Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiêu chảy là bệnh phổ biến, dễ gặp. Đây là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Người bị tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: chuối, tinh bột, táo, bánh mì nướng, sữa chua và tuyệt đối hạn chế các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt sống, thực phẩm giàu chất xơ,…

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.

Tiêu chảy (Ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột

Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.

Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…

Vệ sinh kém

Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

***

Men vi sinh Health Aid 2023 hot

Không hấp thu đường

Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… Bởi vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:

Ngộ độc thực phẩm

Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là bệnh lý dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp bệnh nhẹ, kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, có một trường hợp diễn biến xấu hơn, đó là người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài . Tiêu chảy kéo dài tiềm ẩn nhiều vấn đề mà người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng . Bài viết này sẽ giúp bạn không chỉ nhận diện biểu hiện của chứng tiêu chảy kéo dài mà còn có nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lí.

Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiêu chảy nên ăn gì?

Khi tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì ? Những thực phẩm sau được khuyên là phù hợp và có lợi cho những người bị tiêu chảy. Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo…

  • Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.
  • Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.
  • Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.
  • Bên cạnh đó, bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  • Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.
  • Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chảy nên ăn gì thì bổ sung nước là điều thiết yếu. Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng – những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.
  • Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta – nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy

Tiêu chảy không nên ăn gì?

  • Những thực phẩm cần tránh có thể kể đến như các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản…, các loại rau nhiều chất xơ. Đây là những thực phẩm có thể khiến đường ruột gặp rối loạn thêm trầm trọng.
  • Tránh ăn thực phẩm có nhiều chất xơ: Các loại quả hạch, hạt, hoa quả hoặc các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên cám. Chất xơ giữ cho ruột kết hoạt động nhiều hơn, do đó chúng không giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Thức ăn cay nóng, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ và thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng có thể kích thích quá trình bài tiết của đường ruột. Ngoài ra, bạn không nên uống các thức uống chứa caffeine hoặc đồ uống giải khát và nước ép trái cây bổ sung năng lượng.
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia và caffeine: Khi bạn bị tiêu chảy, bạn nên tránh dùng các thức ăn và thức uống kích thích hệ bài tiết, vì như vậy sẽ dẫn đến mất nước. Do rượu, bia và caffeine hoạt động như thuốc lợi tiểu nên dễ gây mất nước nên bạn cần tránh uống các thức uống này khi đang bị tiêu chảy.
  • Sorbitol và các chất ngọt nhân tạo khác: Một số người nhận thấy rằng chất tạo ngọt nhân tạo có tác dụng nhuận tràng đối với hệ tiêu hóa. Nên nếu bạn bị tiêu chảy, cách tốt nhất là bạn nên tránh ăn các loại kẹo ngọt, kể cả kẹo cao su không đường và các chất thay thế đường.
  • Thực phẩm gây chứng đầy hơi: Để tốt cho sức khỏe, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ mỗi ngày. Tuy nhiên, khi đang bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh ăn những thực phẩm có khả năng làm tăng lượng khí hơi trong ruột như cải bắp, đậu, bông cải xanh và súp lơ cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Thực phẩm có thể bị ôi, thiu: Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm chế biến không đúng cách hoặc không hợp vệ sinh, kể cả những thức ăn lấy ra khỏi tủ lạnh trong thời gian quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách. Các loại thịt, cá sống cũng dễ bị ôi thiu, nếu ăn phải chúng bạn sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe đấy! Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên thực hiện theo châm ngôn: “Khi cảm thấy nghi ngờ, hãy vứt chúng đi”.
  • Sữa, bơ, kem và phô mai: Ngay cả khi nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy không phải là do cơ thể không hấp thu được lactose (loại đường có trong các sản phẩm làm từ bơ sữa) thì bạn cũng nên tránh xa những thực phẩm có chứa chất này trong thời gian bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn yogurt giàu probiotic nếu cơ thể không có bất kỳ phản ứng gì.

