Phân biệt Prebiotic & Probiotic khác nhau như thế nào?

Prebiotic là một loại chất xơ hòa tan, là nguồn thức ăn chính cho lợi khuẩn Probiotic. Từ đó giúp cân bằng, cải thiện đường ruột, ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nào cùng Healthmart.vn tìm hiểu ngay nhé!

Prebiotic là gì?

Chúng ta thường nghe tới thuật ngữ probiotic hay còn gọi là vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Còn prebiotic (chất xơ hòa tan) có thể hiểu đơn giản chính là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn này. Prebiotic là dạng thực phẩm không thể tự tiêu hóa được ở dạ dày và ruột non. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng kích thích sự tăng trưởng, phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cơ thể ở trong ruột già. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của con người được cải thiện, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn.

Prebiotics có mấy loại?

Inulin/ Fructo-oligosaccharides (FOS) Galacto-oligosaccharides (GOS)
Định nghĩa Là một prebiotic được cấu tạo từ các chuỗi fructose ngắn, được biết đến với vai trò là chất xơ hòa tan. Là sản phẩm của quá trình lên men đường sữa., một thành phần tự nhiên trong sữa bò, tương tự như prebiotics tìm thấy trong sữa mẹ.
Thành phần Thành phần cơ bản gồm có galactose và lactose liên kết với nhau. Thành phần gồm glucose và fructose liên kết với nhau.
Nguồn gốc Từ thực vật Từ động vật
Đặc điểm
  • Là chất xơ hòa tan: tan được trong nước, trương nở tạo gel, có độ nhớt cao, cơ thể không tiêu hóa được
  • Có vị ngọt nhẹ: thích hợp làm chất tạo ngọt trong các sản phẩm hạn chế đường
  • Không có calo: không tạo năng lượng cho cơ thể
  • Không gây sâu răng: FOS không bị vi khuẩn Streptococcus mutans chuyển hóa thành acid và β-Glucan (nguyên nhân gây sâu răng)
  • Là chất xơ hòa tan: tan được trong nước, trương nở tạo gel, có độ nhớt cao, cơ thể không tiêu hóa được
  • Có vị ngọt nhẹ: thích hợp làm chất tạo ngọt trong các sản phẩm hạn chế đường
  • Không có calo: không tạo năng lượng cho cơ thể

 

Các loại Prebiotic FOS chia làm hai loại mạch ngắn (oligofructose) và mạch dài (inulin) GOS có hai loại: oligogalactose và transgalactose
Công dụng đối với sức khỏe
  • Giúp cơ thể hấp thu canxi
  • Thay đổi tốc độ thực phẩm chuyển hóa thành đường, hạn chế việc chỉ số đường huyết tăng đột biến
  • Làm thực phẩm lên men nhanh hơn nên thời gian nằm lại trong hệ thống tiêu hóa ít hơn, giúp nhu động ruột đều đặn hơn, hạn chế tình trạng táo bón
  • Giữ cho các tế bào đường ruột khỏe mạnh
  • Làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng
  • Ngăn ngừa viêm đường ruột
Có trong thực phẩm Hành tây, củ cúc vu, tỏi, lúa mì, chuối, cà chua, mật ong,… Đặc biệt, đến nay củ sâm đất và củ cúc vu đã được phát hiện có nồng độ FOS cao nhất trong những số các loại cây trồng. Sữa bò, sữa dê, và còn được tìm thấy sớm trong sữa mẹ với hàm lượng lên tới 7%.
Hàm lượng cần thiết cần bổ sung Mức an toàn khi sử dụng FOS là dưới 30 gam/ ngày. Tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng sức khỏe mà điều chỉnh hàm lượng bổ sung cho phù hợp. Khi dùng bằng đường uống: GOS được cho là an toàn khi dùng với liều tối đa 20g mỗi ngày, tối đa 30 ngày.

Prebiotic có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Giảm tình trạng táo bón

Bổ sung chất xơ hòa tan FOS giúp cải thiện tình trạng táo bón bằng cách tạo điều kiện cho lợi khuẩn đường ruột tồn tại và phát triển, từ đó lợi khuẩn sẽ kích thích cơ thể tiết ra enzym tiêu hóa thức ăn và điều hòa nhu động ruột. Hơn nữa, độ nhớt của FOS còn giúp phân dễ dàng di chuyển trong đường ruột để đi ra bên ngoài, Nhờ vậy, tần suất đi đại tiện tăng lên, làm giảm được tình trạng táo bón.

**

Tham khảo các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón của Nhật tốt nhất 2023

Giúp lợi khuẩn có trong đường ruột tồn tại và phát triển

FOS đóng vai trò là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn có trong ruột, giúp chúng phát triển và tăng sinh một cách nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi vào cơ thể, FOS được lên men bởi các vi khuẩn có trong đường ruột tạo thành SCFAs (acid béo chuỗi ngắn: butyrate, acetate, propionat), chúng axit hóa môi trường ruột, làm giảm pH trong ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của lợi khuẩn. Sự kích thích phát triển có chọn lọc các hệ sinh vật lợi khuẩn cho đường ruột giúp bộ máy tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, hạn chế mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm ruột kích thích, ung thư đại trực tràng, viêm ruột hoại tử,…

Probiotic là gì?

Lợi khuẩn (probiotics) là sự kết hợp của các vi khuẩn có lợi sống và nấm men tốt sống trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức thực phẩm và nông nghiệp và Tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO), probiotics là vi sinh vật sống khi đưa một lượng cần thiết đầy đủ vào có thể đem lại hiệu quả có lợi.

**

Tham khảo các loại men vi sinh Nhật nội địa tốt nhất 2023

Probiotic có mấy loại?

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng có hàng tỷ loại lợi khuẩn khác nhau trong đường ruột nhưng chủ yếu là xuất phát từ ba nhóm:

 Lactobacillus Bifidobacterium Saccharomyces boulardii
Định nghĩa Là một chi lợi khuẩn sản xuất axit lactic, phát triển tối ưu ở pH = 5.5 – 5.8. Là vi khuẩn gram dương, thuộc loại hô hấp kỵ khí, chiếm tới 99,9% tổng số lợi khuẩn của ruột già. Là men vi sinh duy nhất ở dạng nấm men.
Đặc điểm
  • Ưa sống trên lớp chất nhầy đường ruột
  • Không sinh bào tử vì thế khó tồn tại khi đi qua dạ dày của con người
  • Có khả năng sinh trưởng trong môi trường hiếu khí và kỵ khí
  • Không tự di chuyển được
  • Ưa độ ẩm và nhiệt độ từ 31 – 40 độ C
  • Là các vi sinh vật không sinh bào tử vì thế khó có thể sống sót qua dạ dày con người
  • Có thể sống sót qua dạ dày
  • Không bị tiêu diệt bởi kháng sinh
Có ở đâu Trong các loại sữa lên men như sữa chua, yaourt,… hay các loại thức ăn lên men như kim chi, dưa muối, cà muối,… và các thực phẩm chức năng Trong các sản phẩm từ sữa Trong các chế phẩm sinh học và trong quả măng cụt và quả vải
Công dụng
  • Giúp tiêu hóa thức ăn và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy
  • Hỗ trợ những người bị chứng “không nạp được đường lactose” trong sữa.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng kết loét, viêm ruột hoại tử, viêm gan, nhiễm nấm,…
  • Giúp loại trừ và hạn chế sự sản sinh của các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy do nhiễm trùng ở trẻ em và cả người lớn
  • Giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Probiotic có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Bình thường, trong đường ruột tồn tại cả vi khuẩn có lợi (85%) lẫn vi khuẩn có hại (15%), với một tỷ lệ nhất định chúng sẽ giúp cho việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể diễn ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng vi khuẩn có hại gia tăng quá mức dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Lúc này, lợi khuẩn sẽ đảm nhận vai trò lá chắn bảo vệ các tế bào niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh bằng cách cạnh tranh vị trí bám, cạnh tranh dinh dưỡng, tiết các chất kháng vi sinh vật tự nhiên tiêu diệt hại khuẩn, tiết chất nhầy hấp thụ độc tố của hại khuẩn.

