Đau nữa đầu còn được gọi là đau đầu Migraine thường gặp ở người bị căng thẳng mệt mỏi, dùng rượu bia nhiều, phụ nữ tiền mãn kinh, … Hiện tại khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây đau nữa đầu nên chưa có thuốc đặc trị.
Đau nữa đầu là bệnh gì?
Đau nữa đầu được gọi là đau đầu Migraine là tình trạng đau đầu một bên một cách đột ngột và dữ dội, đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Đau nửa đầu bên trái và đau nửa đầu bên phải thường gặp với tần suất như nhau. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.
Đây là một bệnh lý thần kinh lành tính phổ biến, hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được giải thích rõ ràng nên việc điều trị còn nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ điều trị giảm nhẹ và hạn chế việc tái phát triệu chứng đau.
Nguyên nhân đau nữa đầu là gì?
Nguyên nhân đau nửa đầu là không rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy là cơn đau nửa đầu bị gây nên bởi tình trạng giãn nở hoặc co hẹp của các mạch máu trong da đầu và các mô quanh não, làm phải bơm nhiều máu qua não hơn. Những thay đổi về hoạt động và về các hóa chất của não cũng có vẻ đóng một vai trò nào đó. Các bác sĩ cho rằng có “các tác nhân khởi phát” gây nên một cơn đau đầu, mặc dù việc tìm ra được yếu tố khởi phát của một cá nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Một số các tác nhân khởi phát thường gặp bao gồm
- Hormon là nguyên nhân hàng đầu gây đau nửa đầu ở phụ nữ, việc thay đổi nội tiết tố làm cho những người có tiền căn đau nửa đầu bị nhức đầu trước hoặc trong chu kỳ kinh, một số khác bị đau nửa đầu khi mang thai hoặc mãn kinh.
- Các loại thuốc như: Thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon, cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu.
- Thực phẩm cũng là yếu tố gây ra chứng đau nửa đầu, bao gồm: Rượu, bia, pho mát, sôcôla; lạm dụng caffein, bột ngọt, thức ăn mặn, và thực phẩm chế biến, bỏ bữa.
- Căng thẳng, stress có thể làm cho đau nửa đầu phát sinh.
- Cảm giác kích thích như: Đèn chói sáng và mặt trời, âm thanh lớn, mùi bất thường, bao gồm cả mùi hương dễ chịu, chẳng hạn như nước hoa, và mùi khó chịu (sơn và khói thuốc) cũng có thể gây đau nửa đầu.
- Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều là tác nhân làm phát sinh cơn đau nửa đầu ở một số người.
- Khi hoạt động gắng sức, kể cả hoạt động tình dục, cũng gây đau nửa đầu.
- Khi thay đổi thời tiết cũng có thể gây đau nửa đầu.
- Một số thuốc có thể làm nặng thêm các chứng đau nửa đầu.
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị đau nửa đầu thì con sẽ có nguy cơ cao bị đau nửa đầu.
- Những người dưới 40 tuổi: Chứng đau nửa đầu thường xảy ra ở những người từ 30 – 39 tuổi. Ngoài ra, có một số trường hợp người bị đau nửa đầu bắt đầu trước khi 20 tuổi.
- Phụ nữ có tỷ lệ đau nửa đầu hơn nam giới khoảng 3 lần. Do thay đổi nội tiết nên ở người phụ nữ bị đau nửa đầu, có thể xảy ra khi bắt đầu ngay trước khi khởi đầu của chu kỳ kinh nguyệt và có một số trường hợp phụ nữ bị đau nửa đầu rất nặng nề trong ba tháng đầu của thai kỳ nhưng giảm dần trong giai đoạn sau thai kỳ.
Ai hay bị đau nữa đầu?
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau nửa đầu Migraine như:
- Di truyền: người có bố mẹ mắc chứng đau nửa đầu Migraine có tỷ lệ mắc cao hơn so với người bình thường.
- Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng.
- Dùng nhiều chất tạo ngọt và bột ngọt
- Dùng nhiều rượu bia hoặc các chất có cồn
- Phụ nữ ở những ngày trước hoặc ngay sau hành kinh.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
- Phụ nữ mãn kinh
Chẩn đoán đau nữa đầu bằng cách nào?
Đau nửa đầu được chẩn đoán dựa trên tiền sử cá nhân và gia đình người bệnh và các triệu chứng lâm sàng.
