Cách kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không?

Chia sẽ cách kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không? kèm theo cách chọn nhà mạng ảo ở Nhật, cách mở khóa điện thoại miễn phí ở Nhật. Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu nhé!!!

***

Thanh toán bằng điện thoại ở Nhật thế nào, có phức tạp không?

Mang điện thoại sang Nhật có dùng được không?

Trước đây, trong khi người dân ở nhiều quốc gia châu Á và châu Âu đã quen thuộc với các thiết bị di động không khóa sim (tương thích với sim của mọi nhà mạng) thì điện thoại di động từng bị hạn chế rất nhiều ở Nhật Bản.

Bạn sẽ gần như không thể dùng điện thoại có sẵn của mình để đem tới và kết nối với bất kỳ nhà mạng nào tại thị trường viễn thông tại Nhật: Docomo, Au và Softbank. Nếu bạn không mua điện thoại của một trong “ba-ông-lớn” trên kèm theo một gói dịch vụ hợp đồng hai năm đắt đỏ, thì bạn không có quyền truy cập vào mạng của nó.

Rất may, nhờ vào sự phát triển của MVNO một vài năm trước đây mà “quanh cảnh về thị trường di động” đã thay đổi một cách tích cực. Nó đã chấm dứt một thực tiễn hạn chế, đó là lệnh cấm mở khóa điện thoại ở Nhật Bản. Giờ đây, mọi người có thể tự do lựa chọn một gói cước rẻ hơn hoặc chuyển sang sử dụng một nhà mạng hợp lý hơn mà không bị “mắc kẹt” trong hợp đồng 2 năm hạn chế.

MVNO la 2gi2?

MVNO*: Mạng di động ảo (Mobile Virtual Network Operator – MVNO) là mạng di động mà nhà cung cấp không sở hữu hạ tầng mạng lưới mà mua cả gói lưu lượng lớn truy cập dịch vụ mạng của một nhà mạng di động khác và cung cấp dịch vụ di động với giá bán lẻ riêng tới khách hàng.

Rất nhiều bạn mới sang Nhật chưa có kinh nghiệm và không rành tiếng Nhật đã tin vào các quảng cáo có lợi-ích-trên-trời như: “siêu rẻ”, “dùng mạng tẹt ga”, “không cần hợp đồng”, vân vân, và tự đặt mua điện thoại qua facebook hay qua các cửa hàng vỉa hè bán điện thoại cũ ở Nhật (chủ shop là người nước ngoài). Chỉ vì cả tin, không biết cách kiểm tra và ham lợi ích nhỏ trước mắt mà các bạn ấy đã mua phải điện thoại sử dụng bất-hợp-pháp đang hoặc sắp bị nhà mạng block. Những loại máy đó thường có giá rẻ hơn nhiều so với máy không bị khóa mạng.

Cách kiểm tra điện thoại có bị khóa hay không?

Tìm mã số IMEI của máy (製造番号- Seizoubangou)

Để xác nhận mã IMEI của máy, bạn có thể dùng 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Vào phần gọi điện thoại bấm *#06#

Sau khi bấm gọi cú pháp trên thì máy sẽ hiện lên dãy số khoảng 14~15 ký tự, đây chính là mã số IMEI của máy.

Cách 2: Tìm mã IMEI trong mục cài đặt của máy.

  • Đối với điện thoại iPhone: Cài đặt → Cài Đặt Chung → Giới thiệu
    (iOS tiếng Anh:Setting>General>About) rồi kéo xuống phía dưới sẽ thấy dãy số IMEI.
  • Đối với thiết bị hệ điều hành Android: Cài Đặt > Thông tin điện thoại > IMEI
    (Settings > About phone > IMEI)

Tiến hành kiểm tra tình trạng của máy

Sau khi đã tra được mã số IMEI thì chúng ta bắt đầu tiến hành kiểm tra tình trạng của máy đối với các nhà mạng Docomo, AU, Softbank như sau:

Truy cập trang kiểm tra tổng hợp các nhà mạng ở đây:https://snowyskies.jp/imeiChecking/: Đây là trang kiểm tra tổng hợp tình trạng máy đã bị block hay đang trả góp hoặc máy bản quốc tế qua mã số IMEI.

Nhập số IMEI vào ô < IMEI/MEID入力> (15 chữ số).

