4 tác dụng của nấm trùng thảo với sức khoẻ& cách dùng

Nấm trùng thảo là một loài kí sinh trùng sống ký sinh trên côn trùng giàu dinh dưỡng tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường sinh lý, tăng hệ miễn dịch, trong đó đông trùng hạ thảo và nhộng trùng thảo là 2 loại nấm trùng thảo dược nhiều người biết đến nhất..

Nấm trùng thảo là gì?

Nấm từ lâu đã được con người biết đến và ứng dụng rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất. Nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm như lên men (nấm men, một số loại nấm mốc…), sử dụng làm thức ăn (như nấm mỡ, bào ngư, nấm rơm, nấm hương, nấm mối…) hoặc làm dược liệu (linh chi, vân chi, hầu thủ, thượng hoàng…)… Đặc biệt có nhiều loại nấm vừa được sử dụng để làm dược liệu vừa có thể sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp, trong đó có một số loài thuộc nhóm nấm trùng thảo như Đông Trùng Hạ Thảo, Nhộng Trùng Thảo…

Nấm trùng thảo hay thường gọi là nấm ký sinh côn trùng, là một nhóm các loài nấm có đặc điểm sinh học là thường ký sinh trên sâu non, sâu bướm, bọ cánh cứng, chuồn chuồn, kiến … và ấu trùng của nhiều loài côn trùng, đến nay các nhà khoa học đã phát hiện và phân loại được khoảng 570 loài thuộc chi Cordyceps và khoảng 170 loài thuộc chi Ophiocordyceps có những đặc tính sinh học tương tự. Dưới đây là 4 loại nấm trùng thảo phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Đông Trùng Hạ Thảo

Đông Trùng Hạ Thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis hay Ophiocordyceps sinensis, sở dĩ có tên gọi Đông Trùng Hạ Thảo vì mùa đông nấm Cordyceps sinensis lây nhiễm sang ấu trùng của sâu bướm, lúc này nó ở hình dạng côn trùng (“đông trùng”) rồi sau đó sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính cơ thể ấu trùng, giết chết vật chủ và đợi tới mùa hạ mọc ra quả thể nấm trên xác vật chủ ở hình dạng cây nấm (“hạ thảo”).

dong-trung-ha-thao-tuoi-0

Đông Trùng Hạ Thảo có mức độ phân bố hẹp, loài này thường chỉ ký sinh trên sâu non của loài côn trùng thuộc chi Thitarodes, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao khu vực Tây Tạng với độ cao từ 4000-5000m. Do quá trình khai thác quá mức, hiện loài nấm Cordyceps sinensis đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.

https://healthmart.vn/nam-thai-duong-orihiro-nhat-ban

Nhộng Trùng Thảo

Tên khoa học là Cordyceps militaris, là loài nấm ký sinh côn trùng có mức độ phân bố đa dạng, phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và ký sinh trên nhiều loại côn trùng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thường ký sinh trên ấu trùng dạng nhộng của các loại côn trùng nên được gọi là Nhộng Trùng Thảo (hay Trùng Thảo).

Cordyceps militaris  được xem là một sự lựa chọn thay thế cho Đông Trùng Hạ Thảo truyền thống vì các thành phần hoạt chất có trong loài Cordyceps Sinensis đều được tìm thấy trong loài Cordyceps Militaris, chính vì vậy ngày nay loài Cordyceps Militaris đang được nghiên cứu nuôi trồng với quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới.

Một số loài nấm trùng thảo khác

Cordyceps takaomontana (Đông Trùng Hạ Thảo tằm dâu), Cordyceps sololifera, Cordyceps cicadae…

Nấm trùng thảo chứa thành phần gì?

Nấm trùng thảo tuy có nhiều loài nhưng hiện nay chỉ có hai loài Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris là được nghiên cứu ứng dụng trong y học và thực phẩm nhiều hơn cả.

Bằng những công trình nghiên cứu và thực nghiệm, khoa học hiện đại chỉ ra rằng trong các loài nấm trùng thảo được nghiên cứu có chứa các thành phần acid amin (acid Cordycepic, acid glutamic, phenylanin, prolin, diamino propan, lipic…), các nguyên tố vi lượng (Se, Al, Si, K, Na, Se…). Quan trọng hơn là trong một số loài nấm trùng thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần nhờ vào sự phát triển của khoa học, nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao và đang được nghiên cứu để sử dụng trong y học như Cordyceptic acid, Cordycepin, Adenosine, HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs)… Ngoài ra nấm trùng thảo còn có chứa nhiều loại vitamin như A, B12, B2, C, E …

Một số hoạt chất chính trong nấm trùng thảo:

  • Cordycepin
  • Adenosine
  • Polysaccharides
  • Sterols
  • Acid cordycepic (D-mannitol)

Nấm trùng thảo có tác dụng gì?

Ngày nay các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh nấm trùng thảo có các tác dụng như:

  • Phục hồi sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai cơ bắp
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng
  • Giúp an thần và trấn tĩnh thần kinh
  • Bảo vệ thận, chống lại sự suy thoái thận, phục hồi tế bào thận;
  • Bảo vệ tim mạch, giữ ổn định nhịp tim, hạ huyết áp, chống lại sự thiếu máu cơ tim, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể;
  • Hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường;
  • Bảo vệ phổi, hỗ trợ trị các bệnh về phổi và đường hô hấp như đờm, hen suyễn, các chứng ho lâu ngày;
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống viêm nhiễm, kháng viêm, kháng lại các loại virus như viêm gan B, lao…;
  • Làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế bệnh tật ở tuổi già;
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư;
  • Hạn chế tác hại của tia tử ngoại, các chất phóng xạ;
  • Hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị xạ trị;
  • Hỗ trợ yếu sinh lý

Trên đây là những thông tin hữu ích về nấm trùng thảo và những công dụng tuyệt vời của nấm trùng thảo mà baonongsan.com muốn chia sẽ đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Chúc các bạn thành công.

Từ khóa:

  • công dụng của nấm trùng thảo
  • nấm trùng thảo hoàng kim
  • cao nấm trùng thảo 2020
  • nấm trùng thảo tươi 2020

14 thoughts on “4 tác dụng của nấm trùng thảo với sức khoẻ& cách dùng

  1. Long Văn Hiến says:

    Bài viết này rất bổ ích, tôi đã học được nhiều điều mới về nấm trùng thảo. Cảm ơn tác giả!

  2. Thanh Phương Thảo says:

    Nấm trùng thảo có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với người già và người bị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.