Top thuốc dạ dày Nhật tốt nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1Dạ dày Kowa mmsc 300 viên Nhật Bản490.000
2Tinh Chất Nghệ Matsu Kiyo 4 chai x 100ml599.000
3Men vi sinh Pharma Choice 550 viên nội địa Nhật mẫu mới 2023 hot699.000
4Thuốc nhuận tràng Sato Sankaijo 500 viên809.000
5Men khô Asahi Ebios 600 viên699.000
6Thuốc dạ dày strong wakamoto 1000 viên650.000
7Trà nghệ lên men Okinawa 60 gói x 2g599.000
8Bột nghệ Orihiro 150g379.000
9Dạ dày Sebuberu Eisai hộp 90 viên490.000
10Men vi sinh ITOH 20 gói379.000
11Thuốc dạ dày JPS 20 gói679.000
12Men vi sinh health aid bifina 20 gói379.000
13Thuốc trị tiêu chảy Seirogan Nhật Bản 200 viên380.000
14Thải độc ruột Kurenjiru Kobayashi 60 viên689.000
15Thuốc dạ dày TAKEDA HP Lansup 4003.000.000
16Men vi sinh HealthAid Bifina 30 ngày 60 viên1.250.000
17Thuốc bổ đại tràng tiêu hóa The Guard 160 viên499.000
18Thuốc thải độc ruột reperfect 30 gói 30 ngày1.650.000
19Táo bón Takeda Kanpo 120 viên 180 viên570.000
20Táo bón Kobayashi 100 viên499.000
21Thuốc dạ dày Ohta Isan Nhật dạng bột/ viên639.000
22Men vi sinh dhc bifido fast active 30 gói580.000
23Men vi sinh Orihiro túi 16 gói179.000

Mua thuốc dạ dày Nhật ở đâu?

1. Đặt mua online trên website healthmart.vn bằng cách bấm vào nút mua hàng& điền thông tin.

2. Tư vấn – Đặt hàng qua fanpage ở đây

3. Hotline/ zalo số 0937 807 812

Top thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ Nhật tốt nhất healthmart.vn xin giới thiệu thêm

Trên đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn dành cho những người bị tiêu chảy healmart.vn muốn chia sẽ đến các bạn. Hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Chúc các bạn thành công.

Từ khóa:

  • tiêu chảy không nên ăn gì
  • bị tiêu chảy không nên uống gì
  • trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì
  • cách trị tiêu chảy 2020

8 thoughts on “Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

  1. Bác sĩ dinh dưỡng says:

    ==== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Bài viết này đưa ra một số lời khuyên chung về chế độ ăn uống dành cho người bị tiêu chảy, nhưng không phải tất cả các lời khuyên đều chính xác. Ví dụ, không nên ăn sữa chua vì nó có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Tốt hơn nên ăn những thực phẩm ít chất xơ và dễ tiêu như cơm trắng, chuối và bánh mì nướng

  2. Đam mê nấu nướng says:

    ===== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Chà, đây là một số thông tin thú vị. Tôi không biết rằng ăn chuối lại có thể giúp ích cho bệnh tiêu chảy. Tôi sẽ thử thêm chuối vào chế độ ăn của mình

  3. Người hay mỉa mai says:

    ==== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Ồi trời, một bài báo khác về tiêu chảy. Thật là chán ngắt. Tôi tự hỏi liệu có ai thực sự đọc những thứ này không

  4. Cô gái thông minh says:

    ==== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Bài viết này có đề cập đến thực phẩm giàu kali không? Kali rất quan trọng để cân bằng chất điện giải khi bị tiêu chảy

  5. Chàng trai vui vẻ says:

    ==== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Tôi bị tiêu chảy rồi! Tôi nên ăn gì đây? Bánh pudding sô cô la được không?

  6. Ông cụ hài hước says:

    ==== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Tôi đã từng bị tiêu chảy một lần, và tôi đã ăn tất cả những thứ tôi muốn. Nó không thực sự giúp ích được nhiều, nhưng ít nhất thì tôi cũng thấy khá hơn một chút

  7. Chàng trai cày cuốc says:

    ===== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Bài viết này cung cấp thông tin hữu ích về chế độ ăn uống dành cho người bị tiêu chảy. Tôi sẽ ghi nhớ những lời khuyên này để tham khảo trong tương lai

  8. Bé thích ăn vặt says:

    ==== Tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? =====
    Không thể tin được là người ta lại có thể viết ra một bài báo tệ đến vậy. Thông tin thì sai, khuyên người ta ăn những thứ không nên ăn. Đừng lãng phí thời gian đọc bài này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *