Ngủ dậy sưng môi là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ngủ dậy môi bị sưng có thể do dị ứng bệnh nhiễm trùng da, chấn thương,…Ngủ dậy môi bị sưng có thể biểu hiện của một bệnh lí nguy hiểm các bạn chớ xem thường. Hãy cùng healthmart.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng trị bệnh ngay dưới bài viết này nhé!

Son khoá môi Kose có tốt không?

Ngủ dậy bị sưng môi là bệnh gì?

Tùy thuộc vào các nguyên nhân mà tình trạng ngủ dậy bị sưng môi trên có thể kết thúc trong vài giờ hoặc kéo dài hơn. Điều này có nghĩa là bạn phải nắm được các nguyên nhân khiến môi trên bị sưng để có cách xử lý phù hợp nhất. Trong trường hợp các nguyên nhân không rõ ràng, bạn cần tìm kiếm về các dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh khác để đi đến kết luận. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và được tư vấn xử lý phù hợp.

Tình trạng sưng môi trên khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của Hội chứng Melkersson-Rosenthal (viêm môi hạt). Hội chứng này có xu hướng phát triển ở trẻ em sau đó kéo dài đến lúc trưởng thành và biến thành mãn tính. Môi trên sẽ trở nên khô cứng chuyển thành màu nâu đỏ, rạn nứt và đau đớn.

Hội chứng Melkersson-Rosenthal là tình trạng mãn tính, có thể liên quan đến di truyền. Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên hội chứng này thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Tại sao ngủ dậy lại bị sưng môi?

Môi bị sưng là kết quả của tình trạng viêm hoặc tích tụ quá nhiều chất lỏng bên trong môi. Mặc dù đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, nhưng trong hầu hết các trường hợp các nguyên nhân có thể được xác định và xử lý một cách dễ dàng.

Ngủ dậy sưng môi do phản ứng dị ứng

Dị ứng thời tiết, thực phẩm, thuốc hoặc các phản ứng với vết đốt, cắn của côn trùng cũng có thể dẫn đến hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi. Các tác nhân này khá phổ biến và thường đi kèm một số triệu chứng khác như:

  • Cảm giác nóng rát trong miệng
  • Ngứa xung quanh môi hoặc bên trong miệng
  • Phát ban hoặc nổi mề đay mẩn ngứa
  • Dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị sưng môi trên. Các phản ứng nhẹ bao gồm phát ban và ngứa. Tuy nhiên trong trường hợp dị ứng nặng, bạn có thể bị sưng môi kèm nổi mề đay, ho, thở khò khè và phù mạch. Mề đay phù mạch là dấu hiệu nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế, nhất là khi xuất hiện ở mặt và môi.Một tình trạng dị ứng nghiêm trọng khác là sốc phản vệ. Các triệu chứng bao gồm tức ngực, sưng môi, lưỡi và phế quản. Điều này có thể gây khó thở và cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để tránh tình trạng xấu nhất.

Ngủ dậy sưng môi do viêm hoặc nhiễm trùng da

Hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi có thể là do mụn nhọt hoặc mụn nang ở trên ở ở gần môi gây ra. Mụn nang là loại mụn nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến các tổn thương da như nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.

Nhiễm trùng Herpes xung quanh môi cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị sưng môi. Điều này được giải thích là do virus phát triển và gây ra các triệu chứng qua đêm, trong lúc bạn đang ngủ. Ngoài ra, một tình trạng nhiễm trùng da phổ biến nhất được gọi là viêm mô tế bào cũng có thể xuất hiện ở môi và gây sưng môi.

Tình trạng ngủ dậy bị sưng môi trên hoặc môi dưới do nhiễm trùng hoặc mụn nang là dấu hiệu nghiêm trọng. Bạn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn xử lý phù hợp nhất.

Ngủ dậy sưng môi do vấn đề về cơ bắp và thần kinh

Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cơ mặt cơ bạn khi bạn ngủ. Điều này dẫn đến hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi hoặc các triệu chứng tương tự khác.

Nhạc sĩ chơi kèn hoặc người chơi nhạc cụ thuộc bộ hơi thường dành nhiều giờ liên để mím môi khi chơi nhạc cụ. Điều này làm các mô tế bào ở môi bị căng thẳng, tổn thương và có thể dẫn đến sưng môi khi cơ thể nghỉ ngơi.

rong trường hợp này, bạn chỉ cần dành thời gian để các tế bào ở môi hồi phục lại trạng thái ban đầu. Ngừng chơi nhạc cụ hoặc tránh thực hiện các động tác gây áp lực lên môi để xử lý tình trạng này. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn 24 giờ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị cụ thể.

Ngủ dậy sưng môi do vấn đề nha khoa

Các vấn đề về nha khoa, thẩm mỹ nha khoa như niềng răng hoặc các tình trạng tương tự cũng có thể gây ra hiện tượng sưng môi khi ngủ dậy. Sâu răng, nhiễm trùng nướu hoặc mọc răng số 8 (răng khôn) cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng môi và viêm sưng bên trong khoang miệng.

Trong trường hợp này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để có biện pháp xử lý đúng đắn.

Ngủ dậy sưng môi do chấn thương

Chấn thương trên môi khi ngủ cũng có thể dẫn đến việc ngủ dậy bị sưng môi trên hoặc môi dưới. Các dạng tổn thương này thường là vết cắn, cắn, rách, trầy xước hoặc bầm tím trên môi do tác động ngoại lực.

