Uống Glucosamine Nhật trong bao lâu thì dừng, uống lâu dài có sao không?

Uống glucosamine cần dùng liên tục ít nhất là 1 tháng, có thể kéo dài liên tục đến 6 tháng sau đó ngừng và dùng liều nhắc lại sau 6 tháng. Tuy nhiên một số trường hợp cần sử dụng glucosamine trong điều trị cần có ý kiến của bác sĩ.

***

Glucosamine Nhật Bản

Glucosamine Orihiro Nhật

Glucosamine là gì?

Glucosamine thực chất là một loại đường tự nhiên. Thông thường chất này được tìm thấy trong chất lỏng xung quanh khớp, có tác dụng duy trì chức năng và sức khỏe mô sụn, tăng khả năng chữa lành tổn thương. Đồng thời kích thích dịch khớp và đảm bảo các khớp hoạt động linh hoạt.

Tuy nhiên hàm lượng Glucosamine trong ổ khớp có xu hướng giảm dần theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Điều này làm mất chức năng sụn, tăng nguy cơ thoái, tổn thương và viêm khớp. Để phòng ngừa và cải thiện, Glucosamine được bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng.

Đối với Glucosamine trong những chất bổ sung, hầu hết Glucosamine được chiết xuất từ lớp vỏ của một số loại động vật có vỏ, điển hình như tôm và cua. Một số ít ở dạng tổng hợp. Glucosamine thường được dùng ở dạng viên nang hoặc viên nén, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số thành phần bổ khớp khác như methylsulfonylmethane, chondroitin sulfate hoặc chiết xuất từ sụn cá mập.

Ngoài ra tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh và tác dụng của mỗi sản phẩm, Glucosamine được sử dụng với nhiều loại khác nhau, bao gồm:

  • Glucosamine hydrochloride
  • Glucosamine sulfate
  • N-acetyl glucosamine

Bổ sung Glucosamine có tác dụng gì?

Ngày nay Glucosamine nhân tạo được dùng rộng rãi trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Chất này có tác dụng duy trì chức năng, xây dựng và sửa chữa mô sụn. Từ đó nâng cao độ dẻo dai và tính linh hoạt cho các khớp. Đồng thời duy trì khả năng vận động cho người bệnh và bảo vệ hệ thống xương khớp khỏi những tổn thương trong sinh hoạt.

Ngoài ra Glucosamine còn có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm viêm xương khớp, xoa dịu cảm giác đau nhức và sưng đỏ. Tuy nhiên Glucosamine trong các loại thực phẩm chức năng cần được sử dụng đúng cách để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn.

Những ai nên bổ sung thêm Glucosamine?

Mặc dù Glucosamine là thành phần cần thiết cho hệ xương khớp (đặc biệt là sụn) nhưng bổ sung quá nhiều thành phần này trong tình trạng bình thường không phải là điều tốt. Vì thế Glucosamine chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Người lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp
  • Những người có công việc thường xuyên ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, tài xế lái xe…) kèm theo dấu hiệu đau nhức xương khớp, đau mỏi vùng lưng, đau cổ tay, cứng khớp…
  • Người mắc bệnh xương khớp (thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gout, khô khớp do thiếu dịch nhầy, đau khớp, viêm khớp, loãng xương…)
  • Bệnh nhân bị gãy xương hoặc bị chấn thương trong sinh hoạt, lao động làm ảnh hưởng đến sụn xương và dây chằng hoặc gây trật khớp xương
  • Những người bị thiếu canxi

Uống glucosamine với liều lượng như thế nào?

Bên cạnh thời gian điều trị, Glucosamine cần được sử dụng ở liều an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe để cải thiện bệnh lý một cách hiệu quả và tốt nhất.

Liều dùng tối đa được khuyến cáo:

  • 1 – 2 tháng đầu sử dụng: Uống 1500mg Glucosamine mỗi ngày.
  • Những tháng tiếp theo: Điều chỉnh liều còn 1000 – 1200mg Glucosamine mỗi ngày.

Viên uống bổ sung Glucosamine nên được uống với nhiều nước, trong hoặc sau bữa ăn để tăng khả năng hấp thu và sớm đạt hiệu quả tối ưu.

Uống Glucosamine trong bao lâu thì có hiệu quả?

Các sản phẩm bổ sung Glucosamine thường mang đến hiệu quả chậm. Mặt khác, thời gian Glucosamine phát huy tác dụng còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Hàm lượng Glucosamine được đưa vào cơ thể (dựa vào từng tình trạng)
  • Khả năng đáp ứng của từng đối tượng
  • Tình trạng sức khỏe
  • Mức độ tổn thương xương khớp và bệnh lý tác động
  • Mức độ nặng nhẹ của bệnh lý nguyên nhân

Chính vì thế người bệnh cần dùng Glucosamine ít nhất 1 tháng (trường hợp nhẹ) và 2 tháng (trường hợp nặng) thì mới cảm nhận được hiệu quả điều trị, các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần.

