Notice: Trying to get property 'plan_id' of non-object in /home/healthmart.vn/public_html/wp-content/plugins/ai-auto-tool/lib/setting.php on line 255
10+ quy định đi xe đạp ở Nhật Bản cần nhớ kẻo bị phạt

Những quy định đi xe đạp ở Nhật cần nắm

Ở Nhật có khá nhiều quy định dành cho người đi xem đạp: không được sử dụng điện thoại, để xe đúng nơi quy định, không dùng rượu bia, không mang xe đạp lên tàu điện ngầm…

1. Không dùng điện thoại, thực hiện các hoạt động khác khi đi xe đạp ở Nhật Bản

Điện thoại smartphone rất tiện cho các bạn kiểm tra vị trí hiện tại của mình trên bản đồ, hay chụp ảnh, tuy nhiên nếu bạn đang đi xe đạp mà lại sử dụng điện thoại như thế sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, vừa đi xe đạp vừa cầm ô, hay nghe nhạc bằng tai nghe cũng đều là hành động bị cấm vì rất nguy hiểm. Lời khuyên mà Healthmart.vn dành cho bạn đó là khi cần làm việc khác, bạn hãy dừng xe để làm nhé.

Bãi đậu xe đạp thường có sẵn ở những nơi công cộng như các trung tâm thương mại hay nhà ga. Với những khu vực mở và không có mái che sẽ phục vụ miễn phí, còn các khu vực có mái che sẽ thu phí và dựa trên thời gian gửi xe. Thông thường ở đó bố trí máy tính tiền tự động, phí gửi xe khác nhau tùy theo khu vực.

Với thời gian gửi xe ngắn, bạn có thể chọn hình thức trả theo giờ và sẽ được làm tròn lên số giờ gần nhất. Hoặc bạn cũng có thể chọn gửi xe theo một ngày, thường bắt đầu từ 5 giờ sáng tới 12 giờ đêm. Nếu bạn có kế hoạch gửi xe dài ngày thì cần có kế hoạch và đăng ký sớm với nhà xe để tiết kiệm chi phí nhất nhé.

Một lời khuyên mà Healthmart.vn dành cho các bạn là không nên đậu xe đạp ở bất cứ nơi nào vì có những tuyến đường sẽ dán giấy cảnh cáo, hoặc sẽ tịch thu nếu nơi đó có biển cấm đậu xe.

3. Đi trên con đường đã được quy định

Khi đi xe đạp ở Nhật Bản, bạn sẽ phải tuân theo việc di chuyển trên phần đường dành cho xe đạp. Bạn nên đi bên trái đường hoặc từ từ ở mép làn đường dành cho ô tô, trong trường hợp có cho phép di chuyển trên vỉa hè bạn có thể đi trên phần được được cho phép đó. Nhưng trên thực thế đôi lúc cũng có những trường hợp ngoại lệ do tình trạng như tắc nghẽn giao thông thì lúc đó bạn có thể đi trên vỉa hè.
Xin lưu ý về tốc độ giới hạn cho phép khi đi trên vỉa hè là 10km/h, có nghĩa là bạn được đi với tốc độ chậm và đều đặn nhanh nhất là 166.7m/phút.

4. Cấm uống rượu bia lái xe

Uống rượu bia lái xe ô tô sẽ bị phạt nặng, tương tự như thế hành động đi xe đạp ở Nhật Bản sau khi uống rượu bia cũng bị cấm. Để an toàn cho những người xung quanh, nếu đã uống rượu bia các bạn không nên lái xe đạp.
Nếu bạn bị bắt vì tội lái xe đạp sau khi uống rượu bia, có thể bị tạm giam một đêm, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị phạt 5 năm tù, nộp ¥1,000,000 tiền phạt và có thể bị trục xuất nếu bạn là người nước ngoài.

5. Đội mũ bảo hiểm và không đi xe chung với 2 người

Khi bạn muốn chở trẻ nhỏ trên xe đạp, bạn phải lắp ghế dành cho trẻ nhỏ ở trước hoặc sau xe đạp. Nếu là người lớn trên 16 tuổi điều khiển xe, thì có thể đèo tối đa 2 em bé dưới 6 tuổi. Và trẻ nhỏ dưới 13 tuổi nên đội mũ bảo hiểm để an toàn hơn.

6. Ưu tiên nhường đường cho người đi bộ và lái xe chậm khi ở trong đám đông

Để tránh gặp tai nạn khi điều khiển xe đạp, hãy nhường đường cho người đi bộ và cố gắng lái xe chậm khi đông người. Một lựa chọn khác là lựa chọn tuyến đường ít người đi bộ để tránh tai nạn cho người đi bộ.

7. Khi đi xe vào ban đêm phải bật đèn xe

Đèn của xe đạp không chỉ giúp soi hướng đi cho người lái, mà còn có tác dụng giúp cho những người tham gia giao thông gần đó biết rằng có người đang đi xe đạp. Khi trời bắt đầu tối, bạn hãy bật đèn, và cố gắng chú ý lái xe an toàn.

8. Không được mang xe đạp lên tàu điện ngầm

Bạn sẽ không được phép mang xe lên tàu trừ khi đó là loại xe có thể gấp gọn lại và có túi đựng đi kèm. Một lời khuyên mà Healthmart.vn dành cho bạn đó là nếu muốn mang xe lên tàu, hạn chế mang trong giờ cao điểm để dễ dàng di chuyển và hạn chế ánh nhìn khó chịu từ mọi người xung quanh nha.

** Tẩy giun Santo Nhật 2023 hot

9. Đăng ký xe ngay khi mới mua

Giống như xe máy, ở Nhật khi bạn mới mua xe đạp bạn cũng cần đi đăng ký xe để tránh các trường hợp bị “mượn” từ một người nào đó mà không biết ngày nhận lại, hoặc bị yêu cầu chứng minh chủ sở hữu xe, phòng khi xe của bạn bị thất lạc,…
Để tiến hành đăng ký xe đạp, bạn có thể làm thủ tục đăng ký xe ngay tại cửa hàng khi mua mới hoặc đến đồn cảnh sát gần nhà khi mua xe cũ hoặc mua qua mạng. Phí đăng ký khoảng ¥500.

Về mặt sức khỏe, việc đạp xe thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ. Một nghiên cứu cho thấy đạp xe khoảng 32 km mỗi tuần có thể giảm 50% nguy cơ phát triển bệnh tim so với những người không đạp xe. Đi xe đạp chắc chắn có thể được yêu thích bởi mọi lứa tuổi.

Khi đọc hết bài viết này bạn sẽ nhận ra việc đi xe đạp ở Nhật Bản không hề đơn giản như ở Việt Nam vì những quy định khá khắt khe. Những quy tắc trên là nhằm đảm bảo không gây nguy hiểm cho người điều khiển xe, người ngồi trên xe cũng như mọi người xung quanh khi cùng nhau tham gia giao thông. Với những thông tin trên, Healthmart.vn hy vọng bạn sẽ tuân thủ để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nha.

14 thoughts on “Những quy định đi xe đạp ở Nhật cần nắm

  1. Người theo chủ nghĩa tự do says:

    Tôi tin rằng mọi người nên được tự do lựa chọn có đội mũ bảo hiểm hay không. Đó là cơ thể của họ, và họ nên có toàn quyền quyết định những gì xảy ra với nó.

  2. Người ủng hộ an toàn says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với các quy tắc này. An toàn phải luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là khi đi xe đạp trên đường đông đúc.

  3. Chuyên gia giao thông says:

    Các quy định này được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp và những người khác trên đường. Việc tuân thủ các quy tắc này là rất quan trọng để tránh tai nạn và giữ an toàn cho bản thân.

  4. Người hoài nghi says:

    Tôi không chắc liệu những quy tắc này có thực sự hiệu quả trong việc giảm tai nạn xe đạp hay không. Có thể chỉ là để phục vụ cho cảnh sát.

  5. Người ủng hộ thực tế says:

    Quan trọng nhất là phải có ý thức an toàn khi đi xe đạp, bất kể bạn ở đâu. Luôn đội mũ bảo hiểm, chú ý xung quanh và tuân thủ luật giao thông.

  6. Trí tuệ siêu phàm says:

    Tôi tự hỏi liệu việc thực thi các quy tắc này có nghiêm ngặt không. Nếu không, thì việc tuân thủ chúng có thực sự bắt buộc không?

  7. Kẻ phản bác says:

    Những quy tắc này thật vô lý! Tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp? Đó là quyền cá nhân của mỗi người!

  8. Luật sư thông thái says:

    Các quy định về đi xe đạp ở Nhật Bản có thể phức tạp và khó hiểu. Tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến luật sư đủ điều kiện nếu bạn không chắc chắn về chúng.

  9. Nghiên cứu kỹ lưỡng says:

    Bài viết này đề cập đến các quy định đi xe đạp ở Nhật Bản, nhưng không đề cập đến các quốc gia khác. Thật hữu ích nếu chúng ta có thể so sánh các quy định ở các quốc gia khác nhau.

  10. Nhà phê bình dí dỏm says:

    Đeo mũ bảo hiểm giống như đội một cái chảo lên đầu vậy!

  11. Kẻ đùa giỡn says:

    Tôi tự hỏi liệu những chiếc mũ bảo hiểm hình tai mèo có được phép ở Nhật Bản không. Chúng sẽ rất dễ thương!

  12. Kiến thức sâu rộng says:

    Bài viết cung cấp thông tin toàn diện và hữu ích về các quy định đi xe đạp ở Nhật Bản. Rất hữu ích cho những ai đang cân nhắc đi xe đạp ở đất nước này.

  13. Thanh niên thời thượng says:

    Quá nhiều quy tắc và quy định! Việc đi xe đạp ở Nhật Bản có vẻ thật gò bó và khó chịu.

  14. Thánh hài says:

    Tôi sẽ đi xe đạp ở Nhật Bản chỉ để xem họ phản ứng thế nào khi tôi đội mũ bảo hiểm hình quả chuối.

Comments are closed.