Notice: Trying to get property 'plan_id' of non-object in /home/healthmart.vn/public_html/wp-content/plugins/ai-auto-tool/lib/setting.php on line 255
Làm gì khi bị phân biệt đối xử ở Nhật? - Healthmart.vn

Làm gì khi bị phân biệt đối xử ở Nhật?

Bạn bị phân biệt đối xử trong công việc, con bạn bị bắt nạt hoặc đơn giản là bạn không được đối xử như người khác tại các khu công cộng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
**

Quy định xử lý đồ không dùng, rác thải ở Nhật khi dọn nhà

Bạn đang gặp rắc rối với những điều dưới đây?

NỘI DUNG

Có nhiều người sống ở Nhật Bản và một số trường hợp bị phân biệt đối xử và gặp định kiến ​​​​vì là người nước ngoài do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lối sống và sự lý giải chưa đầy đủ.

Bạn đang gặp các vấn đề như:

Bạn bị từ chối khi vào tiệm cắt tóc tại Nhật

Bạn bị từ chối cho phép vào khu dân cư

Không thể hoà nhập với người khác về phong tục tạp quán…

Con bạn bị bắt nạt tại trường

Đây quả là những sự việc đáng buồn.

Nếu sự khác biệt về phong tục tập quán không được chấp nhận sẽ dẫn đến việc quyền con người không được coi trọng.

Nên làm gì khi gặp khó khăn?

Nếu bạn gặp khó khăn, đừng lo lắng một mình, trước tiên hãy nhận tư vấn. Các vấn đề nhân quyền không thể giải quyết một mình. Chúng ta cần sự hợp tác của những người xung quanh. Ngay cả khi bạn chưa nói thành thạo tiếng Nhật cũng không sao. Có nhiều cách để tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của bạn.

① Trung tâm tư vấn nhân quyền dành cho người nước ngoài

bị phân biệt đối xử ở Nhật

Ngay cả những người chưa nói thành thạo tiếng Nhật cũng có thể nhận tư vấn về nhân quyền bằng ngôn ngữ của họ tại các Cục Tư pháp – Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc.

Thông tin

Quầy tư vấn: Cục Tư pháp – Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc

Giờ làm việc: 9:00-17:00 vào các ngày trong tuần (trừ nghỉ Tết)

Danh sách Cục Tư pháp – Cục Tư pháp địa phương trên toàn quốc: https://www.moj.go.jp/JINKEN/jinken03_00223.html (Trang tiếng Nhật)

② Đường dây tư vấn nhân quyền bằng tiếng nước ngoài

bị phân biệt đối xử ở Nhật

Số điện thoại chuyên dụng (dịch vụ navi) nơi bạn có thể nhận tư vấn về nhân quyền bằng ngôn ngữ của mình. Tư vấn qua điện thoại có thể được gọi từ bất cứ đâu trên toàn Nhật Bản.

Thông tin

Số điện thoại nhận tư vấn: 0570-090911 (Dịch vụ navi)

* Có tính phí cuộc gọi

Giờ làm việc: 9:00-17:00 vào các ngày trong tuần (trừ nghỉ Tết)

③ Kênh tư vấn qua Internet bằng tiếng nước ngoài

bị phân biệt đối xử ở Nhật

Bạn có thể nhận tư vấn về nhân quyền qua Internet. Bạn cần nhập họ tên, nội dung tư vấn,… điền form tư vấn và gửi đi, Cục Ttư pháp gần nhất sẽ trả lời qua email hoặc điện thoại . Tất nhiên, bạn có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

Vui lòng nhập các thông tin cần thiết tại đây↓

Kênh tư vấn qua internet bằng tiếng nước ngoài

Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề khi bị phân biệt đối xử tại Nhật

Đừng lo lắng một mình với những nỗi buồn của bản thân, hãy tiếp nhận tư vấn.

Tại 3 kênh tư vấn được giới thiệu lần này, bạn có thể cùng suy nghĩ về cách tốt nhất để giải quyết những lo lắng bằng chính ngôn ngữ của mình. Ví dụ, dưới đây là những cách giải quyết vấn đề được khuyến khích!

Điều chỉnh mối quan hệ

bị phân biệt đối xử ở Nhật

Cơ quan bảo vệ nhân quyền sẽ là bên trung gian của cuộc thảo luận giữa bạn và đối phương. Việc biết ý kiến ​​​​và cách nghĩ của nhau, hiểu sâu hơn chính là cách xây dựng một mối quan hệ nơi mọi người đều được tôn trọng.

