Chia sẽ cách đi tàu điện ở Nhật bao gồm cách tra tàu điện, cách mua vé tàu, các tuyến tàu điện ở Nhật cụ thể bên dưới. Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu ngay nhé!!!
Tàu điện ở Nhật có gì đặc biệt?
Ở Nhật Bản, tàu điện (電車、densha) là phương tiện công cộng phổ biến nhất được sử dụng, nhất là tại các đô thị lớn.
Các chuyến tàu điện của Nhật nổi tiếng về sự đúng giờ, rất hiếm khi trì hoãn. Trung bình cứ sau 3 đến 5 phút là có một chuyến tại các đô thị tập trung đông người ví dụ như trung tâm Tokyo. Vì vậy mọi người có thể sử dụng nó trong mọi tình huống như đi làm, đi học và tham quan.
Các tuyến tàu điện ở Nhật Bản
Các tuyến tàu JR (thuộc tập đoàn Đường Sắt Nhật Bản – Japan Railways) chạy trên toàn quốc, có hệ thống đường sắt và tàu điện ngầm riêng tại mỗi khu vực. Dưới đây là hệ thống các tuyến tàu ở Tokyo – nơi có hoạt động đường sắt sầm uất nhất Nhật Bản.
- Tuyến JR
- Tuyến Tokyo Metro (東京メトロ)
- Tuyến Toei Subway (都営地下鉄)
- Tuyến Keikyu (京浜急行線)
- Tuyến Keisei (京成線)
- Tuyến Keio (京王線)
- Tuyến Odakyu (小田急線)
- Tuyến Seibu (西武線)
- Tuyến Tobu (東武線)
- Tuyến Tokyu (東急線)
Bằng cách sử dụng các tuyến tàu trên, bạn có thể tới được hầu hết mọi ngóc ngách ở Tokyo mà không cần phải chuyển qua phương tiện đi lại khác.
Trong số đó, tuyến tàu được sử dụng nhiều nhất là tuyến JR Yamanote với màu xanh lá non đặc trưng. Tuyến tàu này chạy theo hình vòng tròn và đi qua 6 ga lớn nhất của thành phố: Tokyo, Ueno, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya và Shinagawa.
Tuyến Toei Oedo (都営大江戸線) được cho là “mạnh nhất”. Do chạy sâu dưới lòng đất nên nó hiếm khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu cũng như bị trì hoãn.
Phân biệt các loại tàu điện ở Nhật
Các loại tàu điện có thời gian di chuyển nhanh chậm và giá cả khác nhau nên hiểu biết khái quát về các loại tàu điện đang hoạt động tại Nhật Bản sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn lộ trình hơn.
列車種別 | Tiếng Anh | Tiếng Việt |
---|---|---|
普通(各駅停車) | local | Tàu thường (Kakueki-teisha/Futsu-densha) |
準急 | semi-express | Tàu bán nhanh (Junkyū) |
快速 | rapid | Tàu nhanh (Kaisoku) |
急行 | express | Tàu tốc hành (Kyūkō) |
特急 | limited express | Tàu tốc hành giới hạn (Tokkyū) |
Thứ tự loại tàu ở bảng trên được sắp xếp từ trên xuống dưới theo số trạm dừng (nhiều→ít) và tốc độ di chuyển (chậm→nhanh). Trong khi các chuyến tàu “địa phương” hay còn gọi là tàu thường dừng tại tất cả các ga và khá tốn thời gian để tới được điểm đích thì các loại tàu nhanh khác có thể đến các ga lớn nhanh hơn bằng cách bỏ qua một số ga nhỏ (ga local) để tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, chính điều này làm cho các chuyến tàu tốc hành ở Nhật cực kì bận rộn trong giờ hành chính. Cũng vì hiện trạng người dân sử dụng tàu điện quá đông, mà ai cũng muốn tới trạm đích sớm trước giờ quy định nên tại Nhật đã sinh ra một cảnh tượng khá kỳ lạ: nhân viên nhà ga “nhét” người vào khoang tàu. Vì vậy một số người chọn di chuyển trên các chuyến tàu “Futsu/Kakueki-teisha” để tránh tắc nghẽn và chen chúc.
Một số ga chỉ có thể đi tới bằng tàu “Futsu/Kakueki-teisha”, vì vậy hãy đảm bảo bạn đã tra thông tin chính xác và lên đúng tàu tới địa điểm mà mình mong muốn nhé.
Cách mua vé tàu điện ở Nhật
Vé tàu có thể được mua tại máy bán vé tự động bên trong mỗi nhà ga.
Giá cả phụ thuộc vào khoảng cách đến đích, vì vậy hãy kiểm tra giá vé đến trạm mục tiêu trên bản đồ tuyến đường phía trên máy bán vé trước khi mua. Bạn có thể thay đổi màn hình hiển thị của máy vé tự động sang tiếng Anh nếu cảm thấy khó khăn với tiếng Nhật, bằng cách nhấn nút “English” trên màn hình.
Các máy bán vé của tàu điện ngầm (Subway) và tàu điện trên mặt đất (JR) là 2 hệ thống khác nhau. Mọi người thường dễ nhầm lẫn. Do vậy bạn cần phải xem ghi chú và hướng dẫn cẩn thận.
Tuy nhiên, nó thực sự bất tiện khi phải kiểm tra giá và mua vé cho mỗi tuyến bạn di chuyển, vì vậy hầu hết người Nhật sử dụng thẻ IC (thẻ từ) để tiết kiệm thời gian và một phần nhỏ chi phí.
Thẻ IC
Giống như Singapore có thẻ Ez-link, Đài Loan có thẻ Easycard, và Hàn Quốc có thẻ T-money. Ở Nhật cũng không là ngoại lệ, bạn có thể sử dụng thẻ IC này để thanh toán cho nhiều dịch vụ : chi phí đi tàu, máy bán nước tự động, mua sắm ở các cửa hàng tiện lợi, các nhà hàng, trung tâm mua sắm v.v
Tùy hệ thống từng thành phố mà có nhiều loại thẻ IC được phát hành và sử dụng. Tuy nhiên phổ biến nhất là hai loại thẻ: SUICA và PASMO.
Bằng cách nạp trước một số tiền vào các thẻ IC này, giá vé sẽ được tự động tính và khấu trừ khi bạn rời khỏi ga tàu chỉ bằng một cái chạm nhẹ. Một ưu điểm khác là chi phí sẽ rẻ hơn một chút (vài yên) so với mua vé tại quầy hoặc máy bán vé tự động.
Nếu thành phố nơi bạn tới hoặc đang sinh sống không sử dụng thẻ SUICA hay PASMO thì cũng đừng lo lắng. Các loại thẻ IC về cơ bản đều có tính năng giống nhau, chúng chỉ khác ở công ty phát hành thẻ.
Bạn có thể chọn mua giữa hai loại “có ghi tên” hoặc “không ghi tên” tại máy bán vé (cả hai đều yêu cầu đặt cọc 500 yên). Tiền đặt cọc sẽ được hoàn lại khi bạn trả lại thẻ cho nhà ga.
Thẻ có ghi tên
Đây là lựa chọn cho phép bạn nhập tên, số điện thoại, giới tính và ngày sinh của bạn tại thời điểm mua thẻ. Việc nhập nhiều thông tin tuy thật rắc rối, nhưng nếu bạn nhập thông tin này một cách chính xác, bạn có thể xin cấp lại thẻ và được giữ lại nguyên số dư trong thẻ vào thời điểm thông báo nếu bị mất.
Lựa chọn này được khuyến nghị cho những người lo lắng về việc mất thẻ hoặc có thói quen nạp một số tiền lớn vào thẻ để tiện tiêu dùng.
Thẻ không ghi tên
Thẻ IC “trắng” (không có thông tin chủ thẻ) có thể được phát hành dễ dàng và nhanh chóng chỉ sau vài phút. Bạn không cần nhập tên hay bất kì thông tin cá nhân nào của bạn.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, một khi thẻ này bị mất bạn sẽ không thể được cấp lại thẻ vì không có bất kì thông tin xác minh danh tính nào.
Cách tra tàu điện ở Nhật
Khi phải đổi tàu, có nhiều bạn sẽ cảm thấy rất khó để tìm ra giá vé đến đích nếu chỉ sử dụng bản đồ tuyến đường tại nhà ga. Không chỉ thế, nhiều người còn không biết nên đi chuyến tàu nào, tuyến số bao nhiêu khi bước vào các khu vực ga lớn ở trung tâm.
Do đó, nhiều người thường sử dụng các ứng dụng tra tàu để tìm ra những chuyến tàu nào họ nên đi và giá vé cho cả chuyến.
Hầu hết các ứng dụng hướng dẫn di chuyển nội địa chỉ được cung cấp bằng tiếng Nhật, tuy nhiên bạn có thể sử dụng các trang web bằng tiếng Anh dưới đây để dễ tra cứu hơn.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Google map trên di động để tra tuyến đi và giá vé khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông như tàu điện và xe buýt ở Nhật.