Cải thiện tình trạng táo bón

Lợi khuẩn probiotic được bổ sung giúp cải thiện tình trạng táo bón bằng cách kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn; điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân; kích thích nhu động ruột. Nhờ vậy mà phân mềm, tần suất đi đại tiện tăng lên, hạn chế cảm giác đầy chướng bụng.

**

Viên hỗ trợ táo bón Takeda Nhật nội địa 2023 hot

Tóm lại, cả Prebiotic và probiotic đều giúp ích cho hệ đường ruột theo cách khác nhau. Prebiotic hiểu đơn giản như thức ăn để giúp vi khuẩn lành mạnh phát triển, là chất xơ mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa. Trong khi đó, probiotics là men sống và vi khuẩn sống trong cơ thể, có thể tìm thấy trong một số loại thực phẩm hoặc chất bổ sung, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

12 thoughts on “Phân biệt Prebiotic & Probiotic khác nhau như thế nào?

  1. Nàng tiên cá says:

    Bài viết này rất khó hiểu. Tôi không thể hiểu tác giả đang cố nói gì.

  2. Thỏ Trắng says:

    Tôi không đồng ý với tác giả về sự khác biệt giữa prebiotic và probiotic. Tôi nghĩ rằng prebiotic và probiotic đều là chất xơ và chúng đều có lợi cho sức khỏe đường ruột.

  3. Chú Lùn Đỏ says:

    Tôi không chắc tác giả có biết gì về prebiotic và probiotic không. Bài viết này đầy những thông tin sai lệch.

  4. Bạch Mã Hoàng Tử says:

    Tôi thấy bài viết này rất hữu ích. Nó cung cấp cho tôi nhiều thông tin thú vị về prebiotic và probiotic.

  5. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ says:

    Bài viết này tệ quá. Nó đầy lỗi chính tả và ngữ pháp. Tôi không thể hiểu được tác giả đang cố nói gì.

  6. Sói Xám says:

    Bài viết này thật vô nghĩa. Tác giả chỉ nói vòng vo mà không đi vào vấn đề chính.

  7. Hoàng Tử Nhỏ says:

    Bài viết rất hữu ích. Nó giúp tôi hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa prebiotic và probiotic. Trước đây, tôi thường nhầm lẫn hai loại này với nhau.

  8. Nàng Bạch Tuyết says:

    Tôi thích cách tác giả sử dụng phép ẩn dụ để giải thích sự khác biệt giữa prebiotic và probiotic. Nó giúp tôi hiểu khái niệm này một cách dễ dàng hơn.

  9. Người đẹp ngủ trong rừng says:

    Bài viết này thật tuyệt vời! Nó giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của prebiotic và probiotic đối với sức khỏe đường ruột.

  10. Phù thủy độc ác says:

    Tôi không thể tin rằng tác giả lại viết một bài như thế này. Nó thật vô nghĩa và không có giá trị.

  11. Peter Pan says:

    Prebiotic và probiotic là hai loại chất xơ khác nhau. Prebiotic là chất xơ không thể tiêu hóa được, trong khi probiotic là chất xơ có thể lên men được. Prebiotic giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, trong khi probiotic bổ sung thêm vi khuẩn có lợi vào đường ruột.

  12. Aladdin says:

    Tôi thích cách tác giả sử dụng các ví dụ thực tế để giải thích sự khác biệt giữa prebiotic và probiotic. Nó giúp tôi hiểu khái niệm này một cách dễ dàng hơn.

Comments are closed.