Đây là tình trạng sưng môi tạm thời và có thể tự khỏi được mà không cần điều trị y tế. Điều quan trọng là bạn cần tránh các tác động lên môi hoặc làm nhiễm trùng vết thương.

Ngủ dậy sưng môi do nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện tượng sưng môi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Ung thư môi, mặc dù không phổ biến nhưng cũng có thể gây sưng môi. Tuy nhiên, ung thư môi thường gây sưng môi dưới và đau bên trong khoang miệng. Rất hiếm khi xảy ra ở môi trên.
  • U nang ở môi trên cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ dậy sưng môi trên. Điều này thường xuất hiện ở một bên môi gây sưng to, đau đớn và có thể có mủ.
  • Dấu hiệu đột quỵ cũng bao gồm sưng môi khi ngủ dậy kèm theo chảy nước dãi hoặc gặp khó khăn khi nói chuyện.

Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Gọi cấp cứu nếu nhận thấy các dấu hiệu đột quỵ. Đây là tình trạng khẩn cấp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Ngủ dậy sưng môi có nguy hiểm không?

Nếu bị sưng môi do tư thế ngủ, uống nhiều rượu hoặc mụn nhọt thì không có gì đáng nói. Thế nhưng nếu bị sưng môi do thiếu máu, chấn thương, do nhiễm virus thì người bệnh tuyệt đối không nên xem thường vì có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở môi.

Nghiêm trọng hơn nữa, môi sưng tự nhiên còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư môi. Các triệu chứng của bệnh ung thư môi thường rất dễ nhận biết, tuy nhiên đa phần người bệnh đều chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình khiến bệnh tiến triển nhanh và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ngủ dậy bị sưng môi phải làm sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng môi mà có cách xử lý khác nhau. Trong các trường hợp nhẹ, việc điều trị có thể tiến hành tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng ngủ dậy sưng môi có thể cần được điều trị y tế thậm chí là phẫu thuật.

Chăm môi bị sưng sóc tại nhà

Một số cách làm hết sưng môi khi ngủ dậy tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh bằng một viên đá bọc trong vải mỏng lên môi có thể làm giảm viêm, sưng và đau. Hãy nhớ là không bao giờ chườm đá trực tiếp lên môi vì điều này có thể làm môi bị bỏng lạnh và gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Chườm túi trà đen hoặc thoa trà đen đặc lên môi có thể làm giảm sưng. Tuy nhiên, nên để lạnh túi trà hoặc để nước trà mát trước khi áp dụng lên môi để tránh làm tổn thương, bỏng rát lên môi. Bạn có thể áp dụng cách này vài lần trong ngày để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Thoa mật ong lên môi để kháng khuẩn và làm lành các vết xước, tổn thương một cách tự nhiên. Bạn có thể rửa sạch môi sau đó thoa mật ong lên và để yên trong 10 – 15 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dưỡng ẩm cho môi để hạn chế tình trạng khô hoặc nứt nẻ. Thoa kem chống nắng cho môi cũng là điều cần thiết để tránh cháy nắng và các dạng tổn thương mô khác.

Khám và điều trị môi sưng

Đối với tình trạng ngủ dậy sưng môi trên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên môn để có biện pháp điều trị hợp lý. Thông thường, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid như Ibuprofen hoặc Corticosteroid có thể giúp giảm sưng. Thuốc cũng có hiệu quả trong việc làm giảm bầm hoặc tụ máu khi môi bị sưng.
  • Thuốc kháng Histamine cho các trường hợp dị ứng. Thuốc cũng có thể chống ngứa và làm dịu cảm giác nóng rát ở môi (nếu có).
  • Thuốc kháng virus hoặc kháng khuẩn có thể được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng da.
  • Các trường hợp rối loạn thần kinh hoặc gặp vấn đề về cơ mặt có thể cần điều trị xâm lấn nhiều hơn. Các loại thuốc giãn cơ như Gablofen có thể mang lại hiệu quả trong trường hợp này.
  • Trường hợp nghi ngờ ung thư môi có thể cần được điều trị bằng phương pháp đặc trị hoặc phẫu thuật.

Môi sưng tại nhà do rất nhiều nguyên nhân. Cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Healthmart.vn hi vọng qua bài viết ” Ngủ dậy sưng môi là bệnh gì, có nguy hiểm không?” các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi hiệu quả, kịp thời nhé! Chúc các bạn thành công.

Từ khóa:

  • hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi
  • cách trị sưng môi nhanh nhất
  • cách làm hết sưng môi khi ngủ dậy
  • môi bị sưng và tê

7 thoughts on “Ngủ dậy sưng môi là bệnh gì, có nguy hiểm không?

  1. Vũ Huyền says:

    sưng môi có thể là dấu hiệu of nhiều bệnh lý khác nhau, nên đi khám sớm để được chẩn đoán and điều trị kịp thời

  2. Lê Thảo says:

    hihi, sao tự dưng mình lại bị sưng môi nhỉ, chắc là do hôm qua ăn phải son môi hết hạn rồi

  3. Quang Minh says:

    sưng môi thì cũng phải xem là sưng ở mức độ nào chứ, sưng nhẹ thì có can thiệp làm gì cho mất công

  4. Hồng Vân says:

    ôi giời ơi, sưng môi thôi mà có cần phải viết hẳn một bài dài dòng như thế này không nhỉ

  5. Ngọc Hà says:

    Tác giả viết rằng sưng môi có thể do dị ứng, but theo tôi thì nguyên nhân này không phô biến như tác giả nêu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *