Các mệnh giá tiền Nhật hiện hành 2023

Tiếp theo bài viết về tỉ giá Yên Nhật/ VND, 1 man Nhật, 1 Sên Nhật bao nhiêu tiền vnd thì hôm nay healthmart.vn sẽ giới thiệu tiếp về các mệnh giá tiền Nhật hiện hành 2023: các loại tiền giấy và tiền kim loại nhé!

**

1 sên Nhật bao nhiêu vnd

Các mệnh giá tiền xu (Tiền kim loại) ở Nhật

Các loại tiền kim loại gồm đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Trên mỗi đồng tiền có in giá trị, niên hiệu cùng năm phát hành đồng tiền. Đồng tiền xu được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Hầu hết được sử dụng mua hàng ở các máy bán hàng tự động hoặc mua vé tàu điện. Riêng ở các máy bán hàng tự động chỉ sử dụng được những đồng 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên.

1 Yên: được làm từ nhôm nên rất nhẹ

Các mệnh giá tiền Nhật

Đồng xu 1 Yên được đúc từ đúng 1g nhôm. Người ta nói rằng để làm ra 1 Yên thì phải tốn 3 Yên. Trong thành ngữa (kotowaza) của Nhật có 1 câu là “Người đùa cợt với 1 yên, cuối cùng sẽ khóc vì 1 yên” với ý nghĩa là cho dù là 1 Yên cũng phải biết quý trọng. Ngoài ra, với mức thuế tiêu thụ hiện nay là 8%, thì đồng 1 Yên càng trở nên hữu dụng.

5 Yên

5 Yên được làm từ đồng vàng (đồng thau), có kích thước to hơn và cũng nặng hơn đồng 1 Yên.

Giống đồng 50 Yên, đồng xu 5 Yên có thiết kế hiếm với lỗ dập ở chính giữa. “5 Yên” trong tiếng Nhật đọc là “Go-en” đồng âm với “ご縁” (“En” nghĩa là kết nối nhân quả hay mối quan hệ, và “Go” thể hiện sự kính trọng), cho nên nó được xem là biểu tượng của sự may mắn.

Các mệnh giá tiền Nhật
Theo quan niệm của người Nhật thì lương tháng đầu tiên nếu bỏ đồng 5 Yên vào trong ví sẽ không phải suy nghĩ về chuyện tiền bạc vì đồng 5 Yên đọc theo tiếng Nhật là “Gô en”, gô en thì trùng âm với một từ Hán tự khác có ý nghĩa là “kết duyên” nên nó được xem là đồng xu may mắn.

10 Yên: Đồng xu này được làm từ đồng xanh (đồng đỏ).

Các mệnh giá tiền Nhật

Đồng 10 Yên được làm từ đồng xanh với thiết kế Byodoin Hououdo, một ngôi chùa Phật giáo ở Kyoto đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Đồng 10 Yên rất cần thiết ví dụ như khi sử dụng điện thoại công cộng. Với điện thoại công cộng tại Nhật chỉ có thể sử dụng được đồng xu 10 Yên và 100 Yên. Với 1 đồng xu 10 Yên, có thể thực hiện cuộc gọi trong nước tầm 1 phút, khi sử dụng vào ban đêm có thể kéo dài cuộc gọi lên đến 80 giây.

Đồng 50 Yên

50 Yên: được làm bằng đồng trắng, không bị hoen rỉ, có thể sử dụng thời gian dài

Đồng xu 50 Yên với thiết kế hoa cúc – một loài hoa cao quý trong văn hóa Nhật Bản, thường được trồng để thưởng lãm. Đồng 50 Yên đầu tiên được phát hành không có thiết kế có lỗ ở giữa, nhưng sau này nó được dập lỗ ở chính giữa để dễ phân biệt với đồng 100 Yên.
Gần đây, giá gửi 1 tấm bưu thiếp (hagaki) trong Nhật Bản đã tăng từ 50 Yên lên 52 Yên. Nếu muốn gửi 1 tấm bưu thiếp ra nước ngoài, giá hàng không đến bất kỳ nước nào đều là 70 Yên, giá gửi đường biển là 60 Yên. Để kỷ niệm cho chuyến du lịch của mình, bạn hãy thử gửi 1 tấm bưu thiếp cho gia đình hay bạn bè ở nước mình xem sao nhé.

Các mệnh giá tiền Nhật

Đồng 100 Yên

Đồng 100 Yên tương đương với 1 đô la Mỹ . Đây là 1 trong những đồng xu được sử dụng nhiều nhất
Tại Mc Donald có cả menu “100 Yên Mc” mà bạn có thể mua được hambuger, kem, và các loại nước uống size S chỉ với 100 Yên. Ngoài ra, còn có hệ thống các cửa hàng gọi là “Hyakkin” như Daiso hay Seria mà bạn có thể mua được đồ ăn, vật dụng hàng ngày chỉ với 100 Yên, rất được khách du lịch đến Nhật yêu thích.

Các mệnh giá tiền Nhật

500 Yên

Các mệnh giá tiền Nhật

Đồng xu 500 Yên hiện đang được sử dụng tại Nhật là đồng tiền được phát hành gần đây nhất. Trong số các đồng xu Nhật thì nó có kích thước lớn nhất, với đồng 500 Yên trong ví bạn cũng có thể cảm thấy an tâm.
Một hộp cơm ở cửa hàng tiện lợi (compini) hoặc cửa hàng cơm hộp (obentoya) có giá khoảng 500 Yên. Ngoài ra, khi tìm kiếm với từ khoá “one coin”, sẽ cho ra các kết quả với các quán ăn có bữa trưa với giá 500 Yên. Đối với 1 người đang muốn tiết kiệm thì đây là mức giá khá hợp lý cho 1 bữa ăn.

Các mệnh giá tiền giấy ở Nhật

Các loại tiền giấy gồm tờ 1.000 yên, 2.000 yên, 5.000 yên và 10.000 yên.Tiền giấy các loại 1.000, 5.000 và 10.000 yên được sử dụng rộng rãi, chỉ có loại 2.000 yên là hiếm khi thấy xuất hiện. Trên mỗi loại tiền, mặt trước in hình một danh nhân nổi tiếng gắn liền với sự phát triển của đất nước, mặt sau là những con vật hay danh lam thắng cảnh.

1,000 Yên

Các mệnh giá tiền Nhật

Tờ 1,000 Yên in hình nhân vật bác sỹ tế bào Noguchi Hideyo.

Với 1,000 Yên bạn đã có thể có 1 bữa trưa phổ thông dành cho nhân viên văn phòng. 1,000 yên đã có thể gọi 1 phần “cơm suất” (Teishoku) gồm cơm, món ăn kèm, canh miso trong menu.

2,000 Yên

Đồng 2000 yên là tờ tiền rất ít được sử dụng tại Nhật, và mặc nhiên các máy ATM cũng không đọc được mệnh giá tiền này. Tuy vậy tờ 2000 Yên này được thiết kế rất đẹp, Mặt trước: không được trang trí bằng chân dung của nhân vật mà được thiết kế với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon của thành cổ Shuri thuộc Vương quốc Lưu Cầu ngày xưa trên mặt trước. Công trình lịch sử của tỉnh Okinawa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Mặt sau là một bài văn và 1 bức chân dung của tác giả Murasaki Shikibu, với tác phẩm Hoàng tử Genji
Các mệnh giá tiền Nhật

5,000 Yên

Các mệnh giá tiền Nhật

Tờ 5,000 Yên với sắc tím. Nhân vật được in trên tờ tiền là bà Higuchi Ichiyo, một nữ tiểu thuyết gia.

Với 5,000 Yên bạn đã có thể thưởng thức bữa tối 1 người tại một quán nhậu Izakaya sang trọng hay một nhà hàng được yêu thích. Khi đến Nhật, thì 1 lần cho ăn bữa trưa tại tại quán ăn Nhật cao cấp hay quán Sushi cao cấp, ở mức giá 3,000 Yên〜5,000 Yên.

10,000 Yên

Đồng 10000 yên là loại tiền giấy có mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền tệ của Nhật Bản. Các tu nghiệp sinh và du học sinh quen gọi 10000 yên là “Lá”. Không rõ lý do vì sao gọi 10000 yên là “Lá”, và cách gọi này xuất phát từ nhóm tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc sau đó lan truyền rộng rãi cho đến bây giờ.
Mặt trước là chân dung nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập trường đại học Keio, đó là Yukichi Fukuzawa( cuối thời Edo đầu thời Meji 1835-1901), mặt sau là hình chim phượng hoàng ở đền thần Byodoin. Trước đây tờ 10000 yên in hình thái tử Shotoku (574-622), một nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản.
Các mệnh giá tiền Nhật

 

 

từ khoá

  • 1000 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam 2023
  • 500 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
  • 1 yên nhật bằng bao nhiêu tiền việt nam 2023

11 thoughts on “Các mệnh giá tiền Nhật hiện hành 2023

  1. Minh Khoa says:

    Bài viết có vẻ thiếu thông tin về lịch sử của các mệnh giá tiền Nhật. Thêm một chút thông tin lịch sử sẽ giúp bài viết hấp dẫn hơn.

  2. Thùy Dương says:

    Bài viết viết về tiền Nhật mà lại không có hình ảnh minh họa nào. Thêm một số hình ảnh sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về các mệnh giá tiền.

  3. Kiều Linh says:

    Bài viết cung cấp thông tin hữu ích về các mệnh giá tiền Nhật hiện hành. Tuy nhiên, bài viết có một số lỗi chính tả cần chỉnh sửa.

  4. Hồng Nhung says:

    Bài viết này chỉ dành cho những người quan tâm đến tiền Nhật thôi nhỉ? Tôi thấy nội dung hơi nhàm chán.

  5. Thùy Trang says:

    Đọc bài viết này, tôi mới biết được rằng tiền Nhật có rất nhiều đặc điểm bảo mật. Đúng là tiền của đất nước phát triển nên khác hẳn tiền của nước mình.

  6. Quốc Anh says:

    Bài viết này thật vô nghĩa. Ai cần biết về các mệnh giá tiền Nhật chứ? Thật là lãng phí thời gian.

  7. Ngọc Trinh says:

    Bài viết không có gì mới mẻ, chỉ là tổng hợp thông tin từ các nguồn khác. Tác giả nên cố gắng đưa ra những thông tin độc đáo hơn.

  8. Ánh Tuyết says:

    Wow, bài viết hay quá! Mình không ngờ tiền Nhật lại có nhiều mệnh giá như vậy. Cảm ơn tác giả vì bài viết bổ ích này.

  9. Thanh Tùng says:

    Hay quá! Bây giờ tôi đã biết hết các mệnh giá tiền Nhật rồi. Lần tới đi Nhật, tôi sẽ không còn lo lắng về việc đổi tiền nữa.

  10. Xuân Mai says:

    Các mệnh giá tiền Nhật thật đa dạng và bắt mắt. Đọc bài viết này, tôi chỉ ước mình có thể sở hữu một bộ sưu tập tiền Nhật.

  11. Khánh Linh says:

    Thông tin trong bài viết rất thú vị, nhưng tôi thấy cách trình bày hơi khó hiểu. Nên sắp xếp lại bố cục để người đọc dễ theo dõi hơn.

Comments are closed.