Ánh sáng xanh có thật sự gây hại cho da và mắt?

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng do các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính gây ra khiến da, mắt lão hoá nhanh hơn. Vậy ánh sáng xanh tác hại với da như thế nào nếu tiếp xúc thường xuyên? Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu nhé!

Theo một nghiên cứu gần đây, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể gây ra các phản ứng khiến cho da lão hóa và tăng sắc tố. Có thể các bạn đang lo lắng vì chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại hay máy tính. Thế nhưng chúng ta cũng chẳng thể nào rời xa khỏi các thiết bị này được. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ánh sáng xanh và chỉ ra một số cách bảo vệ làn da dưới tác động của ánh sáng xanh.

***

Các loại viên uống chống nắng Nhật 2023 hot

Ánh sáng xanh là gì?

Mỗi khi nói về tác hại của ánh sáng, hầu hết tất cả chúng ta đều nghĩ về tia cực tím như tia UVA và UVB. Những bước sóng này chúng ta không thể thấy được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UVB tồn tại trong khoảng từ 280 đến 315 nanomet (nm), và UVA tồn tại trong khoảng từ 315 đến 400nm.

Người ta thường cho rằng, tia UVB chủ yếu gây tổn thương da dẫn đến ung thư da, trong khi tia UVA chủ yếu gây ra các loại tổn thương da thẩm mỹ, như sớm hình thành nếp nhăn và các đốm nâu. Dù là loại tia nào thì tiếp xúc tia UV cũng có nguy cơ ung thư da. Vì vậy chúng ta rất nên chọn những loại kem chống nắng bảo vệ toàn diện, có khả năng chống lại tia UVA và UVB (Fun fact: Chỉ số SPF trên kem chống nắng chỉ biểu thị khả năng chống tia UVB mà không biểu thị thông tin về UVA).

Mặt khác, ánh sáng khả kiến là một phần của quang phổ, và có thể nhìn thấy được. Hầu hết chúng ta đều có thể thấy bước sóng trong khoảng 380 đến 700nm. Do đó, vì ánh sáng màu xanh ở mức 400 đến 490nm nên chúng ta có thể thấy được (mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng thấy màu xanh). Mặc dù chúng ta thường không chú ý đến ánh sáng khả kiến, nhưng một cơ quan nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại ánh sáng này (gồm ánh sáng xanh) có thể gây tổn thương da. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tiếp xúc với ánh sáng xanh, da sẽ có nguy cơ hình thành hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu lão hóa và gia tăng sắc tố, đặc biệt là nám.

Trên hành tinh mà chúng ta đang sống, nguồn ánh sáng khả kiến lớn nhất và có tia cực tím mạnh nhất là mặt trời, đó là lý do tại sao việc bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, ngay cả khi có mây che phủ rất quan trọng. Nhưng các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, điện thoại, TV, máy tính bảng, v.v. cũng tạo ra ánh sáng xanh.

Việc có tiếp xúc với các nguồn ánh sáng xanh này có nguy cơ gây tổn thương da hay không thì chưa rõ. Nhưng việc chúng ta phải tiếp xúc với loại ánh sáng này hàng giờ liền, cộng với những quan điểm về tác hại của nó thì ánh sáng xanh thật sự rất đáng quan ngại.

Ánh sáng xanh có gây ra nếp nhăn và gia tăng sắc tố da?

Đây là một câu hỏi không hề dễ trả lời. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đều thực hiện trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu về một số mẫu da hoặc tế bào da. Phó giáo sư da liễu tại Trường Y khoa Keck của USC, Jenny Hu, cho biết, chỉ có một và ca được nghiên cứu ở người nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ.

Trong một số điều kiện nhất định, ánh sáng xanh sẽ có tác động lên da. Vào năm 2006, một nghiên cứu được in trên tờ Photochemistry and Photobiology đã cho thấy sự ảnh hưởng của các loại ánh sáng khác nhau lên da. Họ cho các mẫu da (của người da trắng) tiếp xúc với tia UV ở bước sóng dưới 400nm, và ánh sáng khả kiến với bước sóng trên 400nm. Trong đó, những cường độ ánh sáng này được mô phỏng theo ánh sáng mặt trời, chứ không phải các thiết bị điện tử.

