Kiểm tra thành phần mỹ phẩm giúp bạn tránh mua phải sản phẩm kem chất lượng, chứa thành phần độc hại và tránh những thông tin sai lệch từ người bán. Kiểm tra thành phần mỹ phẩm bằng SKINCARISMA, tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng FDA.GOV/COSMETICS, kiểm tra thành phần mỹ phẩm bằng COSDNA là những cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không cực hay chính xác nhất hiện nay.
Kiểm tra thành phần mỹ phẩm có cần thiết không?
- Bạn không thể nào biết hết tất cả tên gọi cũng như là các thành phần mỹ phẩm chứa trong sản phẩm bạn đang dùng.
- Mỗi thành phần mỹ phẩm đều có mức độ, tác dụng và cấu trúc phân tử khác nhau. Khi kết hợp, “chúng” có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sử dụng.
- Bạn phải có nhận định khách quan, không nên tin hoàn toàn vào lời giới thiệu sản phẩm từ người bán, tránh trở thành nạn nhân của những thông tin sai lệch, lừa
Và bây giờ hãy cùng healthmart.vn tìm hiểu cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không cực hay, chuẩn nhất hện nay nhé!
1/ Kiểm tra thành phần mỹ phẩm bằng SKINCARISMA
Skincarisma.Com là công cụ phân tích thành phần mỹ phẩm và chăm sóc da. Skincarisma giúp bạn hiểu các thành phần (và tác dụng của chúng) bên trong các mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc da. Từ đó, giúp bạn đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp cho làn da của mình.
Bước 1: Truy cập website Skincarisma.Com
Bước 2: Nhập sản phẩm chính xác vào thanh tìm kiếm
Bước 3: Click vào sản phẩm cần phân tích
Bước 4: Kéo chuột xuống phía dưới để xem kết quả phân tích
Bên cạnh việc kiểm tra thành phần mỹ phẩm có chứa chất độc hại hay không, các bạn cũng có thể tra cứu các định nghĩa và thông tin tên của các nhóm mỹ phẩm cơ bản bằng cách làm sau
Giải thích thuật ngữ
Ingredient: Thành phần mỹ phẩm.
Function: Chức năng, công dụng.
- Ví dụ: Solvent (chất hoà tan), Antioxidant (chất chống oxi hoá), Fragrance (chất tạo mùi)
Acne: Mức độ gây mụn.
- Nếu cột này không hiện gì tức là thành phần không gây mụn.
- Nếu cột này hiển thị từ 1-5 đồng nghĩa với việc có gây mụn – Min = 1, Max = 5.
Irritant: Độ kích ứng trên da. Ý nghĩa chỉ số giống với cột Acne.
Safety: Độ an toàn.
- Hiển thị số 1-2: Màu xanh lá biểu hiện sự lành tính của thành phần mỹ phẩm.
- Hiển thị số 3-5: Màu vàng là có thể gây hại nhẹ trên da.
- Hiển thị số 6-9: Màu đỏ là chất rất độc hại, cần tránh sử dụng.
2/ Tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng FDA.GOV/COSMETICS
Fda.Gov/Cosmetics là trang Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm của Mỹ (Food and Drug Administration). Đây là trang đáng tin cậy, cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành công nghiệp mỹ phẩm trên Thế giới.
Để đọc hiểu các thành phần mỹ phẩm trên website, các bạn cần có vốn từ vựng tiếng anh cơ bản (vì đây là website của Mỹ).
Bước 1: Truy cập fda.gov/Cosmetics/default.htm
Bước 2: Chọn mục Products & Ingredients
Click chọn mục thành phần mỹ phẩm được lựa chọn (Selected Cosmetic Ingredients). Trong đó có một số thành phần cơ bản như: Alpha Hydroxy Acids (AHA), Beta Hydroxy Acids (BHA), Glycerin, Parabens, …
3/ Kiểm tra thành phần mỹ phẩm bằng COSDNA
Cosdna.Com là “từ điển tra cứu” – Chuyên đánh giá và phân tích thành phần mỹ phẩm từ các hãng nổi tiếng trên Thế giới. Trang web này được giới cộng đồng làm đẹp quốc tế ưa chuộng vì độ chính xác cao và thao tác sử dụng đơn giản. Chỉ cần bạn nhập đúng tên/dòng sản phẩm, trang website sẽ tự liệt kê sản phẩm chính xác/ sản phẩm liên quan. Dưới đây là các thao tác:
Bước 1: Truy cập Cosdna.Com
Bước 2: Nhập thông tin mỹ phẩm/dòng mỹ phẩm bạn muốn kiểm tra
Bước 3: Xem kết quả phân tích của Cosdna
Trên đây là những cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không mà healthmart.vn muốn chia sẽ đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và biết cách chọn cho mình những sản phẩm an toàn nhé! Chúc các bạn thành công.
Từ khóa:
- những thành phần gây mụn trong mỹ phẩm
- các thành phần tốt cho da dầu 2021
- app check thành phần mỹ phẩm
- từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế
Bài viết hay quá trời. Mình sẽ áp dụng ngay 3 cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không này để chọn được những sản phẩm an toàn cho da.
Bài viết này có ích phết đấy nhưng mà mình thấy còn thiếu thông tin về một số thành phần mỹ phẩm khác. Nên bổ sung thêm để bài viết hoàn thiện hơn.
Ngoài 3 cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không được nêu trong bài viết, còn có một số cách khác như sử dụng ứng dụng quét mã vạch hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu.
Bài viết chỉ nêu ra 3 cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không mà không đề cập đến các tác hại khi sử dụng mỹ phẩm có độc. Nên bổ sung thêm thông tin này để người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề.
Bài viết hơi khó hiểu quá. Nên viết đơn giản hơn để người đọc dễ hiểu hơn.
Ngoài 3 cách kiểm tra thành phần mỹ phẩm có độc hay không được nêu trong bài viết, còn có một số cách khác như sử dụng ứng dụng quét mã vạch hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu.
Bài viết có nội dung tốt nhưng cách trình bày hơi dài dòng và khó hiểu. Nên tóm tắt lại cho dễ hiểu hơn.
Bài viết rất hay và hữu ích. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin bổ ích này.
Bài viết hay đấy nhưng mà hơi nhàm chán. Nên thêm vào một số hình ảnh hoặc video minh họa để bài viết hấp dẫn hơn.
Bài viết này chỉ dành cho mấy đứa con gái thôi chứ con trai như mình thì chẳng quan tâm đến mỹ phẩm làm gì.
Bài viết hay đấy nhưng mà hơi nhàm chán. Nên thêm vào một số hình ảnh hoặc video minh họa để bài viết hấp dẫn hơn.