Dậy sớm giúp cơ thể thoải máy hơn, thời gian làm việc nhiều hơn, hệ tiêu hoá hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và giúp cơ thể giảm bớt căn thẳng mệt mỏi. Vậy nên dậy lúc mấy giờ là tốt nhất, làm sao để có thể ngủ sớm, thức sớm? Nào cùng healthmart tìm hiểu nhé!
***
Ngủ mấy tiếng một đêm là tốt nhất?
Thời gian ngủ trung bình ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau do nhu cầu năng lượng và hoạt động trao đổi chất khác nhau. Trẻ em giai đoạn phát triển cần rất nhiều thời gian ngủ để cơ thể phóng thích hormone tăng trưởng. Người cao tuổi thường cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ, tuy nhiên cũng cần ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là bảng tham khảo thời gian ngủ cho từng độ tuổi do Tổ chức Giấc ngủ Quốc Gia của Mỹ thực hiện:
Buổi tối nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vào buổi tối từ 21 giờ, cơ thể con người bắt đầu cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau 1 – 2 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ say sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả. Cụ thể, cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể diễn ra như sau:
21:00 – 23:00: Hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc). Cần thả lỏng cơ thể và tinh thần, có thể nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, xem phim hoặc nghe nhạc thư giãn, tránh làm việc căng thẳng, có thể kết hợp vài động tác massage đầu và cổ. Không chỉ với người bị bệnh về viêm nhiễm mà ngay cả người bình thường cũng nên thư giãn và ngủ trong khoảng thời gian này để cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe.
23:00 – 1:00: Gan bài độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Gan sẽ thực hiện tốt nhất chức năng của nó khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
1:00 – 3:00: Túi mật giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say.
3:00 – 5:00: Là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
5:00 – 7:00: Là khoảng thời gian ruột già bài tiết các chất cặn bã, chất thải từ quá trình tiêu hóa. Cần đi toilet vào lúc này để làm sạch hệ tiêu hóa, ngăn ngừa độc tố vào cơ thể.
7:00 – 9:00: Là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, đây chính là thời điểm lý tưởng cho bữa ăn sáng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Dậy lúc mấy giờ là tốt nhất?
Theo nghiên cứu của Đại học Roehampton (Anh) về việc nên dậy sớm lúc mấy giờ, đưa ra phát hiện dậy sớm vào khoảng 5 – 6 giờ sáng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn sẽ hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc thức dậy sớm với sức khỏe:
Lợi ích của việc dậy sớm
Dậy sớm giúp bạn có được chế độ ăn uống lành mạnh
Thức dậy sớm giúp bạn có thời gian chuẩn bị thực đơn cho bữa sáng cho mình. Thực tế, bữa sáng không cần phải là bất cứ thứ gì quá phức tạp. Bạn có thể làm sinh tố, salad hay một bát trái cây chỉ mất vài phút để chuẩn bị.
Những người thức dậy sớm có thời gian này để chuẩn bị bữa sáng đơn giản và lành mạnh cho bản thân và cả gia đình bạn. Khi bạn dậy muộn để đi làm, đôi khi bạn sẽ chọn một bữa sáng nhanh, gọn, dễ ăn như bánh kẹo có sẵn. Và từ đó lại bỏ qua bữa sáng dinh dưỡng của mình.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng, giúp bạn tràn đầy năng lượng để bắt đầu ngày mới. Bỏ qua bữa ăn này khiến cơ thể bạn thèm ăn. Và tất nhiên, bạn sẽ có xu hướng ăn thứ gì đó có nhiều đường hoặc chất béo để khiến bản thân cảm thấy no ngay lập tức. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của bạn đấy nhé!
Dậy sớm giúp làm việc hiệu quả hơn
Buổi sáng sớm của bạn thường là khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày và bạn có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn. Bạn có thể hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào nhanh hơn khi bạn không bị phân tâm.
Ngủ sớm thức sớm khiến da đẹp hơn, làm chậm quá trình lão hoá
Da của chúng ta có xu hướng trông đẹp nhất vào buổi sáng, sau một đêm ngủ ngon giấc. Và là người thức dậy sớm có nghĩa là bạn đã tận dụng và dành thời gian của mình để ngủ sớm, đảm bảo làn da đẹp và rạng ngời. Nhờ vậy làn da của bạn có thời gian thích hợp để tự trẻ hóa làn da.
Dậy sớm giảm stress, mệt mỏi
Thức dậy sớm giúp bạn thoải mái lên kế hoạch cho ngày mới của mình. Bạn sẽ không vội vàng trải qua một ngày trong tình trạng mù mịt và lộn xộn. Lập kế hoạch trước giúp loại bỏ căng thẳng đi kèm với việc gấp rút hoàn thành công việc.
Hơn nữa, khi thức dậy sớm, bạn có nhiều thời gian hơn cho một số hoạt động giải trí giảm căng thẳng. Từ đó, giúp bạn bắt đầu ngày mới với tâm trạng bình tĩnh, thoải mái. Bạn có nhiều thời gian hơn để sắp xếp thứ tự ưu tiên và giải quyết các vấn đề. Đây là chìa khóa giúp bạn không bị căng thẳng trong suốt cả ngày.
Trên thực tế, theo một Nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia năm 2012, những người thức dậy sớm có trạng thái tinh thần tích cực hơn hẳn so với những “cú đêm”.
Làm sao để dậy sớm thành công?
Khi thức dậy sớm, bạn nhận được nhiều lợi ích từ thói quen này. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp bạn tràn đầy năng lượng, không căng thẳng, luôn đúng giờ và khỏe mạnh. Bạn có được sự trật tự trong cuộc sống, khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Vậy làm sao để hình thành thói quen này?
Healthmart mách bạn một số mẹo để hình thành thói quen thức dậy sớm một cách hiệu quả. Đây là một số mẹo để bạn có thể bắt đầu:
Ngủ sớm để dậy sớm
Có thể bạn đã quen với việc thức khuya, nhưng nếu bạn tiếp tục làm điều này trong khi cố gắng dậy sớm hơn, thì sớm muộn gì mục tiêu này cũng đổ vỡ. Vì bạn sẽ không đủ năng lượng để dậy sớm.
Nên tập dậy sớm từ từ 15-30 phút mỗi ngày khi bắt đầu
Hãy thử thức dậy sớm hơn bình thường 15-30 phút khi bắt đầu. Làm quen với điều này trong vài ngày, sau đó giảm bớt 15 phút. Tiếp tục làm điều này dần dần cho đến khi bạn đạt được mục tiêu của mình.
Không nên để đồng hồ báo thức gần giường của bạn
Đây là một điều quan trọng. Vì nếu nó nằm trong tầm tay, bạn sẽ bị cám dỗ và nhấn nút báo lại hoặc tệ hơn nữa là bạn có thể tắt nó đi. Bằng cách đặt đồng hồ báo thức xa giường, bạn sẽ phải dậy khỏi giường để tắt đồng hồ. Và tất nhiên, khi đã tỉnh rồi bạn sẽ ít có xu hướng tiếp tục ngủ nướng.
Những người dậy sớm có xu hướng đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Khi bạn thức dậy sớm, cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi sớm hơn. Điều này dẫn đến giấc ngủ của bạn sẽ sâu và chất lượng hơn. Và khi bạn đã quen với nhịp sinh học tự nhiên, bạn sẽ phải đi ngủ sớm và dậy sớm.
Giờ thì bạn đã biết làm sao để có thể ngủ sớm và dậy sớm hơn mỗi ngày để cải thiện công việc và sức khoẻ của mình rồi nhé! Chúc bạn thành công!
từ khoá
- dậy sớm mấy giờ là tốt
- cách dậy sớm mà không mệt
- cách dậy sớm khi thức khuya 2021
- thức dậy sớm có tốt không
Ồ vâng, tôi chắc chắn rằng việc dậy sớm sẽ biến tôi thành một tỷ phú. Thật là một bài viết vô nghĩa.
Tôi đã thử dậy sớm một lần. Đó là một thảm họa. Tôi đã ngủ gật trên xe buýt và suýt thì trễ giờ làm việc. Có lẽ tôi nên thử lại vào ngày mai… hay không.
Tôi là một người dậy sớm và tôi rất thích nó. Nó giúp tôi có một ngày làm việc hiệu quả hơn và cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.
Bài viết rất hay và hữu ích. Dậy sớm thực sự có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tinh thần. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ những thông tin bổ ích này.
Dậy sớm ư? Không đời nào. Tôi thích ngủ hơn. Ai cần sức khỏe và năng suất chứ?
Tôi sợ dậy sớm. Tôi lo rằng tôi sẽ không ngủ đủ giấc và sẽ không thể hoạt động tốt cả ngày.
Bài viết cung cấp thông tin về một số nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc dậy sớm. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chắc chắn tác động của việc dậy sớm đối với sức khỏe.
Bài viết này toàn đưa ra những thông tin chung chung, không có căn cứ khoa học rõ ràng. Dậy sớm có thể tốt cho một số người nhưng cũng có thể không tốt cho những người khác.
Tôi ước mình có thể dậy sớm hơn. Nhưng với thời gian biểu bận rộn của tôi, điều đó gần như không thể.
Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả. Theo tôi, ngủ đủ giấc quan trọng hơn nhiều so với việc dậy sớm. Việc dậy sớm có thể khiến chúng ta mệt mỏi và khó tập trung.