Lùa mì là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và cực tốt cho sức khoẻ con người, đặc biệt với người bị tiểu đường, ăn uống thiếu chất, bệnh gan, sỏi túi mật… Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu những giá trị của lúa mì với sức khoẻ nha.
Lúa mì được coi là nữ hoàng của các loại ngũ cốc bởi những lợi ích tuyệt vời chúng mang lại cho sức khỏe. Lúa mì giúp bổ sung năng lượng, kiểm soát béo phì, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Không chỉ vậy, lúa mì còn cải thiện trao đổi chất, thúc đẩy hệ tiêu hoá cũng như ngăn ngừa hen suyễn và sỏi thận.
Lúa mì có lợi ích gì với sức khỏe?
Nhịp sống hiện đại làm tăng cao những nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người, cùng với đó kéo theo chi phí dành cho y tế. Cùng với nhịp sống công nghiệp hóa hiện đại thì nguy cơ đe dọa sức khỏe ngày càng tăng và chi phí y tế cũng ngày càng cao. Vấn đề sức khỏe ngày nay trở thành mối quan tâm hàng đầu, tất cả mọi người đều muốn tìm những sản phẩm tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trong vô vàn sự lựa chọn, lúa mì được nhiều người tin tưởng bởi những lợi ích thiết thực mà loại thực phẩm này mang đến cho cơ thể chúng ta.
1. Lúa mì cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng của Đại học Northumbria – Vương quốc Anh, ngũ cốc nguyên cám dồi dào hàm lượng vitamin B và carbohydrate, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và có đủ năng lượng cho một ngày dài làm việc.
2. Lúa mì giúp kiểm soát béo phì
Lúa mì không chứa nhiều tinh bột và đường nên có khả năng kiểm soát cân nặng tự nhiên, đặc biệt đối với phụ nữ. Phụ nữ tiêu thụ các sản phẩm ngũ cốc nguyên cám trong thời gian dài sẽ giảm cân đáng kể. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, ngũ cốc nguyên cám cũng rất tốt cho bệnh nhân béo phì.
3. Ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa
Bạn có biết lối sống hiện đại và khẩu phần ăn là các yếu tố chính dẫn đến hội chứng rối loạn chuyển hóa ở người Việt Nam? Các hội chứng chuyển hóa phổ biến bao gồm: tình trạng béo bụng, rối loạn mỡ máu (tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, xơ vữa ở thành động mì), huyết áp cao.
Ngũ cốc nguyên cám được coi là một thần dược giúp chống lại các hội chứng trên. Theo một nghiên cứu được công bố trên Hiệp hội Dinh dưỡng, nếu chúng ta tiêu thụ một lượng lớn lúa mì nguyên hạt mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát chỉ số mỡ nội tạng và chỉ số BMI tốt hơn.
4. Ngăn ngừa tiểu đường loại 2
Tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của chứng bệnh tiểu đường. Hiểu đơn giản, đây là triệu chứng rối loạn chuyển hóa lâu dài do đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối. Cụ thể, tốc độ tiết insulin của cơ thể trở nên chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose trong máu. Lúa mì chứa hàm chứa lượng magie cao giúp cải thiện độ nhạy insulin, từ đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho chúng ta.
***
Bột lúa non Nhật 44 gói mẫu mới đang hot
5. Giảm viêm mãn tính
Lúa mì chứa chất betaine hỗ trợ phòng chống các bệnh viêm mãn tính. Khi bổ sung lúa mì vào khẩu phần ăn hàng ngày, chúng ta cùng lúc bổ sung betaine cho cơ thể, giúp làm giảm triệu chứng cứng khớp do viêm, đẩy lùi nguy cơ viêm mãn tính và ngăn chặn các bệnh khác như loãng xương, tim mạch, Alzheimer, suy giảm nhận thức….
6. Ngăn ngừa sỏi mật
Axit mật quá cao là một nguyên nhân chính gây ra sỏi mật. Một số nghiên cứu của Tạp chí Gastroenterology (Mỹ) đã chứng minh được rằng lúa mì nguyên cám giúp ngăn ngừa sỏi mật hiệu quả. Lí do là bởi lúa mì nguyên cám rất giàu chất xơ không hòa tan, có thể giúp tiêu hóa nhanh chóng, trơn tru và làm giảm sự tiết axit mật.
7. Tăng cường trao đổi chất
Các bác sĩ khuyên nên ăn bánh mì lúa mì và các thực phẩm giàu chất xơ khác để hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, cải thiện vóc dáng. Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế không chỉ gây tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ kháng insulin trong cơ thể
8. Bổ sung chất xơ
Khi bạn duy trì chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, bạn có thể đẩy lùi tất cả các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn hay táo bón. Lúa mì là một loại “thuốc nhuận tràng” tự nhiên và tốt nhất.