Cách đi tàu điện ở Nhật
Nếu bạn sử dụng vé tàu thông thường hoặc thẻ IC, hãy đi qua cổng soát vé tự động để lên tàu.
Trường hợp sử dụng vé tàu, bạn cần bỏ vé vào máy có khe màu vàng không có kí hiệu「IC専用」để qua cổng, máy sẽ nhả thẻ ở đầu bên kia, bạn cầm lại. Lưu ý giữ vé cẩn thận, vì bạn sẽ cần nó để ra khỏi ga và sẽ phải bù tiền trong trường hợp làm mất vé. Ngoài ra nếu bạn lỡ mua vé có giá trị nhỏ hơn số tiền bạn di chuyển thực tế, đừng lo lắng vì không qua được cửa. Bạn cứ tới quầy điều hành, nhờ nhân viên nhà ga tính phí và trả bù số tiền còn thiếu là được. Nếu may mắn bạn có thể được hỗ trợ miễn phí nữa đó.
Trường hợp sử dụng thẻ từ (IC card), bạn chỉ cần đặt thẻ lên máy đọc cảm ứng tại cửa soát vé tự động là ok. Thẻ sẽ tự động trừ tiền mà không cần bạn phải lo lắng tính toán tiền vé.
Sau khi đi qua cổng xoát vé, hãy xác định đúng số tuyến và chiều đi nơi tàu của bạn sẽ đến sau đó đứng đúng vạch quy định ở sảnh chờ hoặc ngồi ghế chờ nếu có sẵn. Khi tàu đến, cửa sẽ tự động mở, hãy đợi tất cả mọi người xuống hết và đi theo thứ tự xếp hàng (nếu có) trước khi lên tàu.
Lưu ý rằng trong khu vực Kanto, hầu hết các cửa tàu điện sẽ tự động mở. Nhưng ở một số khu vực khác, cửa có thể sẽ không mở trừ khi bạn nhấn nút khi gần tới trạm dừng.
Cũng như khi lên tàu, bạn hãy xuống ga cần đến theo thứ tự đứng gần cửa, không cần phải vội vàng hay chen lấn và đi qua cổng soát vé tự động bằng cách bỏ vé vào máy hoặc “đập” thẻ IC.
Trường hợp không qua được cửa soát vé
Nếu có bất kỳ vấn đề gì, cổng soát vé sẽ tự đóng lại kèm theo tiếng kêu cảnh báo và bạn sẽ không thể đi qua. Trong trường hợp đó, bạn hãy thử kiểm tra nếu bạn:
Không đủ tiền thanh toán
Hầu hết là khi “check” vé để ra khỏi ga, nếu giá vé không đủ/thẻ IC thiếu tiền, cánh cửa sẽ đóng lại không cho bạn đi qua. Trong trường hợp đó, hãy tìm một máy nạp tiền trong ga gần cửa soát vé.
Trong trường hợp sử dụng vé tàu, nếu bạn cho vé vào máy thanh toán và trả tiền chênh lệch, bạn sẽ nhận được một chiếc vé mới để ra khỏi cổng vé.
Nếu bạn sử dụng thẻ IC, bạn có thể lựa chọn nạp thêm tiền theo chi phí máy thanh toán quy định (thường là 1000 yên – 2000 yên – 3000 yên – 5000 yên) hoặc chỉ thanh toán số tiền chênh lệch còn thiếu. Sau đó “đập thẻ” tại cửa soát vé là có thể ra khỏi ga như bình thường.
Không chạm thẻ đúng cách
Để có thể qua cửa soát vé bằng thẻ IC, bạn cần phải chạm thẻ lên máy đọc ít nhất một giây theo quy định.
Nếu bạn giữ nguyên thẻ trong ví hoặc túi xách và “đập” thẻ lên máy đọc, nó có thể cản trở việc đọc dữ liệu của máy và bạn sẽ không thể đi qua.
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn hãy lùi ra khỏi cửa và tiến lại “đập thẻ” một lần nữa.
Thẻ bị ảnh hưởng do để chung cùng nhiều thẻ khác.
Nếu bạn “đập thẻ” để sẵn trong ví, túi xách, v.v. của mình, máy có thể không đọc được thẻ IC của bạn vì bị ảnh hưởng bởi các thẻ có gắn chíp từ khác.
Trong trường hợp đó, hãy lấy thẻ IC của bạn ra tay và chạm lại một lần nữa.
Không phải một trong các trường hợp trên
Nếu bạn không thể tìm được lí do vì sao không được qua cổng soát vé, vui lòng liên hệ với nhân viên nhà ga gần nhất để được hỗ trợ.
