Cách đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật bằng tiếng Nhật

Thông tin nhãn trên các loại thực phẩm, thuốc ở Nhật có 2 nhóm thông tin chính: thông tin chung và thông tin dinh dưỡng. Tuy nhiên khi mua hàng bạn cũng cần quan tâm một số thông tin khác: người ăn kiêng, ăn chay và người bị bệnh có được dùng không.

**

Tham khảo một số loại thuốc bổ phổi của Nhật bán chạy 2023

Luật ghi nhãn thực phẩm tại Nhật Bản

Theo quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm có 1 luật là “Luật ghi nhãn thực phẩm”, tất cả thực phẩm được bán tại Nhật Bản đều phải ghi rõ tên nguyên liệu thành phần, thời hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng,…

Thuật ngữ “tất cả thực phẩm để bán” đề cập đến “thực phẩm chế biến được đựng trong bao bì, hộp”, như các loại nước uống, bánh kẹo, cơm hộp, món ăn kèm được đóng gói.

Đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật
Nhãn dán thực phảm tại Nhật Bản

Các thông tin về thực phẩm thường được in hoặc dán dưới dạng đề can ở mặt sau của bao bì sản phẩm và được gọi là “nhãn sản phẩm” hoặc “nhãn mặt sau” và “thông tin mặt sau”.

Dựa trên những thông tin của “nhãn sản phẩm” theo quy định của “Luật ghi nhãn thực phẩm”, người tiêu dùng có thể kiểm tra xem có nguyên liệu gây dị ứng hay không hoặc xem sản phẩm có phù hợp với chế độ ăn của mình hay không để có thể yên tâm lựa chọn.

Cách ghi nhãn dán được thực hiện theo quy tắc riêng của mỗi quốc gia. Nếu đang sống ở Nhật Bản, bạn cũng nên tìm hiểu về cách ghi nhãn dán của các sản phẩm tại đây.

Luật ghi nhãn thực phẩm quy định “nhãn sản phẩm” phải bao gồm 2 nhóm nội dung là:

  1. Thông tin tổng quát: gồm thành phần nguyên liệu và thời hạn sử dụng (phần nằm trong khung màu đỏ ở ảnh trên)
  2. Thông tin thành phần dinh dưỡng: bao gồm lượng calo và chất dinh dưỡng (phần nằm trong khung màu xanh ở ảnh trên).

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về 2 nội dung này trong phần nội dung trong phần tiếp theo.

Cách đọc nhãn dán thực phẩm của Nhật 

Nhãn – Thông tin tổng quát

Thông tin tổng quát là phần được khoanh màu đỏ trong ảnh nhãn dán sản phẩm ở phần dưới bao gồm thành phần nguyên liệu và thời hạn sử dụng,… tùy thuộc vào mỗi sản phẩm sẽ được ghi khác nhau.

Đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật
Thông tin tổng quát sản phẩm

Tuy nhiên, luật quy định trong tất cả các loại sản phẩm bắt buộc phải có 6 mục như dưới đây:

  1. Tên gọi (名称): tên của thực phẩm
  2. Tên thành phần nguyên liệu (原材料名): tên của tất cả nguyên vật liệu được sử dụng trong thực phẩm
  3. Khối lượng tịnh (内容量): khối lượng của thực phẩm (không tính bao bì)
  4. Thời hạn sử dụng (賞味期限): thời hạn mà người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm để đảm bảo vị tươi ngon. Thông tin này có thể được ghi ở vị trí khác, không phải bên trong khung như hình ảnh ở trên. Ngoài ra, một số sản phẩm sẽ ghi là 消費期限 (shohi-kigen) với ý nghĩa là sản phẩm chỉ có thể được sử dụng an toàn trong thời hạn đó, nên bạn cần dùng nó trước ngày hết hạn.
    Người Nhật Bản viết thông tin ngày tháng theo thứ tự năm – tháng – ngày. Ví dụ nếu thời hạn là dãy gồm 6 chữ số “200924” thì 2 chữ số đầu thể hiện 2 chữ số cuối của năm dương lịch, nghĩa là ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  5. Phương pháp bảo quản (保存方法)Phương pháp bảo quản: ghi rõ về phương pháp bảo quản phù hợp đối với sản phẩm. Tùy theo từng loại thực phẩm mà cách bảo quản sau khi mở nắp sẽ được quy định cụ thể.
  6. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (製造者等の名称及び住所): ghi rõ thông tin về nhà sản xuất sản phẩm. Nếu là sản phẩm nhập khẩu thì thông tin của đơn vị nhập khẩu sẽ được ghi rõ.