Chọn các ô trống tương ứng với các nhà mạng bạn muốn kiểm tra ở mục “チェック対象”

  • KDDI = mạng AU
  • SBM系 = thuộc về mạng SoftBank
  • Docomo = mạng Docomo
  • Mineo = mạng mineo (nhà mạng tổng hợp)
  • UQモバイル= nhà mạng con của AU

Click chữ: ‟チェックする” để tiến hành kiểm tra và nhận kết quả tương ứng với các ký hiệu: 〇、△ 、✕、―

  • 〇 : Máy này hiện dùng bình thường không trong quá trình trả góp. Không phải là máy báo mất hay vi phạm hợp đồng nên không bị chặn (block).
  • △ : Máy không bị khóa, vẫn dùng được bình thường nhưng đang trong quá trình trả góp hoặc bị hạn chế mức độ sử dụng. Nếu sau này vi phạm hợp đồng ( không thanh toán hết tiền máy) hoặc bị báo là máy bị mất sẽ bị khóa lại và chuyển thành tình trạng [x] như dưới đây.
  • ✕ : Máy đang trong tình trạng bị khóa, bị hạn chế hoặc cấm sử dụng do đã vào danh sách đen (blacklist). Tức là máy sẽ không dùng được sim với nhà mạng hợp đồng ban đầu cũng như bất kỳ loại sim nào khác do vi phạm hợp đồng hoặc bị báo mất.

Mã số IMEI không xác thực được: Có thể nhập sai hoặc thiết bị là bản quốc tế không có hợp đồng sử dụng với bất kỳ nhà mạng nào tại Nhật. Đối với kết quả này, nếu máy của quý khách là máy mua chính hãng tại cửa hàng hệ thống có bảo hành thì hoàn toàn yên tâm để sử dụng các dòng sim-free giá rẻ. Cũng có trường hợp là máy xách tay mua cũ đã qua bẻ khóa/jailbreak lên quốc tế bất hợp pháp. Đối với trường hợp này, máy của quý khách sẽ không thể sử dụng mọi loại sim giá rẻ. Xin vui lòng lưu ý!

Ví dụ: Thiết bị iPhone có mã IMEI là「355691074560399」

Ta nhập mã IMEI là「355691074560399」vào hộp thoại

Sau khi đánh dấu tích vào cả 5 nhà mạng ở dưới hộp thoại nhập mã IMEI, chúng ta bấm vào nút

‟チェックする” và được kết quả như sau:

Theo như kết quả kiểm tra bên trên thì điện thoại iPhone này ra kết quả O tại dòng KDDI (nhà mạng AU). Điều này có nghĩa là máy đang ký hợp đồng với nhà mạng AU và hoạt động bình thường.

Nên chọn nhà mạng nào ở Nhật?

Với những ai đang có ý định tìm mua sim giá rẻ hoặc chuyển sang một nhà cung cấp mạng MVNO giá rẻ và thân thiện với người nước ngoài, đặc biệt với các bạn không giỏi tiếng thì JP SMART SIM của tập đoàn DX HUB (tiền thân là JP Mobile) là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

JP Smart SIM tương thích với các dòng máy sau:

  • Máy SIM FREE – máy không khóa sim – hay thường gọi là bản quốc tế
  • Máy bản lock nhà mạng đã được mở khóa nâng cấp lên quốc tế hợp pháp.
  • Máy không nợ mạng của Docomo hoặc Đã trả hết tiền máy và hủy hợp đồng với nhà mạng.

Tiếp theo là các thông tin hướng dẫ về điều kiện nâng cấp máy di động bản lock lên quốc tế tại Nhật (cập nhật tháng 2/2019)

Từ tháng 2 năm 2019, DOCOMO cho phép người dùng mở khóa điện thoại của họ mà không cần xác thực là người đăng ký hợp đồng ban đầu. Từ tháng 9 năm 2019, AU và Softbank cũng cho phép tất cả người dùng mở khóa thiết bị và nâng cấp nó lên phiên bản SIM quốc tế.

Nếu bạn là chính chủ của thiết bị, bạn có thể tự đăng ký mở khóa điện thoại miễn phí qua trang chủ của nhà mạng. Nếu bạn không phải là chính chủ nhưng điện thoại bạn đang sử dụng đủ điều kiện hợp pháp thì nó cũng có thể được mở khóa. Tuy nhiên, bạn cần phải tới cửa hàng chính thức của nhà mạng để yêu cầu mở khóa và mất phí.

Điều kiện mở khóa điện thoại iPhone miễn phí ở Nhật

Điện thoại có thể mở khóa

Chỉ có điện thoại được bán từ tháng 5 năm 2015 tại Nhật mới có thể được mở khóa miễn phí bằng code lấy từ trang chủ nhà mạng mà điện thoại đang (đã) ký hợp đồng.

Thời gian mở khóa

Điện thoại mua đứt (trả 1 lần): Có thể mở khóa bất kỳ lúc nào

Điện thoại trả góp: Có thể mở khóa sau 100 ngày ký hợp đồng hoặc sau khi thanh toán đầy đủ số tiền trả góp còn lại của thiết bị.

Điện thoại mua theo set của nhà mạng nhưng đã kết thúc hợp đồng:

  • Đối với thiết bị AU, Softbank: thiết bị chỉ có thể được mở khóa trong vòng 100 ngày kể từ ngày hoàn tất hủy hợp đồng. Sau 100 ngày, bạn không thể tự mở khóa và phải đến cửa hàng của nhà mạng để thực hiện quy trình mở khóa và sẽ bị tính phí.
  • Đối với thiết bị Docomo: từ ngày 2 tháng 4 năm 2019, không còn yêu cầu xác nhận chính chủ cho hợp đồng dịch vụ điện thoại. Vì vậy, ngay cả khi bạn hủy hợp đồng sau 100 ngày, bạn vẫn có thể tự mở khóa nếu nó không bị sử dụng bất hợp pháp hoặc bị nhà mạng chặn.

Điện thoại bị chặn bởi các nhà mạng: Điện thoại bị mất hoặc nợ hóa đơn trả góp trong thời gian dài, sử dụng tài liệu giả để đăng ký, v.v … sẽ bị chặn bởi nhà mạng ký hợp đồng ban đầu. Vì vậy, chúng sẽ không thể sử dụng sim của mạng đó nữa.

Nếu bạn và thiết bị di động của bạn đáp ứng 1 trong các điều kiện trên (trừ loại bị chặn) thì bạn hoàn toàn có thể tự đăng nhập vào trang chủ của nhà mạng để mở khóa cho máy của mình, hoàn toàn miễn phí.

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn xong cách kiểm tra tình trạng điện thoại ở Nhật có bị nhà mạng khóa hay không rồi nhé. Các bạn chú ý là kết quả này chỉ đúng tại thời điểm kiểm tra, vì vậy sau này có thể sẽ khác đi nếu máy đó bị bùng tiền hay bị mất cắp… Nên nếu bạn muốn mua điện thoại loại tốt, rẻ và an toàn để dùng ở Nhật thì tốt nhất hãy chọn mua loại máy cũ Docomo không nợ mạng (kết quả 〇) tại hệ thống các cửa hàng điện máy uy tín như BIG CAMERA, YODOBASHI hay SOFT MAP nhé.

ĐẶC BIỆT: Nếu bạn có máy điện thoại mua mới, chính hãng, có bảo hành đầy đủ tại Việt Nam như iPhone, Samsung, Oppo, Huawei, Xiaomi,vv….Thì sẽ không cần phải lo lắng về việc sử dụng các dòng sim giá rẻ tại Nhật nữa.

12 thoughts on “Cách kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không?

  1. Ngọc Ánh says:

    Ngoài những cách trên, còn một cách nữa để kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không là liên hệ trực tiếp với nhà mạng.

  2. Khánh Sơn says:

    Tại sao lại phải kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không? Mua điện thoại mới thì cần gì phải kiểm tra?

  3. Hùng Gia says:

    Kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không thì cũng chẳng để làm gì. Dù có bị khóa thì cũng không mở được.

  4. Phương Linh says:

    Tại sao phải kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không? Mua điện thoại cũ thì mới cần kiểm tra chứ?

  5. Tuấn Hương says:

    Bên cạnh những cách nêu trên, còn một cách khác để kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không là sử dụng dịch vụ kiểm tra IMEI.

  6. Duyên Hằng says:

    Kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không còn phụ thuộc vào nhà mạng mà bạn sử dụng nữa. Không phải nhà mạng nào cũng giống nhau.

  7. Quỳnh Anh says:

    Bài viết này rất hữu ích cho những ai đang có ý định mua điện thoại ở Nhật.

  8. Hoàng Nam says:

    Kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không cũng chẳng để làm gì. Dù có bị khóa thì cũng không mở được.

  9. Trang Thư says:

    Cái này mà cũng phải viết bài hướng dẫn sao? Đến đứa trẻ lên 3 cũng biết cách kiểm tra.

  10. Minh Hoàng says:

    Cách kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không hơi phức tạp. Có cách nào đơn giản hơn không?

  11. Thái Hà says:

    Bài viết này không chính xác. Cách kiểm tra điện thoại ở Nhật có bị khóa hay không không như vậy.

Comments are closed.