Các quy tắc ứng xử trên tàu điện ở Nhật
Dưới đây là một số quy tắc ứng xử chung khi sử dụng tàu điện. Hãy cùng nhau ghi nhớ nào.
Nhường ghế cho người cần được ưu tiên
Ở trong mọi toa tàu, đều có một khu vực gần cửa ra vào được đánh dấu là「 優先座席」(Yūsen zaseki) – Ghế ưu tiên để dành cho:
- Người cao tuổi
- Người khuyết tật
- Phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ
Bình thường, bạn có thể ngồi vào ghế ưu tiên này khi tàu vắng. Nhưng nếu người lên sau bạn mà trông họ có vẻ mệt mỏi hay mang theo một đứa trẻ và không thể ngồi ở bất cứ nơi nào khác, hãy vui vẻ nhường chỗ cho họ. Một cử chỉ nhỏ, đơn giản nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
Tránh gọi điện trên tàu
Trên tàu rất yên tĩnh do đó một tiếng “bíp” của tin nhắn hay chuông điện thoại reo sẽ trở nên rất to và ồn ào. Vì vậy người Nhật thường có ý thức không nói chuyện điện thoại trên tàu. Bạn cũng sẽ thường nghe thấy thông báo tự động mỗi vài phút một lần trong toa: “Xin hãy tắt nguồn điện thoại di động khi tàu quá đông ở khu vực gần chỗ ngồi ưu tiên. Ở những khu vực khác, vui lòng cài đặt di động về chế độ im lặng và hạn chế nghe gọi” -「優先席付近では、混雑時には携帯電話の電源をお切り、それ以外の場所ではマナーモードに認定のうえで通話をご遠慮ください。」.
Một số người có thể thấy khó chịu khi nghe thấy tiếng nói chuyện to, vì vậy chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy để tránh xảy ra các vấn đề không mong muốn.
Luôn giữ túi/balo ở phía trước
Bằng cách giữ ba lô/túi xách ở phía trước khi đông người, bạn có thể tránh làm phiền người đứng xung quanh khi chạm phải họ. Hơn nữa bạn có thể dễ dàng kiểm xoát vật dụng của mình trong trường hợp bị mắc vào người khác hay kẹt vào cửa tàu mà vẫn có thể sử dụng điện thoại được. Nếu có kệ trống phía trên ghế, tốt nhất là bạn nên đặt túi xách của mình lên đó.
Ngay cả khi bạn có mang theo hành lý lớn như vali và không thể đặt nó lên kệ, hãy cố gắng để nó ở vị trí không làm phiền người khác.
Tàu điện là phương tiện giao thông và cũng là một cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng trong các khu vực đô thị, đặc biệt là thủ đô Tokyo. Đi tàu điện đảm bảo đúng giờ, an toàn nên hầu hết người đi làm, đi học tại Nhật sử dụng tàu điện. Bởi vậy, vào trước các giờ hành chính buổi sáng và tan tầm buổi chiều, tại các ga lớn như Shinjuku, Tokyo, Shibuya hay các tuyến tàu ở trung tâm rất đông đúc.
Nguồn: https://reviewthaicar.com/
từ khoá
Haha, đi tàu điện ở Nhật cũng hay phết đấy. Nhưng mà đông người quá, chen chúc kinh khủng.
Bài viết hữu ích. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin.
Bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên cần chỉnh sửa một số lỗi chính tả và ngữ pháp.
Bài viết này thật vô nghĩa. Ai mà đi tàu điện ở Nhật chứ? Đi bộ còn tốt hơn.
Tôi không chắc mình có đồng ý với quan điểm của tác giả về việc đi tàu điện ngầm là cách tốt nhất để đi lại ở Nhật Bản hay không. Tôi nghĩ rằng điều đó phụ thuộc vào điểm đến và thời gian trong ngày.
Đi tàu điện ở Nhật thì có gì khó khăn chứ? Cứ đứng xếp hàng rồi lên tàu thôi mà. Đừng có làm mất thời gian của người khác.
Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả về việc đi tàu điện ngầm là cách tốt nhất để đi lại ở Nhật Bản. Xe buýt thường rẻ hơn và dễ sử dụng hơn.
Bài viết này rất hay. Tôi đã học được rất nhiều điều về cách đi tàu điện ở Nhật Bản. Cảm ơn作者!
Bài viết cung cấp thông tin hữu ích. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tác giả nên cung cấp thêm thông tin về chi phí đi tàu điện.