Đối với thời gian điều trị, người bệnh được khuyên dùng Glucosamine từ 1 – 6 tháng (thời gian an toàn). Không sử dụng trên 6 tháng để tránh phát sinh tác dụng phụ. Trong trường hợp các triệu chứng không chấm dứt, người bệnh nên thay đổi cách điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc ngừng dùng Glucosamine trong 6 tháng, sau đó dùng liều nhắc lại, dùng thêm 6 tháng.

Một số tác dụng phụ của glucosamine có thể mắc phải là

Việc dùng Glucosamine với liều cao hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Mất ngủ
  • Buồn ngủ
  • Ngủ gà
  • Khó thở
  • Nhức đầu
  • Đau dạ dày
  • Nổi mẩn đỏ
  • Khó chịu ở bụng
  • Ợ nóng…

Những tác dụng phụ nêu trên thường nhẹ và có xu hướng thuyên giảm khi ngừng sử dụng sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên nếu tác dụng phụ kéo dài hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp xử lý.

Lưu ý khi dùng Glucosamine

Trước khi đưa Glucosamine vào quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bổ sung Glucosamine không thể điều trị dứt điểm các bệnh xương khớp. Viên uống chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau nhức, viêm, sưng khớp, cứng khớp…, tăng độ dẻo dai và khả năng vận động cho người bệnh.
  • Cần hiểu hơn về vấn đề uống Glucosamine trong bao lâu thì có hiệu quả để dùng viên uống đúng cách.
  • Không có thông tin an toàn về việc sử dụng Glucosamine cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Không sử dụng Glucosamine cho những người dị ứng hải sản (tôm, cua) hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
  • Không dùng Glucosamine khi có vấn đề về máu và tuần hoàn, ung thư, bệnh nhân bị hen suyễn…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng viên uống bổ sung Glucosamine cho bệnh nhân bị tiểu đường. Bởi Glucosamine có khả năng làm ảnh hưởng đến insulin và lượng đường trong máu.
  • Việc sử dụng Glucosamine có thể làm tăng hàm lượng Cholesterol xấu trong máu.
  • Không nên dùng Glucosamine trong thời gian sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc trợ tim, thuốc điều trị cảm cúm, thuốc hạ sốt. Vì điều này có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc, tăng nguy cơ ngộ độc hoặc làm tăng/ giảm tác dụng chữa bệnh của các thuốc.
  • Glucosamine làm tăng tốc độ hấp thu tetracyclin ở dạ dày – ruột. Điều này làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc giảm đau và hạ sốt.
  • Bệnh nhân bị rối loạn máu và loãng máu có thể bị xuất huyết khi chữa bệnh với Glucosamine.

từ khoá

  • uống glucosamine có tác dụng gì
  • uống thuốc glucosamine nhiều có sao không
  • uống thuốc glucosamine như thế nào 2023

9 thoughts on “Uống Glucosamine Nhật trong bao lâu thì dừng, uống lâu dài có sao không?

  1. Thảo Vy says:

    Theo nghiên cứu khoa học, glucosamine có tác dụng tốt cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, cần uống đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

  2. Thu Thủy says:

    Tôi không chắc glucosamine có thực sự hiệu quả hay không. Tôi đã uống nó được một thời gian nhưng tôi không thấy có sự khác biệt nào.

  3. Văn Nam says:

    Bài viết có nhiều thông tin sai lệch và không đáng tin cậy. Tôi không khuyên các bạn nên đọc bài viết này.

  4. Phượng Anh says:

    Bài viết hay và hữu ích. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ những thông tin bổ ích này.

  5. Hoàng Anh says:

    Tôi đã uống glucosamine được hơn 1 năm nay và tôi thấy sức khỏe xương khớp của tôi được cải thiện đáng kể.

  6. Hoàng Long says:

    Bài viết này thật vô nghĩa. Tôi không thể tin rằng ai đó lại có thể viết ra những điều như vậy.

  7. Kim Chi says:

    Thật là buồn cười khi tác giả lại cho rằng glucosamine có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Đây chỉ là thông tin đồn thổi chứ không có cơ sở khoa học.

  8. Tuấn Anh says:

    Tôi không tin vào những thông tin được đưa ra trong bài viết này. Tôi nghĩ rằng tác giả chỉ đang cố gắng bán sản phẩm của mình.

  9. Thu Hà says:

    Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả. Tôi nghĩ rằng glucosamine có thể uống lâu dài mà không có tác dụng phụ.

Comments are closed.