Ngoài ra, chế độ ăn ít chất xơ có thể dẫn đến viêm túi thừa do viêm và đau ruột dưới. Điều này cũng có thể dẫn đến táo bón mãn tính hay nặng hơn là viêm đại tràng. Những vấn đề trên đều có thể được dễ dàng xử lý một cách tự nhiên khi chúng ta thay đổi sang một chế độ ăn lành mạnh hơn với ngũ cốc nguyên cám như lúa mì.
9. Thúc đẩy sức khỏe phụ nữ
Nghiên cứu của Women’s Health Initiative cho thấy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung năng lượng, ngăn ngừa tăng cân, tiểu đường loại 2 và điều chỉnh chỉ số BMI cho phụ nữ. Không những thế, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì còn chứa folate và vitamin B, hỗ trợ giảm các vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
10. Ngăn ngừa hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu quốc tế về dị ứng và hen suyễn ở trẻ em đã chứng minh rằng chế độ ăn uống được bổ sung thêm lúa mì sẽ giúp giảm khả năng mắc bệnh đến khoảng 50%.
Người ta đã thấy rằng những đứa trẻ ăn lúa mì và cá với số lượng lớn không bị mắc các bệnh liên quan đến hen suyễn vì những thực phẩm này có lượng magiê và vitamin E cao.
Lưu ý: Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lúa mì có thể gây dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân hen suyễn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lúa mì nếu bạn có tiền sử về dị ứng.
11. Làm giảm các triệu chứng mãn kinh
Phụ nữ ở độ tuổi từ 40-47 nên thêm các sản phẩm ngũ cốc nguyên cám như lúa mì vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp tăng hàm lượng chất xơ và protein. Điều này giúp các chị em kiểm soát cân nặng, cân bằng hormone và làm giảm các triệu chứng mãn kinh khác.
12. Thải độc gan
Gan là cơ quan quan trọng giúp loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Trong mầm lúa mì chứa chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào giúp giải độc gan. Ngũ cốc nguyên cám như lúa mì cũng có tác dụng thanh lọc, bảo vệ gan hiệu quả. Vì vậy, chúng ta rất nên bổ sung các thực phẩm tươi sống và thực phẩm chức năng có chiết xuất lúa mì vào chế độ ăn hàng ngày.
***
Giải độc gan Orihiro Nhật 2021 hot
13. Tốt cho tim mạch
Lúa mì giàu chất xơ, kali, folate và vitamin B6 nên thường được xếp vào nhóm thức ăn tốt cho tim mạch. Nguồn chất xơ tuyệt vời trong lúa mì giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như các nguy cơ mắc các bệnh về tim. Đặc biệt, chất xơ beta glucan có trong lúa mì cũng hỗ trợ loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết.
Nếu có quá nhiều homocysteine tích tụ trong cơ thể, chúng có thể làm hỏng mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tim. Lượng vitamin B6 và folate dồi dào trong lúa mì sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ của homocysteine.
14. Cải thiện đường ruột
Các tinh chất ở vỏ cám lúa mì giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, giúp chúng phát triển và sinh sôi nhiều hơn, từ đó thúc đẩy hệ tiêu hóa và tăng sự hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể con người.
Ngoài ra bulgur có trong lúa mì là một loại tinh bột kháng tiêu – loại tinh bột tiền sinh học mà cơ thể không thể phá vỡ và có chức năng hoạt động như chất xơ. Khi vào cơ thể, bulgur sẽ di chuyển đến ruột già và trở thành thức ăn cho vi khuẩn. Khi các vi khuẩn trong đường ruột tiêu hóa tinh bột kháng tiêu, chúng tạo thành một số hợp chất giúp nhuận tràng và bảo vệ ruột kết luôn khỏe mạnh.
15. Thần dược cho làn da và mái tóc
Selenium, vitamin E và kẽm trong lúa mì giúp dưỡng da, chống lại mụn trứng cá và ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, giúp loại bỏ độc tố thường xuyên. Điều này sẽ khiến cho làn da của chị em luôn mịn màng và tươi trẻ.
16. Cải thiện thị lực
Vitamin E, niacin và kẽm trong các loại ngũ cốc nguyên cám là một trong những vi chất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của thần kinh thị giác, bảo vệ và giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt. Lúa mì cũng chứa lutein giúp cải thiện thị lực rõ rệt và làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.
17. Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Bệnh ung thư ngày càng có nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người. Đặc biệt, có những bệnh ung thư chỉ gặp ở phụ nữ. Selenium là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại thực phẩm, nhưng lại có thể tìm thấy trong lớp vỏ cám của lúa mì. Đây là một chất đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của enzyme gan, giúp giải độc tố của một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể và đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ. Một số báo cáo chứng minh rằng phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng lúa mì đã giảm 41% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú so với những người không sử dụng.
Ngoài ra cám mì còn làm giảm đáng kể sự tiết axit mật và sự hoạt động của các vi khuẩn trong phân, do đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Không chỉ thế vỏ cám còn chứa lignans – là chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm bớt các nguy cơ nhất định đối với bệnh ung thư ở con người.
18. Cải thiện tâm trạng
Cuộc sống quá bận rộn và áp lực có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Sắt, folate, vitamin B và vitamin E có trong lúa mì hỗ trợ sản xuất serotonin, bổ sung năng lượng, giúp giảm bớt trầm cảm, cải thiện tâm trạng và tăng sức đề kháng chung của cả cơ thể.
Phân biệt và sử dụng hai loại lúa mì
Lúa mì nguyên cám:
- 100% lúa mì nguyên chất.
- Tất cả các chất dinh dưỡng của vỏ cám và mầm, cũng như nội nhũ đều được đảm bảo.
Lúa mì tinh chế:
- Chế biến bằng cách chiết xuất 60% từ hạt, còn 40% được loại bỏ bao gồm lớp vỏ nâu bên ngoài – chứa lớp vỏ cám rất bổ dưỡng và mầm của hạt lúa mì.
- >1/2 vitamin B1, B2, B3 và E, canxi, phốt pho, axit folic, đồng, kẽm, sắt và chất xơ bị mất.
- Chứa hàm lượng calo và carb cao với rất nhiều tinh bột và một lượng nhỏ protein. Được chế biến thành các loại bột khác nhau: bột mì đa dụng, bột bánh,… thường dùng để làm bánh và các loại mì được làm bằng tay.
Sử dụng lúa mì trong thực đơn hàng ngày có thể xem là “chìa khóa vàng” cho sức khỏe.
Lưu ý:
Giống như bất kể một loại “siêu thực phẩm” nào khác, lúa mì cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Để sử dụng loại thực phẩm này một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
- Bạn không nên dùng lúa mì nếu cơ thể nhạy cảm với gluten hoặc mắc bệnh Celiac. Khi mới bắt đầu sử dụng lúa mì bạn có thể phải đối mặt với hội chứng ruột kích thích dạng nhẹ.
- Lúa mì rất giàu oxalate nên có thể trở thành nguyên nhân gây ra sỏi mật, sỏi thận và bệnh gút.
- Hãy cân nhắc trước khi sử dụng lúa mì nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khác. Lý do bởi lúa mì chứa axit phytic (chất chống dinh dưỡng) và có thể làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như sắt hay kẽm.
- Bệnh nhân tiểu đường nên tránh sử dụng các loại lúa mì đã tinh chế để tránh bị tăng chỉ số đường huyết
từ khoá
Bài viết khá hay, nhưng nội dung hơi dài và khó hiểu, nếu có thể, tác giả nên chia nhỏ những thông tin, trình bày ngắn gọn hơn để người đọc dễ tiếp thu.
Theo mình, những lợi ích của lúa mì còn tùy thuộc vào loại lúa mì và cách chế biến. Ăn quá nhiều lúa mì cũng không tốt, có thể gây đầy bụng và khó tiêu.
Bài viết thiếu thông tin về tác hại của lúa mì đối với những người bị dị ứng gluten.
Bài viết này giống kiểu quảng cáo cho lúa mì quá, các lợi ích thì nói rõ ra, còn tác hại thì chỉ nói lấp lửng.
Mình không đồng tình với quan điểm của tác giả khi cho rằng lúa mì là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đối với những người bị dị ứng gluten, lúa mì có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Bài viết rất bổ ích và thú vị. Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ những thông tin hữu ích này.
Lúa mì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, như bánh mì, mì ống, bánh pizza… Mình rất thích những món ăn này.
Ngoài những lợi ích nêu trong bài viết, lúa mì còn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết và tiểu đường tuýp 2.
Lúa mì mà có nhiều lợi ích vậy sao? Mình tưởng chỉ có gạo mới tốt cho sức khỏe thôi chứ.
Ngoài những lợi ích nêu trong bài viết, lúa mì còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Ăn lúa mì mà cứ như ăn thuốc bổ vậy, thật không ngờ lại có nhiều lợi ích đến thế.