Các nhà nghiên cứu đã đo lượng gốc tự do mà da tạo ra để phản ứng với ánh sáng. Họ cũng đo mức độ kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi sự hình thành gốc tự do. Kết quả của họ cho thấy cả tia cực tím và ánh sáng khả kiến có thể kích hoạt sự hình thành các gốc tự do trong da. Nhưng ánh sáng khả kiến ít tác động lên da hơn tia UV. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tính ra rằng khoảng một phần ba tổng số gốc tự do được hình thành trong các mẫu nghiên cứu (được tính bởi phương pháp mất cân bằng oxy hóa gây ra bởi sự hình thành gốc tự do) được tạ ra khi tiếp xúc với ánh sáng khả kiến.

Khi sự mất cân bằng oxy hóa cao, các dấu hiệu lão hóa sớm và các loại tổn thương da khác có thể hình thành. Ngoài ra, khả năng chống tia UVA của nhiều loại kem chống nắng không bảo vệ chúng ta khỏi ánh sáng trên 380nm. Trên thực tế, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mất cân bằng oxy hóa gây ra bởi ánh sáng xanh có thể tạo ra một loạt các phản ứng khác làm làm suy giảm collagen.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm, mà không được nghiên cứu trên người. Do đó, những kết quả nghiên cứu cũng không thể chính xác hoàn toàn khi ứng dụng lên con người.

Khắc phục được nhược điểm đó, nhiều nghiên cứu khác đã được tiến hành. Trong đó có chủ tịch khoa da liễu tại Mount Sinai West, Andrew Alexis đã công bố một nghiên cứu trên 22 người ở mọi màu da khác nhau (gồm 2 loại da fitzpatrick II là da sáng hơn, và 20 loại da từ IV đến VI là da tối hơn) vào năm 2010 trên tạp chí Journal of Investigative Dermatology. Các nhà nghiên cứu đã cho phần phần lưng dưới của những người tham gia thí nghiệm tiếp xúc với tia UV và ánh sáng khả kiến 7 lần trong vòng 2 tuần. Mức độ tiếp xúc với ánh sáng trong thí nghiệm này rất cao, tương đương mức độ bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong một ngày. Sau đó, họ phân tích sự thay đổi sắc tố da dưới kính hiển vi và lấy sinh thiết ở vùng da này để xem xét những thay đổi trong các tế bào.

Ở những người có làn da sẫm màu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự gia tăng sắc tố được kích hoạt bởi ánh sáng khả kiến khác biệt rõ rệt so với ánh sáng do tia UVA gây ra. Sắc tố do UVA gây ra bắt đầu xám dần và chuyển sang màu nâu sau khoảng 24 giờ, và sau đó mờ dần trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhưng sắc tố liên quan đến ánh sáng khả kiến lại có màu nâu sẫm ngay từ ban đầu và thấy rõ trên da trong suốt hai tuần nghiên cứu. Tuy nhiên, những người có làn da sáng không bị gia tăng sắc tố sau khi tiếp xúc với ánh sáng khả kiến.

Một nghiên gần đây với quy mô lớn hơn, được công bố vào năm 2013 trên Photodermatology, Photoimmunology, và Photomeesine, đã tìm thấy kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu đã đưa cho 68 phụ nữ bị nám (hầu hết trong số họ không phải là da trắng, loại da Fitzpatrick IV và V) một loại kem chống nắng để sử dụng trong tám tuần. Một nửa trong số họ sử dụng kem chống nắng chỉ bảo vệ chống lại tia UV trong khi nửa còn lại dùng kem chống nắng bảo vệ cả tia UV và ánh sáng khả kiến. Tất cả những người tham gia cũng được điều trị nám bằng hydroquinone ngoài da.

từ khoá

  • ánh sáng xanh tiếng ánh là gì
  • ánh sáng xanh điện thoại 2021
  • ánh sáng xanh trị mụn 2022 
  • chiếu ánh sáng xanh trị mụn bệnh viện da liễu

14 thoughts on “Ánh sáng xanh có thật sự gây hại cho da và mắt?

