Muồng trâu là cây gì, có tác dụng gì?

Câu muồng trâu còn có tên gọi là cây lác, cây muồng thuộc họ nhà đậu có nguồn gốc từ Mexico là loại thảo dược có tính nhuận tràng, thải độc gan, thường được sử dụng chữa cách bệnh đường tiêu hoá, gan, viêm họng…

Muồng trâu là cây gì?

Cây muồng trâu còn có tên gọi khác là cây muồng lác, cây lác,… Tên khoa học là Cassia alata L., thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Cây nhỏ, cao từ 1,5-3m, thân gỗ mềm, có đường kính 10-15cm. Lá kép lông chim chẵn, dài 30-40cm, có 8-14 đôi lá chét. Lá chét có hình trứng, đỉnh lá tròn, cặp lá chét đầu tiên gầ phía cuống nhỏ nhất và cách cặp lá chét thứ 2 một quãng hơi xa, còn các cặp lá chét sau xếp khoảng cách giống nhau. Cặp lá chét trên cùng dài hơn, khoảng 12-14cm.

***

Trà đêm Orihiro Nhật 2023 hot

Hoa mọc thành cụm, bông dày đặc nhiều hoa, dài 30-40cm, có màu vàng sẫm. Quả dạng đậu dài 10-16cm, rộng 15-17mm, dọc theo chiều quả có 2 cánh. Khi non có màu xanh lục và khi khô già chuyển thành màu nâu. Mỗi quả chứa tới 60 hạt.

Cây muồng trâu có nhiều ở đâu?

Cây mọc hoang và phân bố nhiều từ các tỉnh miền Trung vào đến miền Tây nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Cà Mau, Đồng Tháp,…

Cây được thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu trước khi cây ra hoa sau đó. Toàn bộ các bộ phận của cây như lá, thân, hạt đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Quả thu hái vào tháng 11-12, tách lấy hạt dùng tươi hoặc phơi khô.

Cây muồng trâu chứa thành phần gì?

Theo nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong 100g lá muồng trâu tươi có 0,57-1,43g protein, 4,16-6,0g đường khử, 7,82-10,51g lipid, 8,35-15,2g cellulose, trong đó lá bánh tẻ có hàm lượng đường khử và lipid cao hơn so với lá non và lá già.

Hàm lượng vit C trong 100g lá là 0,970-1,362g và từ dịch chiết từ lá muồng trâu trong ethanol 85% thu được 6,14% cao lá. Loại cao này có hoạt tính kháng khuẩn với 5 chủng vi khuẩn kiểm định, trong đó kháng mạnh nhất với B.subtilis.

https://healthmart.vn/tra-giam-mo-bung-orihiro

Ngoài ra, cây muồng trâu còn chứa các dược chất như anthraquinones (một loại dược chất mạnh dùng để chữa trị các bệnh về da), acide chrysophanique, flavonoid, đặc biệt khi lá vừa được hái xong người ta tìm thấy glucoside, khi sấy khô ở nhiệt độ 40 độ C, hợp chất này phân chia thành các sennosides.

Sennosides có cơ chế hoạt động như sau: khi vào đến đại tràng, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột, chúng được thủy phân và giải phóng chất anthrones. Anthrones ảnh hưởng đến nhu động ruột, có tác dụng nhuận tràng mạnh.

Trong đông y, cây muồng trâu có vị hơi đắng, mùi hăng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, sát trùng, lợi tiểu và chữa các bệnh về da. Riêng lá muồng trâu có vị cay, tính ấm, có khả năng sát trùng cao.

Cây muồng trâu có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Theo Đông y thì cây muồng trâu có vị đắng, mùi hăng, tính mát, có tác dụng rất tốt làm tăng nhuận tràng, sát trùng, thanh độc, giải nhiệt, lợi tiểu cực kỳ tốt…Sau đây sẽ là một số gợi ý về cách sử dụng cây muồng trâu trong điều trị bệnh.

