axit béo omega-3 .

Việc duy trì chế độ ăn uống giàu omega-3 và nhiều loại lợi axit béo có lợi khác sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động gây viêm của các tác nhân gây hại, làm dịu nhanh tình trạng co cứng và đau nhức xương khớp. Đồng thời cải thiện căng đau vai gáy và nhiều triệu chứng khó chịu khác do bệnh viêm đau khớp gây ra.

Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc thí nghiệm, việc tăng cường bổ sung axit béo omega-3 bằng dầu cá có tác dụng giảm đau tương tự như Ibuprofen (một loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến).

Tuy nhiên bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy cần hạn chế sử dầu cá để bổ omega-3. Bởi nếu sử dụng dầu cá với liều cao, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời khiến quá trình đông máu bị rối loạn. Chính vì thế, những người bị đau vai gáy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tăng cường bổ sung axit béo có lợi bằng dầu cá.

Các loại thực phẩm giàu axit béo có lợi gồm:

  • Cá thu
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá cơm / cá trổng
  • Trứng cá muối
  • Cá mòi
  • Hàu
  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Đậu nành và những chế phẩm làm từ đậu nành
  • Quả óc chó.

8/ Những loại thực phẩm lỏng và nước

Cơ thể sẽ không thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nếu thiếu nước. Bởi việc không bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cơ thể bị rối loạn và bị mất cân bằng trong môi trường nội mô. Từ đó dẫn đến suy nhược và mệt mỏi. Đồng thời làm giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể và khiến các cơ quan hoạt động chậm hơn.

Ngoài ra nếu không uống nhiều nước hoặc không thường xuyên sử dụng thực phẩm lỏng, người bệnh sẽ không kịp thời bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể dẫn đến dịch khớp ít, cơ co rút. Đồng thời làm căng tức vùng vai gáy và gây đau nhức.

Do đó, để hỗ trợ quá trình điều trị đau vai gáy, bệnh nhân nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày bằng cách uống nhiều nước lọc, nước hầm xương, nước canh, nước ép trái cây. Điều này không chỉ giúp bạn tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể mà còn thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố.

Bảng giá thuốc xương khớp của Nhật tốt nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1Đặc trị đau lưng q&p kowa Nhật Bản 120 viên720.000
2Viên sụn vi cá mập Shark Cartilage Premium Nhật 300 viên1.779.000
3Lăn xương khớp hisamitsu 85ml266.000
4Sawai Chlorphenesin 100 viên949.000
5Đau vai gáy Arinamin EX 120 viên 270 viên1.399.000
6Thuốc vai gáy Ex High F 150 / 270 viên920.000
7Cao dán Hisamitsu 140 miếng399.000
8Gel bôi xương khớp Kowa Nhật Bản 60g360.000
9Thuốc xương nhện ZS Chondroitin 270 viên Nhật Bản mẫu mới 20221.320.000
10Glucosamine của Nhật 900 viên mẫu mới 2022 hot490.000
11Sụn vi cá mập Nhật Bản 360 viên mẫu mới 2022450.000
12Viên đầu gối Q&P Kowa Nhật Bản 160 viên, 250 viên670.000

Đau mỏi vay gái không nên ăn gì?

Trong thời gian chữa bệnh đau vai gáy, người bệnh cần chú ý không phổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm sau:

1/ Thực phẩm làm giảm canxi trong xương

Việc thiếu hụt canxi sẽ khiến sức khỏe và các hoạt động của xương khớp suy giảm. Đồng thời làm giảm khả năng tái tạo sụn khớp, ngăn cản quá trình phát triển của xương, tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và thoái hóa đa khớp.

Chính vì thế bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, người bị đau vai gáy cần hạn chế tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm làm có khả năng làm giảm canxi trong xương. Cụ thể như đồ ăn quá mặn, rượu bia và các chất kích thích.

  • Rượu bia và các chất kích thích: Việc sử dụng các loại rượu bia và thức uống có chứa chất kích thích như nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá… có thể tác động khiến tĩnh mạch giãn nở, gây xung huyết và khiến các tiểu cầu dính lại. Từ đó làm gia tăng mức độ đau nhức xương khớp,căng đau vai gáy. Đồng thời làm giảm canxi trong xương, gây viêm và hình thành nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Đồ ăn quá mặn: Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm quá mặn sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau và làm ảnh huởng đến sự dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra nếu duy trì chế độ ăn uống nhiều muối, hàm lượng canxi trong xương sẽ suy giảm, tăng nồng độ axit uric máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và nhiều bệnh xương khác.

2/ Thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm

Nhóm thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, bơ hộp, thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng, thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản… đều chứa chất béo có hại và có khả năng kích thích phản ứng viêm.

Chính vì thế nhóm thực phẩm này không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị đau vai gáy hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến xương khớp khác. Bởi nếu bổ sung các loại thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm vào chế độ ăn uống, tình trạng viêm sưng ở các khớp xương sẽ xuất hiện và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu.

Đặc biệt việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm sẽ khiến cơn đau ở vùng vai gáy của bạn thường xuyên tái phát, gia tăng mức độ nghiêm trọng. Đồng thời làm cản trở khả năng vận động vai và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Ngoài ra nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, bơ hộp, thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản… chức năng của thận và hệ tim mạch sẽ bị suy yếu, giảm sức khỏe tổng thể.

3/ Thực phẩm chứa cholesterol và lipit cao

Các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol và lipit cao gồm lạp xưởng, thịt mỡ, xúc xích, bánh kẹo ngọt. Việc thường xuyên đưa những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu.

Theo các chuyên khoa xương khớp, hàm lượng cholesterol trong máu tăng là một trong những nguyên nhân làm rối loạn khả năng vận động của xương khớp. Từ đó gây ra tình trạng viêm và đau mỏi vai gáy.

Với những thông tin về chứng đau mỏi vai gáy kèm theo những thực phẩm nên và không nên ăn dành cho người đau mỏi vai gáy mà healthmart.vn vừa chia sẽ. Hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Chúc các bạn thành công.

Từ khóa:

  • đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
  • Đau mỏi vai gáy tê tay 2020
  • đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt
  • Nhức mỏi vai gáy nặng đau 2020