  1. Mỉa mai says:

    Ồ, thật là tuyệt khi biết rằng ánh sáng xanh có thể gây hại cho chúng ta. Chắc chắn các nhà sản xuất thiết bị điện tử sẽ sớm đưa ra một loại kính đặc biệt có thể lọc ánh sáng xanh. Tất nhiên, chúng sẽ có giá rất đắt.

  2. Tranh cãi says:

    Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả về tác động của ánh sáng xanh. Tôi nghĩ rằng tác giả đã夸 đại tác hại của ánh sáng xanh và không đưa ra đủ bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm của mình.

  3. Mỉa mai says:

    Ồ, thật là đáng sợ khi biết rằng ánh sáng xanh có thể gây hại cho chúng ta. Tôi tự hỏi tại sao các nhà sản xuất thiết bị điện tử lại không cảnh báo chúng ta về điều này sớm hơn. Chắc là vì họ muốn chúng ta mua nhiều thiết bị hơn.

  4. Vui vẻ says:

    Tôi tự hỏi nếu ánh sáng xanh có thể khiến chúng ta phát sáng trong bóng tối. Có lẽ tôi có thể sử dụng nó để làm một bộ trang phục Halloween.

  5. Hiếu kỳ says:

    Bài viết này rất thú vị. Tôi không biết rằng ánh sáng xanh có thể gây hại cho làn da của chúng ta. Tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong việc hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trong tương lai.

  6. Bất đồng says:

    Tôi không đồng ý với kết luận của tác giả. Tôi nghĩ rằng tác giả đã không xem xét tất cả các bằng chứng có sẵn và đã đưa ra một đánh giá thiên vị.

  7. Trớ trêu says:

    Thật tuyệt khi biết rằng ánh sáng xanh có thể gây hại cho da và mắt của chúng ta. Tôi sẽ phải bắt đầu đeo kính râm khi ra ngoài và tránh sử dụng điện thoại vào ban đêm.

  8. Vô tư says:

    Tôi tự hỏi nếu ánh sáng xanh có thể giúp tôi mọc tóc. Có lẽ tôi có thể sử dụng nó để tạo ra một loại thuốc chống hói đầu.

  9. Châm biếm says:

    Thật là hữu ích khi biết rằng ánh sáng xanh có thể gây hại cho da và mắt của chúng ta. Tôi sẽ phải bắt đầu tránh tất cả các màn hình điện tử và sống trong bóng tối từ bây giờ.

  10. Hoài nghi says:

    Tôi không chắc mình có tin vào những thông tin trong bài viết này không. Tôi đã đọc ở nhiều nơi rằng ánh sáng xanh không thực sự có hại như vậy. Tôi cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định về vấn đề này.

  11. Tò mò says:

    Tôi rất muốn biết thêm về tác động của ánh sáng xanh đối với sức khỏe. Tôi sẽ phải nghiên cứu thêm về chủ đề này.

  12. Nghi ngờ says:

    Tôi không chắc mình có tin vào những tuyên bố trong bài viết này không. Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau trên mạng, và tôi không biết nên tin ai.

  13. Quan tâm says:

    Bài viết này rất hữu ích. Tôi đã luôn tự hỏi về tác động của ánh sáng xanh đối với sức khỏe, và bây giờ tôi đã có câu trả lời. Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin này.

  14. Thiên tài says:

    Bài viết rất hay và cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Tôi đã luôn quan tâm đến tác động của ánh sáng xanh đối với sức khỏe, và bài viết này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về chủ đề này. Cảm ơn tác giả vì bài viết tuyệt vời này.

Comments are closed.