Tìm hiểu về võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật khá đa dạng, là một nét văn hoá riêng của người Nhật. Nào cùng healthmart tìm hiểu các loại võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật hiện nay nhé!

Kiếm đạo

Kiếm đạo tiếng Nhật là 剣道, đọc là Kendo. Đây được coi là môn thi đấu sức khoẻ giữa 2 người sử dụng kiếm tre, đồng thời là môn võ thuật rèn luyện tinh thần và thể chất thông qua việc liên tục luyện tập.

Võ đạo, kiếm đạo ở Nhật

Kiếm đạo là trận chiến mà các samurai Nhật Bản giao đấu sử dụng kiếm (kiếm Nhật), là con đường để tìm hiểu vềluật của kiếm, việc học Kiếm đạo có nghĩa là học luật của kiếm. Điều quan trọng là học được tinh thần của samurai đằng sau luật của kiếm, và học cách sử dụng kiếm thông qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Đây là lí do tại sao mục đích của kiếm đạo được cho là “con đường hình thành con người”.

Aikido – Hợp khí đạo

Aikido không có sự cạnh tranh mạnh yếu với đối phương. Mục đích của nó là rèn luyện tâm trí và cơ thể, tích lũy thực hành thông qua các kĩ thuật của chuyển động cơ thể và cách hít thở. Ngoài ra, vì Aikido không cạnh tranh với người khác nên không có thi đấu hoặc các trận đấu tay đôi. Có thể nói, Aikido là môn võ cho phép con người tôn trọng lẫn nhau và học hỏi tinh thần hòa hợp thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại.

Nhu đạo Judo

Thông qua Judo, người học sẽ nắm được cách sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần một cách hiệu quả nhất, hoàn thiện bản thân và dùng chính bản thân để đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Sức hút của Judo Nhắc đến Judo người ta sẽ tưởng tượng ra hình ảnh một người quật ngã đối phương bằng tay không. Đương nhiên đó chính là Judo nhưng vốn dĩ Judo là môn võ sử dụng thể lực và trí lực hiệu quả. Người ta nói rằng bằng cách nắm vững kĩ thuật của Judo, ngay cả một người nhỏ bé cũng có thể chiến thắng một người vượt trội về thể chất và sức mạnh. Điều quan trọng trong Judo là phải tôn trọng đối phương, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để cải thiện bản thân và đối phương.

Không thủ đạo

Mục đích của việc rèn luyện tinh thần và thể chất trong luyện tập Karate là để tăng cường khả năng vượt qua những thử thách của cuộc sống dù là hữu hình hay vô hình. Áp đảo đối thủ bằng một cú đẩy hoặc một cú đá và thắng hoặc thua trong trận đấu không phải là mục tiêu cuối cùng. Chỉ khi nghệ thuật của tâm trí được hỗ trợ bởi các nghi thức và được tích lũy trên đỉnh cao của kỹ thuật mới có thể được gọi là “Karatedo”.

Cung đạo

弓道 là môn võ cổ truyền của Nhật Bản sử dụng cung truyền thống để luyện tập cảm giác bình tĩnh và kiên định thông qua hành động bắn một mũi tên vào mục tiêu. Kyodo không chỉ lí tưởng để rèn luyện thể chất mà còn phù hợp để rèn luyện tinh thần không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Có nhiều trường phái dựa trên Cung đạo nhưng người ta nói rằng phần lớn những người học bắn cung không thuộc bất kì trường phái cụ thể nào. Môn thể thao bắn cung thu hút sự chú ý của rất nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già.

Thiếu lâm tự quyền pháp

Shorinji Kempo tiếng Nhật là 少林寺拳法 (thiếu lâm tự quyền pháp) và là “thực hành tạo nên con người”. Thông qua đào tạo, môn võ này hướng tới mục tiêu phát triển những con người có ích cho xã hội, đồng thời nuôi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và ý thức công lí. Sự tự tin có được nhờ sức mạnh, lòng tốt và trí tuệ.

Với sự tự tin đó, Shorinji Kempo sẽ giúp tạo nên những người biết quan tâm và cổ vũ người xung quanh. Nếu có thêm một người như thế nữa thì xã hội và đất nước sẽ trở nên tươi sáng và hòa bình. Shorinji Kempo đặt mục tiêu phát triển những con người và quốc gia như vậy.

10 thoughts on “Tìm hiểu về võ đạo, kiếm đạo phổ biến ở Nhật

  1. Cún con đáng yêu says:

    Bài viết có vẻ thiên vị võ đạo và kiếm đạo của Nhật Bản quá. Tôi nghĩ rằng các loại võ thuật khác cũng rất tuyệt vời.

  2. Kẻ hài hước says:

    Tôi tự hỏi liệu tác giả có bao giờ thử học võ đạo hoặc kiếm đạo chưa. Nếu chưa, thì tôi khuyên bạn nên thử trước khi viết về chúng.

  3. Thám tử lừng danh says:

    Tác giả đã làm một công việc tuyệt vời khi trình bày lịch sử và nguồn gốc của võ đạo và kiếm đạo. Tôi rất ấn tượng với lượng nghiên cứu mà tác giả đã thực hiện.

  4. Nhà phê bình khó tính says:

    Bài viết này quá dài và khó hiểu. Tôi nghĩ rằng tác giả nên tập trung vào một số điểm chính thay vì cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào một bài viết.

  5. Anh hùng thầm lặng says:

    Bài viết này thực sự rất thú vị. Tôi không biết nhiều về võ đạo và kiếm đạo của Nhật Bản, nhưng giờ tôi đã có thêm hiểu biết về chúng.

  6. Người lạc quan says:

    Tôi rất vui khi thấy ngày càng có nhiều người quan tâm đến võ đạo và kiếm đạo của Nhật Bản. Đây là những hình thức võ thuật tuyệt vời có thể giúp mọi người rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần.

  7. Mắt kính vỡ says:

    Đã đọc xong bài viết, tớ rất thích võ đạo và kiếm đạo của Nhật Bản. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin bổ ích.

  8. Sói già says:

    Tác giả đã quên đề cập đến sự khác biệt giữa võ đạo và kiếm đạo. Đây là hai loại hình võ thuật khác nhau, mặc dù có nguồn gốc từ cùng một truyền thống.

  9. Kẻ lang thang says:

    Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả rằng võ đạo và kiếm đạo là những hình thức võ thuật vượt trội nhất. Tôi tin rằng mỗi loại võ thuật đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

  10. Kẻ nghi ngờ says:

    Tôi không chắc lắm về tính chính xác của thông tin trong bài viết này. Tôi đã đọc một số nguồn khác và chúng có vẻ mâu thuẫn với những gì được trình bày ở đây.

Comments are closed.