Một số xét nghiệm khác thường được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm gây đau đầu khác, đặc biệt trong các trường hợp mà triệu chứng trở nên bất thường và nặng nề hơn.
- Công thức máu: tìm kiếm gợi ý về sự viêm nhiễm tủy sống hay não bộ, hoặc cơ thể bị nhiễm độc.
- Cộng hưởng từ và CT scan sọ não: phát hiện các bất thường liên quan đến não bộ và mạch máu. Cộng hưởng từ sọ não có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý như u não, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, viêm não màng não và các bất thường khác của hệ thần kinh trung ương.
- Cấy dịch não tủy: nếu có nghi ngờ một tình trạng nhiễm trùng hay chảy máu trong hệ thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dò dịch não tủy để làm xét nghiệm và cấy dịch não tủy.
Điều trị đau nữa đầu bằng những phương pháp nào?
Hiện nay vì chưa hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh đau nữa đầu nên việc điều trị tối ưu nhất của bệnh đau đầu Migraine bao gồm điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau và giảm tái phát. Chiến lược điều trị cụ thể thay đổi tùy thuộc vào tần suất và cường độ của các cơn đau đầu mà bệnh nhân gặp phải.
- Nhóm thuốc giảm đau: sử dụng các thuốc giảm đau ngay khi cơn đau đầu Migraine xảy ra để có kết quả tốt nhất.
- Nhóm thuốc ngăn ngừa diễn tiến bệnh thường được dùng hằng ngày, kéo dài trong nhiều tuần mới có thể thấy được hiệu quả trong việc giảm tần suất và độ nặng của triệu chứng đau đầu.
Tuy nhiên một vài thuốc có các tác dụng phụ nhất đinh, nên chỉ những bệnh nhân có các đặc điểm sau mới có chỉ định dùng liệu pháp ngăn ngừa này:
- Đối mặt với nhiều hơn 4 đợt đau đầu trong vòng 1 tháng.
- Một đợt đau đầu kéo dài hơn 12 giờ.
- Các thuốc thuộc nhóm giảm đau không có hiệu quả
- Triệu chứng đau nửa đầu kéo dài hơn hoặc kèm them tê và yếu liệt.
Các thuốc ức chế beta, thuốc ức chế canxi, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh là các thuốc thường dùng để ngăn ngừa diễn tiến bệnh đau nửa đầu.
***
Phòng tránh đau nửa đầu bằng cách nào?
Dưới đây là những biện pháp giúp bạn phòng tránh cơn đau nửa đầu
- Nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần và ngày lễ. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể gây ra đau đầu.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập luyện quá sức có thể gây đau đầu cho một số người, nhưng nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu thường xuyên, vừa phải có thể làm cho chứng đau nửa đầu ngắn hơn, ít nghiêm trọng hơn và ít xảy ra hơn đối với nhiều người và giúp kiểm soát căng thẳng.
- Không bỏ bữa. Một lượng đường trong máu giảm có thể gây ra chứng đau nửa đầu, vì vậy hãy giữ nó ổn định bằng cách không bỏ bữa. Ngoài ra, uống nhiều nước để tránh mất nước, có thể gây ra đau đầu.
- Hạn chế căng thẳng. Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn nhức đầu. Vì vậy, hãy dành thời gian mỗi ngày để thư giãn bằng các phương pháp như: Nghe nhạc, đi bộ, tập yoga, thiền, châm cứu, massage…
Top thuốc bổ não Nhật tốt nhất healthmart.vn xin giới thiệu thêm
Đau nữa đầu là bệnh hay gặp xong chưa có phương pháp điều trị cụ thể mà chỉ có cách phòng tránh do đó người hay bị đau nữa đầu nên hạn chế những tác nhân bệnh để bệnh không lặp đi lặp lại nhé!
từ khoá
- đau nữa đầu sau là bệnh gì 2022
- đau nửa đầu sau gáy bên trái
- đau nửa đầu sau gáy và buồn nôn
- các vị trí đau đầu 2021
Hay quá bác. em cũng bị đau nữa đầu suốt
Bài viết này hay nhỉ. Viết để dọa người ta hay sao ý
Đau nữa đầu thì mua thuốc về uống. Có gì đâu mà phải lo
Đau nữa đầu thì cũng chỉ đau có 1 bên đầu thôi
Bài viết hay. Mình cũng cung cấp thêm cho các bạn 1 số thông tin mới
Bài viết này có vẻ không đúng. Theo mình thì đau nữa đầu là do thiếu máu lên não
Đọc xong đau hết cả đầu