Danh sách 72 thuốc giảm cân trà giảm cân bị cấm lưu hành cần tránh, cập nhật 2023

Danh sách tất cả các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành trên thị trường do chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe của người dùng theo khuyến cáo của FDA hoa kỳ.

Thuốc giảm cân ở Việt Nam tràn lan, nhiều sản phẩm chứa chất độc hại

Thị trường thuốc giảm cân ở Việt Nam thời gian gần đây sôi động hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tỷ lệ người thừa cân béo phì ở các thành phố lớn tăng nhanh, kéo theo nhu cầu giảm cân cũng tăng lên nhanh chóng, trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các mặt hàng thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân.

Với tâm lý, béo không phải là bệnh và uống thuốc giảm cân không cần kê đơn nên các sản phẩm này được dùng tràn lan, vô tội vạ mà không cần để tâm đên khâu kiểm soát chất lượng (nhất là đối với những mặt hàng được tiêu thụ qua đường tiểu ngạch như hàng xách tay). Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tìm mua 1 hộp thuốc giảm cân ở thành phố, từ các cửa hàng bán thuốc nhỏ tới các cơ sở chuyên bán đồ thực phẩm chức năng hay qua các gian hàng online.

Chị Thanh Huyền (36 tuổi, Cống Vị, Hà Nội) cũng nằm trong số đó. Sau một đợt ốm nằm viện, chị Huyền tăng cân “không phanh” do tác dụng phụ của việc dùng quá nhiều thuốc có chứa corticoid, dẫn đến rối loạn hấp thu đường gây béo phì. Trong lúc “tuyệt vọng” với việc kiểm soát cân nặng của mình, chị đã được người quen giới thiệu dùng thuốc giảm cân 2 day diet. Kết quả trong 2 tuần chị giảm được 2kg, chưa kịp mừng thì chị Huyền tá hỏa khi thông qua anh bác sĩ quen, chị phát hiện ra đây là loại thuốc nằm trong danh sách mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo chứa độc tố từ 2008.

Trường hợp như chị Huyền không hề hiếm, với nhiều người, chỉ cần nghe tiếng sản phẩm xách tay từ nước ngoài (tâm lý như vậy chắc là tốt) kèm lời quảng cáo có cánh là sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để mua và sử dụng mà không hề hay biết đó có thể là những sản phẩm đã bị khuyến cáo có thành phần độc tố gây hại cho cơ thể.

 Phát hiện thêm nhiều loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành

Năm 2008, FDA Hoa Kỳ lần đầu tiên công bố 28 nhãn hiệu thuốc giảm cân có chứa độc tố gây hại cho cơ thể, tuy nhiên chỉ trong 1 thời gian ngắn, con số này liên tiếp được cập nhật và hiện nay đã có hơn 70 tên thuốc được kê khai trong danh sách “đen”. FDA cũng khẳng định đây chưa phải là con số cuối cùng và trên thị trường còn rất nhiều loại thuốc gây hại cho cơ thể mà họ chưa thể kiểm tra hết. Đáng chú ý là rất nhiều loại trong số này đang được rao bán ở Việt Nam như 1 sản phẩm “cao cấp” với giá khá đắt.

giam-can-2day-diet-rat-co-hai-cho-suc-khoe

giảm cân 2day 2die bị cấm lưu hành theo khuyến cáo của FDA Hoa Kỳ

Với hầu hết các sản phẩm giảm cân được FDA kiểm tra đều có chứa một hoặc nhiều chất trong nhóm sau: Sibutramine, fenproporex, fluoxetine, bumetanide, furosemide, rimonabant, cetilistat, phenytoin, phenolphthalein. Đây là những chất bị cấm lưu hành trong các sản phẩm thương mại ở Mỹ do những tác hại xấu đặc biệt ở những người bệnh về tim mạch, huyết áp, thận và mật.

Trước thực trạng thị trường sản phẩm giảm cân đang khó kiểm soát như ở Việt Nam, khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm giảm cân nào, bạn cần tư vấn thông tin bác sĩ chuyên khoa hoặc/và tra cứu thật kỹ thông tin của loại thuốc (có được Bộ Y tế cấp phép, có số đăng ký hay không, các tác dụng phụ như thế nào). Đối với những thuốc nhập khẩu, nếu có khả năng ngoại ngữ, bạn cần tham khảo thêm các phản hồi (review) của người đã sử dụng trước đó.

***

Các loại thuốc giảm cân Nhật tốt nhất 2023

Ngoài ra, thuốc giảm cân không phải là “thuốc thánh”, vì thế trước những quảng cáo giảm nhanh, giảm nhiều bạn cần cân nhắc việc sử dụng. Ngay cả khi chúng được đánh giá là an toàn thì vẫn có những tác dụng phụ (mà các cơ quan chức năng có thể chưa phát hiện ra) và giảm cân nhanh trong thời gian ngắn cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Thay vì dựa dẫm vào thuốc, bạn nên tham khảo những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục giảm cân lành mạnh (trên thực tế đã có rất nhiều người giảm cân nhờ những chế độ như vậy).

