Đột quỵ thường xảy ra khi nào?

3 thời điểm diễn ra đột quỵ cần chú ý là: vào buổi sáng sớm, khi tắm đêm và khi thời tiết khắc nghiệt là những thời điểm huyết áp dễ dàng tăng cao, thành mạch máu suy yếu, dẫn đến tai biến.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não đột ngột ngưng trệ, não bộ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát các chức năng trên cơ thể, gây ra những di chứng như: Liệt nửa người, méo miệng, co cứng cơ… thậm chí là tử vong. Theo thống kê, cứ 45 giây trôi qua, thế giới lại có 1 người bị đột quỵ và cứ 3 phút lại có 1 người tử vong vì căn bệnh này. Càng cấp cứu muộn, tế bào não bị hoại tử càng nhiều và nguy cơ để lại di chứng càng cao.

Đột quỵ được chia thành 2 loại: Nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, nhồi máu não chiếm phần lớn (hơn 80%), xảy ra khi trong mạch máu xuất hiện cục máu đông làm tắc mạch; Còn xuất huyết não chiếm gần 20%, xảy ra khi mạch máu bị vỡ.

Bệnh đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi và người mắc các bệnh nền như: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh tim…

Bên cạnh đó, những người có lối sống thiếu khoa học như: Lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh,… cũng là đối tượng tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ.

Đột quỵ thường xảy ra khi nào?

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, có một số mốc thời gian quan trọng mà mọi người cần lưu ý nguy cơ đột quỵ, đó là:

Đột quỵ vào buổi sáng sớm

Sáng sớm là thời điểm thuận lợi để đột quỵ khởi phát. Có 2 lý do giải thích cho hiện tượng này, đó là:

Thứ nhất, huyết áp tăng cao nhất vào sáng sớm. Khi huyết áp tăng cao, áp lực lên mạch máu lớn sẽ khiến thành mạch máu suy yếu, có thể xuất hiện những vết rạn nứt. Mỡ máu, bạch cầu trong dòng máu có thể rơi xuống các vết rạn nứt này và bám lại, khiến những vách này dày lên và tạo thành mảng xơ vữa, làm hẹp thành mạch. Mảng xơ vữa rơi ra kết hợp với tiểu cầu sẽ tạo thành cục máu đông (huyết khối) – tác nhân gây ra hơn 80% số ca đột quỵ.

Thứ hai, vào sáng sớm, nồng độ nitric oxide (NO) trong cơ thể xuống thấp. Trong khi đó, NO lại là yếu tố giúp tăng dòng chảy của máu, điều khiển lưu lượng máu đến từng phần của cơ thể. Chính sự tác động này của NO làm giảm nguy cơ xuất hiện mảng bám trên thành mạch. Khi thiếu NO, nguy cơ hình thành cục máu đông tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ vào sáng sớm.

Khi tắm đêm

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ sau khi tắm chủ yếu là do người bệnh đã có sẵn các bệnh lý nguy cơ như: Tăng huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao… Trong đó, cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu. Khi kết hợp với những thay đổi trong phòng tắm như: Nhiệt độ nước, thói quen dội nước từ đỉnh đầu, nước lạnh… khiến biểu hiện của các bệnh lý này trở nên dữ dội hơn, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ.

Khi thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng là yếu tố nguy cơ phổ biến của đột quỵ. Cụ thể, khi trời lạnh, nhiệt độ thấp làm co mạch máu, tăng độ nhớt máu và huyết áp, nhịp tim… Còn khi trời nóng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng điều hòa và môi trường bên ngoài cao làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, cơ thể mất nước qua hơi thở và mồ hôi, làm tăng triệu chứng rối loạn đông máu. Đây chính là lý do đột quỵ thường xảy ra khi thời tiết khắc nghiệt.

Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều có các yếu tố nguy cơ từ trước. Vì vậy, điều trị và theo dõi chặt chẽ các yếu tố nguy cơ là “chìa khóa” để dự phòng đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ bao gồm: Tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim, hút thuốc lá…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng thói quen sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ. Cụ thể là:

– Hạn chế rượu bia.

– Không hút thuốc.

– Tránh căng thẳng quá mức.

– Tập thể dục, ăn uống điều độ để tránh béo phì; Không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ động vậy… Thay vào đó, nên ăn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa.

Phòng ngừa và phục hồi sau đột quỵ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Nói đến đột quỵ, cần nhấn mạnh rằng, bệnh có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và không chừa một ai. Để ngăn ngừa đột quỵ, ngoài những việc được nêu ở phần trên, các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung sản phẩm thảo dược để tăng cường tuần hoàn, cải thiện chức năng não từ bên trong, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản. Enzyme này có thể phòng ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân chủ yếu gây đột quỵ bằng 2 cách: Một là trực tiếp phá hủy sợi fibrin (sợi tơ huyết tạo nên cục máu đông) và hai là kích thích các yếu tố khác trong máu tăng cường sản sinh plasmin (enzyme nội sinh có khả năng phá hủy fibrin), từ đó làm tan cục máu đông, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ.

Không những thế, cơ chế hoạt động của nattokinase còn làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp – đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Một số loại nattokinase của Nhật bạn có thể tìm hiểu thêm gồm

1/ Natto Orihiro 2000FU

2/ Natto Orihihiro 4000 FU Premium

3/ Natto Fine Japan 66000 FU

4/ Natto Noguchi 3000 FU

Thông tin chi tiết thêm về các loại nattokinase của Nhật, vui lòng liên hệ:

1. Đặt mua online trên website healthmart.vn bằng cách bấm vào nút mua hàng& điền thông tin.

2. Tư vấn – Đặt hàng qua fanpage ở đây

3. Hotline/ zalo số 0937 807 812

từ khoá

  • Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
  • 7 dấu hiệu đột quỵ
  • Dấu hiệu đột quỵ thoáng qua
  • Cách chữa đột quỵ

10 thoughts on “Đột quỵ thường xảy ra khi nào?

  1. Người hài hước says:

    Tôi vừa bị Đột quỵ khi đọc bài viết này. May mắn thay, tôi đã bình phục hoàn toàn và giờ có thể tiếp tục đọc bài viết

  2. Người tranh luận says:

    Tôi không đồng ý với một số tuyên bố trong bài viết này. Tôi nghĩ rằng Đột quỵ không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được và một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác

  3. Người bi quan says:

    Đọc bài viết này khiến tôi cảm thấy lo lắng. Đột quỵ có vẻ như là một căn bệnh rất nghiêm trọng và tôi không chắc mình có thể làm gì để ngăn ngừa nó

  4. Người bình thường says:

    Bài viết này cung cấp một số thông tin tốt về Đột quỵ. Tôi đánh giá cao sự đơn giản và dễ hiểu của nó

  5. Người lạc đề says:

    Bài viết này nói về Đột quỵ, nhưng tôi muốn nói về một chủ đề khác. Tôi vừa đọc một bài báo rất hay về hiệu ứng nhà kính. Bạn có biết rằng hiệu ứng nhà kính sẽ giết chúng ta tất cả không?

  6. Người hoang tưởng says:

    Tôi nghĩ rằng bài viết này là một phần của một âm mưu lớn hơn để che giấu sự thật về Đột quỵ. Tôi không tin rằng căn bệnh này có thể phòng ngừa được và tôi nghĩ rằng các bác sĩ đang cố tình không nói cho chúng ta biết sự thật

  7. Người châm biếm says:

    Thật tuyệt khi biết rằng Đột quỵ là một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong. Tôi chắc chắn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để tránh mắc bệnh

  8. Người lạc quan says:

    Thật tốt khi biết rằng Đột quỵ có thể phòng ngừa được. Tôi sẽ chia sẻ thông tin này với bạn bè và gia đình của mình để mọi người đều có thể có thông tin

  9. Người mỉa mai says:

    Bài viết này thật vô dụng. Nó không cung cấp cho tôi bất kỳ thông tin mới nào và chỉ toàn là những lời sáo rỗng chung chung

  10. Người tò mò says:

    Bài viết này rất hữu ích! Tôi không biết rằng Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tôi sẽ đảm bảo rằng mình thực hiện các bước cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh

Comments are closed.