  1. Chữa bệnh lang ben, hắc lào: Sử dụng 1 nắm lá cây muồng trâu sau đó đem đi rửa sạc, cho vào nồi đun cùng với khoảng 2 lít nước đến khi sôi thì các bạn tắt bếp và cho một vài hạt muối trắng vào nồi. Sau khi nước đã nguội các bạn có thể sử dụng để tắm rửa vào những vùng bị mắc bệnh lang beng 1 lần/ngày.
  2. Táo bón do nhiệt: Chuẩn bị muồng trâu, chút chít mỗi vị 20g; đại hoàng 6g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì có thể tắt bếp để nguội, chia thành 2 phần bằng nhau uống vào buổi sáng hoặc chiều. Sử dụng bài thuốc từ cây muồng trâu này liên tục trong khoảng 5 ngày sẽ cảm nhận được những hiệu quả bất ngờ.
  3. Chữa trị bệnh thấp khớp: Muồng trâu 40g; cây vòi voi 30g; tang sinh ký, quế chi, dứa dại, rễ cây cỏ xước mỗi vị 20g. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc cùng với  500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì có thể tắt bếp để nguội. Chia thuốc thành 2 phần uống trong ngày
  4. Ngăn ngừa hiện tượng mẩn ngứa ngoài da: Dùng một nắm lá cây muồng trâu sau đó giã nát ra bằng cối, dùng để đắp trực tiếp lên phần da bị mẩn ngứa. Do có tính sát trùng cao nên các loại vi khuẩn gây ngứa sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng.
  5. Chữa bệnh viêm họng: Lá cây muồng trâu, ké đầu ngựa, mùi tàu, đọt tre mỗi vị 8g; Hương bài 10g; Mức hoa trắng 6g; Trần bì 4g; Đăng tâm 2g. Dùng sắc cùng với 500ml nước uống trong ngày, nên uống vào khoảng thời gian sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
  6. Chữa các bệnh liên quan đến gan: Sử khoảng 100g cây muồng trâu (bao gồm cả lá, thân, rễ cây) đem thái nhỏ sai vàng, sắc cùng với khoảng 2 lít nước uống thay nước lọc hàng ngày. Cách làm này có tác dụng thanh nhiệt giải độc cực kỳ tốt.
  7. Chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Lá cây muồng trâu, gừng tươi, củ sả, vỏ quýt mỗi vị 4g; Cỏ mực, rau má, mần trầu, ké đầu ngựa, cam thảo đất, rễ cỏ tranh mỗi vị 8g. Dùng tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 1 lít nước đến khi sôi khoảng 15 phút thì có thể tắt bếp. Sử dụng bài thuốc từ cây muồng trâu trước mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn  kiết lỵ…

Lưu ý khi sử dụng muồng trâu

Mặc dù được đánh giá là loại thảo dược được đánh giá rất cao trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên các bạn cần phải lưu ý những việc sau đây để có thể sử dụng cây muồng trâu đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Đối với những người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên sử dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
  • Việc sử dụng lá cây muồng trâu để chữa trị bệnh trong một khoảng thời gian dài vì chúng có thể gây ra một số những tác dụng phụ không mong muốn
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú là những đối tượng rất nhạy cảm đối với thành phần bên ngoài và không được khuyến khích sử dụng cây muồng trâu để chữa trị bệnh vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Trước khi quyết định sử dụng cây muồng trâu để chữa trị một căn bệnh nào đó nên tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

từ khoá

  • cây muồng trâu thường mọc ở đâu 2022
  • hình ảnh cây muồng trâu 2021
  • hạt muồng giảm cân

14 thoughts on “Muồng trâu là cây gì, có tác dụng gì?

  1. Quốc Bảo says:

    Cây muồng trâu mà chữa được cả gai cột sống hả? Vậy thì mấy ông lang中医ội gì nữa.

  2. Văn Nam says:

    Em thấy bài viết này rất hữu ích. Em sẽ chia sẻ cho bạn bè để mọi người cùng biết về loại cây này.

  3. Quốc Huy says:

    Bài viết hay quá, nhưng mà tác giả viết sai chính tả nhiều quá. Nhìn mà thấy khó chịu.

  4. Thu Phương says:

    Em thắc mắc là tác giả có phải là chuyên gia về cây thuốc không? Vì em thấy có một số thông tin trong bài viết chưa chính xác.

  5. Ngọc Quỳnh says:

    Ôi, hóa ra cây muồng trâu lại có nhiều công dụng đến vậy. Tưởng chỉ là cây dại thôi chứ.

  6. Thùy Trang says:

    Thông tin trong bài viết rất cũ rồi. Có nhiều nghiên cứu mới hơn về cây muồng trâu mà tác giả chưa cập nhật.

  7. Thanh Tùng says:

    Thật hay quá! Em mới biết về loại cây này thôi. Cảm ơn anh/chị đã chia sẻ thông tin bổ ích.

  8. Tuấn Anh says:

    Theo em thì tác giả nên thêm vào bài viết phần hướng dẫn sử dụng cây muồng trâu để độc giả dễ tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.