Kí hiệu gạch chéo “/” được khoanh tròn màu vàng ở hình trên để phân chia giữa nguyên vật liệu và chất phụ gia, trong đó, nội dung phía trước kí hiệu gạch chéo là thành phần nguyên vật liệu, nội dung phía sau kí hiệu gạch chéo là chất phụ gia. Tùy từng loại thực phẩm, người ta có thể ghi riêng thành phần nguyên liệu và chất phụ gia vào khung riêng ở mục đầu tiên.

**

Các loại tpcn Nhật tốt bán chạy 2023

Ngoài ra, để phòng ngừa vấn đề dị ứng thực phẩm, việc liệt kê những chất có khả năng cao gây dị ứng cũng là điều bắt buộc và dưới đây là 7 loại thực phẩm bắt buộc phải ghi rõ.

Đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật
Trứng, sữa, lúa mì, kiều mạch, lạc, tôm, cua

Ngoài ra còn có 20 loại được khuyến khích đưa vào hạng mục trên như: Hạnh nhân, bào ngư, mực, trứng cá hồi, quả cam, hạt điều, quả kiwi, thịt bò, quả óc chó, vừng, cá hồi, cá thu, đậu tương, thịt gà, chuối, thịt lợn, nấm matsutake, quả đào, củ từ, quả táo, gelatin (thường có trong thạch)

Đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật
nguyên liệu dễ gây dị ứng

Nhãn – Thông tin thành phần dinh dưỡng

Thông tin thành phần dinh dưỡng sẽ thể hiện lượng calo và các chất dinh dưỡng, được đánh dấu bằng ô màu xanh trong ảnh “nhãn sản phẩm” ở ví dụ phía dưới.

Đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật
Thông tin thành phần dinh dưỡng

Dưới đây là 5 nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm:

  1. Calorie (năng lượng) (熱量 (エネルギー)): thể hiện lượng calo
  2. Chất đạm (たんぱく質): là thành phần dinh dưỡng quan trọng tạo nên cơ bắp, các cơ quan nội tạng, da, tóc, móng, nội tiết tố, enzym trong cơ thể và chất miễn dịch. Chất đạm cũng đóng vai trò quan trọng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  3. Chất béo (脂質): được dự trữ trong cơ thể và được dùng làm nguồn năng lượng giúp điều hòa thân nhiệt và tạo ra lực để vận động.
  4. Carbohydrate (炭水化物): là một trong ba chất dinh dưỡng chính cùng với chất đạm và chất béo. Đây là nguồn năng lượng giúp cơ thể cử động.
  5. Lượng muối tương ứng (食塩相当量): là giá trị nhận được bằng cách chuyển hóa lượng natri có trong thực phẩm thành muối. Natri có vai trò điều chỉnh lượng nước trong cơ thể.

Nên chú ý phần nào khi đọc “nhãn dán thực phẩm”

Người bị dị ứng thực phẩm

Nếu bạn là người dị ứng thực phẩm thì bạn nên kiểm tra “tên thành phần nguyên liệu” trong mục thông tin tổng quát để kiểm tra xem thực phẩm bạn dị ứng có trong sản phẩm hay không.

Người theo chế độ ăn Halal/ người ăn chay

Nếu bạn có chế độ ăn đặc biệt, như Halal hay ăn chay thì bạn cũng nên đọc “tên thành phần nguyên liệu” trong mục “thông tin tổng quát” để kiểm tra xem thành phần nguyên liệu của sản phẩm có phù hợp với chế độ ăn của mình hay không. Các loại gia vị đặc trưng của Nhật như “shoyu” hay “mirin” đều có một lượng nhỏ rượu trong thành phần, vì vậy những người ăn Halal cần lưu ý điều này.