Danh sách thuốc giảm cân bị cấm bởi FDA (Mỹ)`

Thuốc giảm cân FDA cấm lưu hành
1. 2 Day Diet
2. 2 Day Diet Slim Advance
3. 2x Powerful Slimming
4. 3 Day Diet
5. 3 Days Fit
6. 3x Slimming Power
7. 5x Imelda Perfect Slimming
8. 7 Day Herbal Slim
9. 7 Days Diet
10. 7 Diet
11. 7 Diet Day/Night Formula
12. 8 Factor Diet
13. Eight Factor Diet
14. 21 Double Slim
15. 24 Hours Diet
16. 99 Fitness Essence
17. BioEmagrecim
18. Body Creator
19. Body Shaping
20. Body Slimming
21. Cosmo Slim
22. Extrim Plus
23. Extrim Plus 24 Hour Reburn
24. Fasting Diet
25. Fatloss Slimming
26. GMP
27. Herbal Xenicol
28. Imelda Fat Reducer
29. Imelda Perfect Slim
30. JM Fat Reducer
31. Lida DaiDaihua
32. Meili
33. Meizitang
34. Miaozi MeiMiaoQianZiJiaoNang
35. Miaozi Slim Capsules
36. Natural Model
37. Perfect Slim;
38. Perfect Slim 5x
39. Perfect Slim Up
40. Phyto Shape
41. Powerful Slim
42. ProSlim Plus
43. Reduce Weihgt
44. Royal Slimming Formula
45. Sana Plus
46. Slim 3 in 1
47. Slim 3 in 1 Extra Slim Formula
48. Slim 3 in 1 Extra Slim Waist Formula
49 Slim 3 in 1 M18 Royal Diet
50. Slim 3 in 1 Slim Formula
51. Slim Burn
52. Slim Express 4 in 1
53. Slim Express 360
54. Slim Fast
55. Slim Tech
56. Slim Up
57. Slim Waist Formula
58. Slim Waistline
59. Slimbionic
60. Sliminate
61. Slimming Formula
62. Somotrim
63. Starcaps
64. Super Fat Burner
65. Super slim
66. Super Slimming
67. Trim 2 Plus
68. Triple Slim
69. Venom Hyperdrive 3.0
70. Waist Strength Formula
71. Xsvelten
72. Zhen de Shou.

Danh sách thuốc giảm cân bị cấm ở Việt Nam 2023 update

Trong 70+ loại thuốc đã bị FDA cấm thì có đến trên 14 loại thuốc giảm cân đã được nhập khẩu về Việt Nam.

Danh sách thuốc giảm cân bị cấm có trên Thị trường Việt Nam gồm

+ Zhen de Shou
+ Xsvelten
+ Meili
+ Miaozi Slim Capsules
+ Phyto Shape
+ Slim Waistline
+ Triple Slim
+ Cosmo Slim
+ Fasting Diet
+ Body Shaping
+ Lida DaiDaihua
+ Meizitang
+ Sana Plus
+ 5x Imelda Perfect Slimming
+ Imelda Perfect Slim

Vì sao các loại thuốc giảm cân này bị cấm lưu hành?

Thuốc giảm cân bị cấm lưu hành đang được bày bán tại Việt Nam thông qua nhiều phương thức khác nhau. Điểm chung của các sản phẩm này là chứa chất cấm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Trong đó, hoạt chất Sibutramine được tìm thấy trong phần lớn mặt hàng loại này.

Sibutramine là một chất tân dược dùng để chữa béo phì nhưng lại gây ra nhiều nguy hại khác cho cơ thể nếu thường xuyên sử dụng. Đáng lo ngại nhất, hoạt chất dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch và gan; làm gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ và xung huyết.

2 Day Diet Nhật Bản Linh Chi chứa sibutramine

2 Day Diet Linh Chi là một sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đốt cháy chất béo ở vùng bụng, mông và đùi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, FDA đã cảnh báo rằng đây là một loại thực phẩm chức năng chứa sibutramine, chất này cũng gây hệ luỵ nghiệm trọng như Lishou và đã bị cấm sử dụng.

Việc sử dụng 2 Day Diet Nhật Bản Linh Chi không chỉ có nguy cơ gây tác dụng phụ mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Sibutramine có thể gây tăng nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ và có nhiều tác động không mong muốn khác.

Giảm cân Lishou bị cấm lưu hành vì chứa sibutramine quá ngưỡng cho phép

Lishou là một sản phẩm giảm cân được quảng cáo như một giải pháp tự nhiên, đem lại hiệu quả giảm cân “thần tốc” cho phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng Lishou có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Nguyên nhân là do sản phẩm chứa sibutramine, một chất được FDA cấm từ năm 2010, có thể gây tăng nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ.

Các tác dụng phụ khác của sibutramine bao gồm đau đầu, khô miệng, chán ăn, táo bón, mất ngủ, chảy nước mũi và đau họng. Mỗi viên thuốc Lishou chứa 24,62mg sibutramine, vượt quá ngưỡng an toàn cho phép và do đó bị cấm hoàn toàn trong việc lưu hành.

Việc sử dụng Lishou để giảm cân không chỉ có thể mang lại tác dụng phụ tiềm ẩn mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cơ thể, nên tránh sử dụng sản phẩm này và thay thế bằng các phương pháp giảm cân an toàn, như tập thể dục đều đặn và ăn một chế độ ăn uống cân đối.

Những chất độc hại trong thuốc giảm cân, cần lưu ý

Trong quá trình tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm giảm cân, cần đặc biệt lưu ý về những chất độc hại có thể tồn tại trong một số sản phẩm. Dưới đây là một số chất độc hại thường được nhắc đến:

Sibutramine: Đây là một chất chủ yếu được sử dụng trong các loại thuốc giảm cân, nhưng đã bị cấm sử dụng do liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Ephedra: Chất này có tác dụng kích thích và giảm cảm giác thèm ăn, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp, và thậm chí gây tử vong.

Phenolphthalein: Đây là một chất được sử dụng trong một số loại thuốc giảm cân để tạo cảm giác đầy bụng. Tuy nhiên, nó đã bị cấm sử dụng vì liên quan đến nguy cơ ung thư và các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Caffeine powder: Một số sản phẩm giảm cân có thể chứa bột caffeine để giúp tăng cường năng lượng và giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng caffeine powder không kiểm soát có thể gây ra tình trạng độc tính nghiêm trọng, như tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong.

Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình giảm cân, luôn lưu ý các thông tin về thành phần, hạn sử dụng và nguồn gốc của sản phẩm. Tốt nhất nên tìm sự tư vấn từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm cân nào. Luôn tuân thủ liều lượng đều đặn và không vượt quá hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Kinh nghiệm chọn thuốc giảm cân an toàn, phù hợp

Khi chọn thuốc giảm cân, đặc biệt là những sản phẩm được sử dụng để điều trị cân nặng, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm sau để đảm bảo an toàn và phù hợp:

Tìm hiểu về sản phẩm: Nghiên cứu kỹ về thành phần, công dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm cân trước khi sử dụng. Đảm bảo rằng sản phẩm đã được chứng minh là an toàn và có hiệu quả qua các nghiên cứu và đánh giá từ các tổ chức uy tín.

Tham khảo ý kiến chuyên gia: Hãy tìm sự tư vấn từ bác sĩ, nhà dinh dưỡng hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc giảm cân. Họ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp.

Kiểm tra nhãn hàng: Chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín và có tiếng. Kiểm tra nhãn hàng, chứng chỉ chất lượng và các phản hồi từ người dùng trước khi mua.

Tìm hiểu về tác dụng phụ: Đọc kỹ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc giảm cân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc tác dụng phụ nghi ngờ, ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Luôn tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không vượt quá liều lượng được khuyến cáo và không sử dụng trong thời gian dài hơn những gì được đề xuất.

Kết hợp với chế độ ăn uống và vận động: Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy kết hợp việc sử dụng thuốc giảm cân với một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực. Tập luyện đều đặn và duy trì một lịch trình vận động là quan trọng để đạt được cân nặng lý tưởng.

Nguồn: Healthmart.vn

từ khóa

  • thuốc giảm cân bị cấm lưu hành, danh sách thuốc giảm cân bị cấm
  • Danh sách thuốc giảm cân độc hại 2024
  • các loại trà giảm cân bị cấm lưu hành
  • chất cấm trong thuốc giảm cân, nhận diện thuốc giảm cân 

15 thoughts on “Danh sách 72 thuốc giảm cân trà giảm cân bị cấm lưu hành cần tránh, cập nhật 2023

  1. Phương Linh says:

    Tôi nghĩ rằng chế độ ăn uống và tập thể dục mới là cách giảm cân hiệu quả và an toàn nhất.

  2. Phạm Uyên says:

    Ngoài các loại thuốc đã nêu, còn có một số thuốc giảm cân khác cũng cần lưu ý là: …

  3. Đông Bình says:

    Tôi vừa đọc vừa tưởng tượng đến cảnh mình uống hết đống thuốc này thì sẽ ra sao nhỉ?

  4. Nam Dương says:

    Ngoài tác dụng phụ thì những loại thuốc này còn có thể gây ra tương tác thuốc nguy hiểm.

  5. Hoàng Vũ says:

    Cám ơn tác giả đã cung cấp thông tin hữu ích này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn bè và người thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *