Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh lí khi đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Người bị tiểu đường phải hạn chế dung nạp các loại thực phẩm chứa tinh bột,đường như cơm. Vậy tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Hãy cùng healthmart.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Tiểu đường ăn gạo lứt thay cơm được không?

Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.

Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.

Tiểu đường ăn yến mạch thay cơm được không?

Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.

Tiểu đường có được ăn hạt chia không?

Hạt chia, hạt lanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3… Vì vậy, các loại hạt này không chỉ tốt trong việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp…

Bệnh nhân có thể mua hạt chia và hạt lanh trong siêu thị, chế biến cùng với nước để uống vào buổi sáng hoặc dùng trước khi ăn cơm, làm món trộn với rau hay dùng chung với sữa chua.

Tiểu đường có được ăn khoai lang không?

Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải chứng khó tiêu. Khoai lang rất giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Khoai lang giúp kích thích sản xuất dịch vị, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các loại khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể. Loại củ này cũng phù hợp với những người muốn giảm cân, giảm béo bụng.

Tiểu đường ăn đậu đỗ thay cơm được không?

Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt… để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.

Khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường ăn gì thay cơm, không ít người cố gắng thực hiện ăn kiêng bỏ luôn cả cơm trắng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng bún, miến, bánh phở, bánh cuốn, bánh ướt. Trong khi đó, nguyên liệu chung để chế biến các loại thực phẩm đó vẫn là gạo, khi xay thành bột và chế biến sẽ làm giảm chất xơ, lại càng khiến cho mức đường huyết tăng cao sau khi ăn, không thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

Cơm chứa nhiều tin bột dễ chuyến hóa thành đường nên những người bị tiểu đường rất hạn chế ăn cơm, tuy nhiên nếu vẫn thèm ăn thì phải làm sau ạ? Hãy cùng healthmart.vn tìm hiểu bí quyết ăn cơm nhưng vẫn giữ được đường huyết ổn định nhé!

Bí quyết người bị tiểu đường ăn cơm không bị tăng đường huyết

Trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều đến mức đường huyết, thậm chí giúp bình ổn chỉ số HbA1c (chỉ số dùng đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trung bình của một người trong vòng 3 tháng trước đó). Sau đây là lời khuyên cho bệnh nhân khi dùng cơm trắng:

  • Bổ sung theo nhu cầu cơ thể: Việc tính toán chính xác nhu cầu năng lượng của cơ thể nói chung mất nhiều thời gian và cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tự ước chừng bằng cách ăn ít hơn so với những bữa ăn bình thường, sau đó thực hiện kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Nếu giá trị này đạt trên 10mmol/l, nghĩa là lần sau cần phải ăn ít hơn.
  • Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào theo vóc dáng: Nếu là nữ, với thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, có thể dùng bữa chính với chỉ một chén cơm. Nếu là nam giới, nhu cầu hoạt động có thể cao hơn, lượng ăn khoảng 1,5 chén cơm trong bữa chính, trường hợp nếu làm công việc nặng thì có thể tăng thêm nửa chén cơm.
  • Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Để không làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn, bệnh nhân có thể ưu tiên ăn rau củ quả và dùng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác. Theo đó, lượng chất xơ trong rau củ quả có tác dụng làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, giúp cho bệnh nhân có cảm giác mau no và giảm đi sự thèm ăn.

Top thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ Nhật tốt nhất healthmart.vn xin giới thiệu thêm

Với những kiến thức mà healthmart.vn vừa chia sẽ về bệnh tiểu đường. Hi vọng qua bài viết “tiểu đường nên ăn gì thay cơm?” các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về bênh tiểu đường cũng như những thực phẩm tốt có thể dùng thay cơm cho người bị tiểu đường nhé!

Từ khóa:

  • tiểu đường có ăn cơm rượu được không
  • bệnh tiểu đường có những biến chứng gì
  • bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
  • tiểu đường nên uống gì 2021

15 thoughts on “Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

  1. Batman says:

    Mặc dù bài viết đưa ra nhiều lựa chọn thay thế cơm, nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và chưa qua chế biến. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người tiểu đường.

  2. Olaf says:

    Tôi nghĩ bài viết này quá dài dòng và khó đọc. Sẽ tốt hơn nếu tác giả cung cấp một danh sách tóm tắt các loại thực phẩm thay thế cơm phù hợp với người tiểu đường.

  3. Elsa says:

    Ôi chao, tôi thật ngạc nhiên khi thấy bài viết không đề cập gì đến vai trò của chế độ ăn keto trong việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người tiểu đường. Đây là một chủ đề quan trọng và cần được thảo luận thêm.

  4. Bạch Tuyết says:

    Tuy bài viết có cung cấp nhiều lựa chọn thay thế cơm, nhưng lại không đề cập đến tầm quan trọng của việc kiểm soát khẩu phần ăn. Người tiểu đường cần phải chú ý đến lượng thực phẩm họ tiêu thụ để tránh tình trạng tăng lượng đường trong máu.

  5. Đảo Hải Tặc says:

    Thật nực cười khi bài viết lại đề cập đến khoai tây như một lựa chọn thay thế cơm cho người tiểu đường. Khoai tây chứa một lượng lớn tinh bột, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu và không phù hợp với người mắc bệnh này.

  6. Anna says:

    Bài viết này nghe có vẻ khá lý thuyết và thiếu ví dụ thực tế. Tôi muốn biết thêm về cách kết hợp các loại thực phẩm thay thế cơm này vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

  7. Núi Phú Sĩ says:

    Chủ đề bài viết quá chung chung và không đi sâu vào giải thích cụ thể những lợi ích và hạn chế của từng loại thực phẩm thay thế cơm. Người đọc cần được cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết hơn để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

  8. Cây Bút Chì says:

    Bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các loại thực phẩm thay thế cơm cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cần có thêm thông tin về hàm lượng dinh dưỡng và cách chế biến cụ thể của từng loại thực phẩm để người đọc có thể áp dụng hiệu quả hơn trong chế độ ăn uống của mình.

  9. Suối Nguồn says:

    Bài viết nêu rõ tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường và cung cấp nhiều lựa chọn thực phẩm thay thế cơm phong phú. Tuy nhiên, người viết nên cân nhắc việc bổ sung thêm hướng dẫn về cách kết hợp các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

  10. Nàng Tiên Cá says:

    Bài viết này thực sự là một hướng dẫn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cơm lành mạnh. Tôi đánh giá cao nỗ lực của tác giả trong việc cung cấp thông tin toàn diện và dễ hiểu.

  11. Iron Man says:

    Tôi thấy rất hữu ích khi bài viết trình bày rõ ràng bảng so sánh chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm thay thế cơm. Điều này giúp người tiểu đường dễ dàng lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

  12. Rapunzel says:

    Bài viết này thật tuyệt vời! Tôi đã học được rất nhiều thông tin hữu ích về cách quản lý lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ kiến thức quý giá này.

  13. Chuột Mickey says:

    Ôi trời ơi, tại sao tác giả lại quên mất món bún gạo lứt? Đây là một lựa chọn thay thế cơm tuyệt vời cho người tiểu đường vì nó có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ.

  14. Quái Vật Hồ Loch Ness says:

    Bài viết này đúng là một khám phá mới mẻ về các món ăn thay cơm cho người tiểu đường. Tôi đặc biệt thích thú với ý tưởng sử dụng đậu lăng và hạt quinoa. Chắc chắn tôi sẽ thử những công thức này tại nhà.

  15. Vũ Trụ says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả về sự cần thiết phải thay đổi chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc lựa chọn thực phẩm thay thế cơm phải được thực hiện một cách cẩn thận và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *