Notice: Trying to get property 'plan_id' of non-object in /home/healthmart.vn/public_html/wp-content/plugins/ai-auto-tool/lib/setting.php on line 255
Tư vấn những tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật và lưu ý khi sử dụng - Healthmart.vn

Tư vấn những tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật và lưu ý khi sử dụng

Tảo xoắn của Nhật rất giàu dinh dưỡng & tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có những tác dụng phụ hiếm gặp như: gây rối loạn tiêu hóa, tăng hoặc giảm cân đột ngột, phù nề, làm chậm quá trình đông máu. Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý sử dụng tảo xoắn đúng cách và đúng liều nhé! Hãy cùng Healthmart.vn tìm hiểu ngay nào.

Tảo xoắn Nhật có tốt không?

Tảo xoắn Nhật Bản an toàn cho người sử dụng ngay cả khi dùng liều lớn. Tất nhiên, chỉ những sản phẩm chính hãng, được sản xuất và phân phối bởi những đơn vị uy tín mới có khả năng này. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng tảo xoắn chứa độc tố nguy hiểm nhưng đó là khi bạn sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Vì hàm lượng dinh dưỡng trong tảo xoắn rất lớn nên một số người có thể trạng đặc biệt hoặc đang mắc một số bệnh lý có thể gặp các phản ứng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi uống tảo xoắn gặp phải trong những trường hợp này khá hiếm gặp.

Tảo xoắn Nhật Bản nhìn chung là một thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

Những tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật Bản

Mặc dù nhìn chung, tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật sẽ phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và tình trạng sức khỏe của người dùng.

Gây dị ứng

Kết quả của nghiên cứu về tỉ lệ mẫn cảm do sử dụng vi tảo xanh lam Spirulina với những đối tượng trên 6 tuổi đã chỉ ra rằng những người có các bệnh dị ứng sẽ dễ phản ứng tiêu cực với tảo xoắn hơn là những người bình thường.

Một số biểu hiện dị ứng có thể kể đến là đau bụng, nổi mẩn ngứa, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, ngạt mũi, sưng tấy, khó thở hoặc co thắt dạ dày. Tuy nhiên, các trường hợp dị ứng với tảo Spirulina khá hiếm gặp.

Nếu bạn là người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần tảo xoắn thì nên cân nhắc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.

Người có cơ địa quá nhạy cảm, dễ bị dị ứng không nên sử dụng tảo xoắn Nhật Bản.

Gây phù nề, tăng hoặc giảm cân đột ngột

Đây là tác dụng phụ của tảo xoắn dễ thấy ở người bị bệnh về gan và cường giáp.

Tảo xoắn vốn là thực phẩm có hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người có chức năng gan kém sẽ không thể chuyển hoá các chất dinh dưỡng thành năng lượng và đào thải những chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Người có bệnh về gan khi sử dụng tảo xoắn dễ bị phù nề ở tay, chân.

Mặt khác, tảo Spirulina của Nhật chứa nhiều i-ốt cần thiết cho sức khỏe. Nhưng đối với người có bệnh cường cận giáp, hấp thụ thực phẩm giàu iốt sẽ kích thích hoạt động của tuyến giáp, làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Việc tích tụ quá nhiều dinh dưỡng và mất cân bằng iốt sẽ khiến cơ thể tăng hoặc giảm cân đột ngột, đồng thời dễ dẫn tới các bệnh khác liên quan đến tim mạch.

Gây ra rối loạn tiêu hóa

Một tác dụng phụ khi uống tảo xoắn liên quan đến tiêu hoá có thể gặp là đầy hơi, buồn nôn, co thắt cơ bụng hoặc tiêu chảy vì tảo Spirulina có tính hàn. Tuy nhiên trường hợp nặp rất hiếm xảy ra, thường chỉ những người đang bị tiêu chảy mới nên cẩn trọng với tác dụng phụ này.

Tảo xoắn Spirulina không thích hợp với người có hệ tiêu hoá kém.

Gây ảnh hưởng đến bệnh tự miễn

Những đối tượng mắc bệnh tự miễn dịch có thể gặp tác dụng không mong muốn nếu dùng tảo xoắn Spirulina của Nhật.

Tảo xoắn có nhiều thành phần chống oxy hoá nên có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, hấp thụ nhiều tảo xoắn Nhật có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động ở mức độ cao, gây ảnh hưởng không tốt cho người mắc chứng bệnh trên. Vì vậy, tảo Spirulina không phù hợp với người có bệnh tự miễn.

Làm chậm quá trình đông máu

Đối với những người dùng thuốc làm loãng máu hoặc những người bị rối loạn chảy máu, tảo xoắn có thể gây ảnh hưởng không tốt khi có thể làm kéo dài thời gian đông máu. Tảo xoắn Nhật Bản chứa nhiều vitamin K, có thể gây ức chế tác dụng của thuốc làm loãng máu, khiến máu đông chậm hơn.

Vì vậy, bạn nên tránh dùng tảo xoắn nếu mắc chứng rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

Gây ảnh hưởng đến chứng phenylketonuria

Phenylketonuria (PKU) là một rối loạn di truyền hiếm gặp do khiếm khuyết enzym có chức năng phân huỷ axit amin phenylalanin trong gen. Khi không có loại enzym cần thiết, cơ thể sẽ không thể xử lý phenylalanin, làm cho chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Trong tảo xoắn Spirulina chứa phenylalanin. Vì thế, người mắc bệnh phenylketon niệu (PKU) không nên sử dụng tảo xoắn Nhật Bản để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Tảo xoắn Nhật Bản có thành phần không phù hợp cho người mắc bệnh Phenylketonuria.

Cách sử dụng tảo xoắn của Nhật tốt nhất

Bạn cần sử dụng tảo xoắn cho đối tượng phù hợp và đúng liều lượng được hướng dẫn để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây, Sakuko sẽ hướng dẫn bạn cách dùng tảo Spirulina Nhật an toàn.

Đối tượng sử dụng tảo xoắn của Nhật

Tảo xoắn Nhật Bản không quy định độ tuổi sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là thực phẩm dành cho mọi trường hợp.

  • Đối tượng nên dùng: Những đối tượng nên dùng sản này là người có bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, dạ dày, béo phì, bệnh nhân đang hồi phục sau hoá trị, trị xạ. Người lao tâm, lao lực, người đang có nhu cầu cải thiện sức khỏe, vóc dáng, nhan sắc cũng có thể bổ sung tảo.
  • Đối tượng không nên dùng: Người bị tiêu chảy; người đang sử dụng thuốc chống máu đông, thuốc ứng chế miễn dịch; người mắc bệnh tự miễn và các bệnh liên quan; người mắc bệnh Phenylketonuira; người có tiền sử mẫn cảm với các loại tảo biển không nên uống tảo xoắn.

Sử dụng tảo Spirulina cho đối tượng phù hợp để đảm bảo an toàn.

Liều dụng tảo xoắn của Nhật

Tùy từng đối tượng, thể trạng và tình hình bệnh lý mà liều dùng có thể thay đổi cho phù hợp với từng cá nhân. Nhưng nhìn chung, bạn không nên dùng quá 3g tảo/ngày mà nên bắt đầu với 500mg-1g và dùng từ 1-3 lần/ngày.

Cách dùng tảo xoắn của Nhật

Tuỳ theo thể trạng và độ tuổi, mỗi đối tượng dùng sẽ có cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, với những người có bệnh nền, cách dùng được nêu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ về cách sử dụng tảo xoắn Nhật Bản.

Theo thể trạng:

  • Người bình thường: 500 mg – 1 g, 1 – 3 lần một ngày.
  • Người bệnh tim mạch: 30 viên/ngày, chia thành 2 – 3 lần trong ngày.
  • Người bệnh đái tháo đường: 10 – 12 viên/ngày, chia thành 3 lần trong ngày.
  • Người bệnh dạ dày: 30 viên/ngày, chia thành 2 lần trong ngày.
  • Người béo phì: 30 viên/ngày, chia thành 2 lần trong ngày.
  • Bệnh nhân sau đợt hóa trị, xạ trị: Sử dụng với liều cao.
  • Người lao tâm: 30 viên/ngày, chia thành 2 lần trong ngày.
  • Người lao lực: 30 viên/ngày, chia thành 2 – 3 lần trong ngày.

Theo độ tuổi

  • Người cao tuổi: 30 viên/ngày, chia thành 2 – 3 lần trong ngày.
  • Sản phụ: Liều trung bình trong 6 tháng đầu.
  • Trẻ em: Liều dùng cho trẻ dưới 5 tuổi là 5 viên/lần, trẻ trên 5 tuổi uống 10 – 20 viên/ngày, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Riêng đối tượng sản phụ, nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ khoa sản để được tư vấn về cách dùng tảo xoắn phù hợp.

Bảng giá tảo biển của Nhật chính hãng tốt nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1Tảo ϑàng spirulina Nhật Bản 1000 viên1.850.000
2Tảo 2400 viên của Nhật mẫu mới 2023 hot499.000
3Tảo 2200 viên tem đỏ mẫu mới 2022 hot445.000
4Tảo tăng chiều cao của Nhật shinshin kakumei 300 viên445.000
5Tảo Spirulina vừng đen Nhật Bản 1800 viên649.000
6Tảo xoắn spirulina nhật bản cho bà bầu 1200 viên550.000
7Tảo glucosamine spirulina 900 viên749.000
8Tảo lục hoàng gia Nhật Bản chlorella royal dx 1550 viên480.000

Mua tảo xoắn Nhật ở đâu chính hãng?

1. Đặt mua online trên website healthmart.vn bằng cách bấm ϑào nút mua hàng& điền thông tin.

2. Tư vấn – Đặt hàng qua fanpage ở đây

3. Hotline/ zalo số 0937 807 812

8 thoughts on “Tư vấn những tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật và lưu ý khi sử dụng

  1. Người dùng ẩn danh says:

    Tôi không chắc mình nghĩ gì về bài viết này. Một mặt, tôi nghĩ rằng tác giả nêu bật một số điểm tốt. Mặt khác, tôi nghĩ rằng tác giả có thể phóng đại một chút về các tác dụng phụ. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về tảo xoắn Nhật trước khi đưa ra quyết định xem có nên tiếp tục dùng hay không.

  2. Người dùng ẩn danh says:

    Thật buồn cười khi tác giả đưa ra rất nhiều tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật. Tôi đã dùng tảo xoắn Nhật nhiều năm nay và chưa bao giờ gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.

  3. Người dùng ẩn danh says:

    Bài viết này chán ngắt. Tôi không thể tin rằng tác giả thậm chí còn mất thời gian để viết cái này. Tôi không khuyên bạn nên đọc bài viết này.

  4. Người dùng ẩn danh says:

    Thật tuyệt vời khi có một bài viết cung cấp thông tin chi tiết về các tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật và những lưu ý khi sử dụng. Tôi đã đang dùng tảo xoắn Nhật một thời gian và không biết rằng mình có thể gặp một số tác dụng phụ như vậy.

  5. Người dùng ẩn danh says:

    Tôi không thể tin rằng tác giả nghiêm túc với bài viết này. Rõ ràng là tác giả không biết gì về tảo xoắn Nhật. Tôi khuyên bạn nên bỏ qua bài viết này và tìm thông tin ở nơi khác.

  6. Người dùng ẩn danh says:

    Tác giả đã mắc một số lỗi ngữ pháp và chính tả trong bài viết. Điều này khiến bài viết khó đọc và hiểu. Tôi khuyên tác giả nên chỉnh sửa bài viết trước khi đăng.

  7. Người dùng ẩn danh says:

    Tôi không đồng ý với tác giả về một số điểm. Tôi nghĩ rằng tảo xoắn Nhật là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và có thể có lợi cho sức khỏe. Tôi không tin rằng các tác dụng phụ của nó nghiêm trọng như tác giả mô tả.

  8. Người dùng ẩn danh says:

    Tác giả có vẻ như đang cố dọa mọi người khỏi việc dùng tảo xoắn Nhật. Tôi nghĩ rằng tác giả phóng đại các tác dụng phụ. Tôi sẽ tiếp tục dùng tảo xoắn Nhật cho đến khi tôi thấy bằng chứng cho thấy nó có hại cho sức khỏe.

Comments are closed.