Người đang ăn kiêng

Nếu bạn ăn kiêng thì bạn hãy kiểm tra mục “Calorie” trong thành phần dinh dưỡng. Con số này càng thấp thì lượng calorie bạn hấp thụ càng nhỏ và sẽ tốt hơn cho chế độ ăn kiêng của bạn.

Người đang bị bệnh

Nếu bạn mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường thì bạn cần kiểm tra lượng muối tương ứng trong thành phần dinh dưỡng. Việc hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm bệnh tình của bạn xấu đi hoặc có nguy cơ khiến bạn bị bệnh. Bạn nên hạn chế ăn mặn nhiều nhất có thể.

Trên đây, Healthmart.vn đã giới thiệu các cách đọc thông tin nhãn dán trên thực phẩm ở Nhật Bản. Nếu nhìn từ góc độ nguy cơ gây dị ứng thực phẩm hay thói ăn ăn uống khác nhau thì việc đọc thông tin nhãn dán thực phẩm được đánh giá là rất quan trọng.

Không chỉ vậy, chúng ta cũng cần biết thành phần nguyên liệu có trong những món ăn mình đang thưởng thức. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra nhãn dán thực phẩm để xây dựng một chế độ ăn an toàn và lành mạnh nhé.

từ khoá

 

15 thoughts on “Cách đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật bằng tiếng Nhật

  1. Kim Ngân says:

    Ôi trời, đọc nhãn thuốc bằng tiếng Nhật mà như đọc mật thư vậy. May quá có bài viết này cứu cánh.

  2. Minh Khang says:

    Biết đọc rồi thì còn lo gì nữa, cứ xách rổ đi siêu thị quét thôi nào!

  3. Trần Đức says:

    Bài viết hơi dài nhưng thông tin khá đầy đủ và chi tiết. Cảm ơn tác giả!

  4. Ngọc Bích says:

    Bài viết rất hữu ích, dễ hiểu. Mình sẽ áp dụng ngay.

  5. Thành Đạt says:

    Bài viết này toàn thông tin vớ vẩn. Đọc xong thấy mất thời gian.

  6. Quốc Việt says:

    Sao không có bảng hướng dẫn đọc nhãn thực phẩm, thuốc bằng tiếng Việt nhỉ?

  7. Mỹ Linh says:

    Mình xin bổ sung thêm: trên nhãn thực phẩm ở Nhật đôi khi có ghi “無添加” (mu tenka), tức là không chứa chất phụ gia.

  8. Hoàng Oanh says:

    Bài viết này giải quyết được bài toán lớn cho mình rồi. Cảm ơn tác giả!

  9. Nguyên Khang says:

    Đọc xong bài viết này mình thấy kiến thức của mình về đọc nhãn thực phẩm, thuốc ở Nhật tăng lên hẳn!

  10. Việt Anh says:

    Mình thấy bài viết này hơi dài dòng và khó hiểu. Có cách nào đơn giản hơn không?

  11. Khánh Giang says:

    Ui, sao mà mình không biết đến bài viết này sớm hơn nhỉ. Cảm ơn tác giả nhiều lắm!

  12. Trần Đại says:

    Bài viết thiếu sót vì không đề cập đến những lưu ý đặc biệt khi đọc nhãn thực phẩm, thuốc nhập khẩu.

  13. Lâm Oanh says:

    Mình xin bổ sung thông tin thêm: trên nhãn thực phẩm của Nhật thường có ghi “賞味期限” (shoumi kigen) tức là hạn dùng tốt nhất, và “消費期限” (shouhi kigen) tức là hạn sử dụng.

  14. Ngọc Trinh says:

    Mình thấy bài viết này rất hữu ích. Mình sẽ chia sẻ cho bạn bè ngay.

  15. Quang Huy says:

    Đọc hết bài viết mà mình vẫn thấy mơ hồ quá. Có ai giúp mình giải thích rõ hơn không?

Comments are closed.