Giải thích và khuyến nghị

bị phân biệt đối xử ở Nhật

Cơ quan bảo vệ nhân quyền sẽ yêu cầu người vi phạm nhân quyền phải cải thiện tình trạng. Cụ thể là giải thích rõ ràng việc bạn bị tổn thương, yêu cầu họ hiểu đầy đủ hơn về nhân quyền cũng như cải thiện để điều này không bao giờ xảy ra nữa.

Tư vấn và giới thiệu

bị phân biệt đối xử ở Nhật

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề pháp luật, bạn cũng có thể được giới thiệu đến một cơ quan chuyên môn. Nếu khó giải quyết vấn đề vìnếu không có kiến ​​thức chuyên môn, hãy tham khảo ý kiến ​​của tổ chức chuyên trách để tìm ra giải pháp.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp khó khăn, hãy chia sẻ thông tin này tới họ nhé. Mong rằng vấn đề của bạn sẽ nhanh chóng được giải quyết!

 

12 thoughts on “Làm gì khi bị phân biệt đối xử ở Nhật?

  1. Tranh Luận says:

    Tôi không chắc mình đồng ý với tất cả các lời khuyên trong bài viết này. Tôi nghĩ rằng trong một số trường hợp, tốt hơn là nên phớt lờ hành vi phân biệt đối xử thay vì đối đầu với nó.

  2. Mỉa Mai says:

    Ồi, cảm ơn vì bài viết hữu ích này. Thật tuyệt khi biết rằng tôi có thể làm gì nếu bị phân biệt đối xử ở một đất nước được biết đến với sự hiếu khách và khoan dung.

  3. Thất Vọng says:

    Thật đáng buồn khi phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản. Bài viết này cung cấp một số lời khuyên hữu ích, nhưng tôi ước gì chúng ta không phải cần đến chúng.

  4. Thông Thái says:

    Bài viết này cung cấp một thông tin tổng quan tốt về các loại phân biệt đối xử có thể xảy ra ở Nhật Bản, cũng như các bước cần thực hiện nếu bạn gặp phải tình huống này. Tôi đặc biệt đánh giá cao phần hướng dẫn cách đối phó với phân biệt đối xử trực tuyến.

  5. Khích Lệ says:

    Nếu bạn bị phân biệt đối xử ở Nhật Bản, đừng bỏ cuộc. Có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ bạn. Đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ.

  6. Hòa Giải says:

    Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải nhớ rằng không phải tất cả người Nhật đều phân biệt đối xử. Có nhiều người tốt bụng, chào đón sẽ luôn đối xử với bạn bằng sự tôn trọng.

  7. Hài Hước says:

    Nếu bạn bị phân biệt đối xử ở Nhật Bản, chỉ cần nói với họ rằng bạn là người ngoài hành tinh. Họ sẽ xin lỗi ngay lập tức và đối xử với bạn như một vị vua.

  8. Hy Vọng says:

    Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, phân biệt đối xử sẽ trở thành dĩ vãng ở Nhật Bản. Nhưng cho đến lúc đó, chúng ta phải tiếp tục lên tiếng chống lại nó.

  9. Thiên Tài says:

    Mình chưa từng gặp phải vấn đề này bao giờ, nhưng bài viết này thật hữu ích để biết cách ứng phó nếu chẳng may gặp phải.

  10. Đồng Cảm says:

    Tôi đã từng bị phân biệt đối xử ở Nhật Bản, và đó không phải là một trải nghiệm dễ chịu. Tôi rất vui khi có những nguồn lực như bài viết này để giúp mọi người hiểu cách đối phó với tình huống đó.

  11. Châm Biếm says:

    Ha ha, thật vui khi biết rằng Nhật Bản chào đón tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay xu hướng tình dục của họ. Chỉ cần đừng mong đợi được đối xử công bằng hay tôn trọng.

  12. Lo Ngại says:

    Tôi lo lắng rằng bài viết này sẽ chỉ khiến vấn đề phân biệt đối xử tồi tệ hơn. Bằng cách nêu bật vấn đề này, chúng ta chỉ đang thu hút sự chú ý của những người phân biệt đối xử.

Comments are closed.