Ẩm thực chay Shojin Ryori Nhật Bản là một nét đẹp văn hóa, mang đến sự thanh lịch, thuần khiết trong con người, tạo sự cân đối hàu hoài trong các bữa ăn. Tuy nhiên trong văn hóa ăn chay của người Nhật có nhiều nguyên tắc và lưu ý. Hãy cùng Healthmart.vn tìm hiểu ngay nhé!
Shojin Ryori là gì?
Shojin Ryori không chỉ đơn thuần là tên gọi trường phái ăn chay của Nhật mà còn là cái tên ý nghĩa, được tạo thành bởi những yếu tố sau:
- Sho: nghĩa là “tinh” trong “tinh khiết”
- Jin: nghĩa là “tiến” trong tiến lên, tiến về phía trước
- Ryori: nghĩa là “nấu nướng” hoặc “ẩm thực”
Shojin Ryori có ý nghĩa mang đến cho con người cảm giác tinh khiết, thanh tịnh và nhẹ nhàng, thanh thản trong tâm hồn. Được biết, trường phái ăn chay này được khởi xướng bởi nhà sư Dogen (người sáng lập ra thiền tông trong Phật giáo Nhật Bản).
Shojin Ryori – Nghệ thuật ăn chay mang đến sự cân đối, hài hòa trong mỗi bữa ăn
Tại Nhật Bản, một bữa cơm chay theo trường phái Shojin Ryori thường được phục vụ trong các nhà chùa. Hơn thế nữa, các món ăn thường được chính các nhà sư trong chùa đích thân chuẩn bị.
Mặc dù vậy, nhiều người dân Nhật yêu thích ẩm thực chay theo trường phái này muốn tự thực hiện các món ăn tại nhà. Bởi các món ăn được thực hiện theo công thức đơn giản mà vẫn có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi bữa ăn. Đồng thời cũng phục vụ cho nhu cầu tâm linh của nhiều gia đình Nhật.
Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích và mong muốn theo đuổi trường phái ăn chay kiểu Nhật Shojin Ryori thì cần lưu ý chi tiết quan trọng. Đó là theo truyền thống, Shojin Ryori là món ăn thuần chay, thậm chí loại bỏ các nguyên liệu như tỏi, hành tây ra khỏi các món ăn vì mùi vị nồng.
Ngoài ra, theo quan điểm của các nhà sư hiện đại, việc sử dụng sữa sẽ không được coi là gây hại cho động vật. Do đó, sữa vẫn thường được sử dụng trong một số món ăn chay. Vậy nên, nếu bạn có xu hướng ăn chay theo kiểu Nhật thì nên tìm hiểu trước về quan điểm này, tránh sự bị động hay bất ngờ khi bắt đầu quá trình ăn chay.
Nguyên tắc trong ẩm thực chay Shojin Ryori Nhật Bản
Ăn chay kiểu Nhật không chỉ giúp tâm hồn thanh tịnh, nhẹ nhàng mà còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhờ những nguyên tắc đặc biệt sau đây:
Nguyên tắc con số 5
Nguyên tắc số 5 trong ăn chay kiểu Nhật đòi hỏi mỗi bữa ăn phải có đủ 5 màu và 5 vị, cụ thể:
- 5 màu: Bao gồm màu xanh lá, vàng, đỏ, đen và trắng
- 5 vị: Bao gồm vị chua, ngọt, mặn, đắng và umami
Vị ngọt được tạo nên từ bột ngọt sẽ được thay thế trong các bữa ăn chay bằng vị ngọt trích từ nấm – loại nguyên liệu thiên nhiên giàu giá trị dinh dưỡng.
Ăn chay kiểu Nhật đòi hỏi mỗi bữa ăn phải có đủ 5 màu và 5 vị
Sự kết hợp của 5 màu và 5 vị giúp mang đến sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời tạo hiệu quả thị giác, kích thích vị giác để người dùng thưởng thức bữa ăn ngon miệng và thư thái.
Nguyên tắc không lãng phí
Ăn chay theo kiểu Nhật – Shojin Ryori, người chế biến và thưởng thức món ăn luôn phải đề cao nguyên tắc không lãng phí. Theo đó, các món ăn đều được chế biến với số lượng vừa đủ ăn và hạn chế tối đa phần nguyên liệu, thực phẩm phải bỏ đi.
Ví dụ: Phần vỏ củ cà rốt và củ cải có thể được giữ lại để chế biến thành món súp, tạo nên hương vị thơm ngon và ngọt tự nhiên.
Người Nhật ăn chay sẽ không bỏ vỏ cà rốt mà sơ chế sạch sẽ và dùng để nấu súp
Bên cạnh đó, các món ăn chay sẽ được linh hoạt thay đổi theo mùa với mục đích bảo vệ môi trường, tránh lãng phí của cải và tiền bạc. Hơn thế nữa, sự linh hoạt thay đổi này còn là giải pháp giúp người nông dân ổn định được đầu ra cho các sản phẩm nông sản trồng theo mùa.
Nguyên tắc đa dạng hóa cách chế biến
Nguyên tắc đa dạng hóa cách chế biến thực phẩm sẽ giúp “giải ngán” cho người dùng với các món rau, củ, quả, thực phẩm luộc, xào quen thuộc. Bên cạnh đó, người Nhật ăn chay theo trường phái Shojin Kyori sẽ sử dụng nước dùng dashi được nấu từ tảo biển kombu và miso.
Ví dụ: Từ một nguyên liệu ăn chay là đậu hũ, người Nhật có thể chế biến thành các món ăn ngon khác nhau như da đậu hũ chiên (abura-age), đậu hũ khô (koya-dofu).
Đa dạng hóa cách chế biến giúp các món chay trở nên mới mẻ hơn
Đặc biệt, người ăn chay theo kiểu Nhật cũng rất chú trọng tới cách này trí các món ăn. Mỗi món ăn sẽ được trình bày tỉ mỉ, khéo léo và trang nhã trên những chiếc đĩa, chén sơn mài Kamakura đẹp mắt.
Cách bày trí này sẽ mang đến sự mãn nhãn cho thị giác nhờ sự sáng tạo vô tận và tăng thêm cảm giác ngon miệng khi thưởng thức các món ăn. Để cảm nhận hết được độ ngon và hấp dẫn của các món chay Nhật, bạn có thể tham khảo và học ngay cách chế biến 8 món ăn chay kiểu Nhật được yêu thích ngay sau đây. .
Ăn chay kiểu Nhật bao gồm rất nhiều món ăn ngon, được chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong số đó, top 8 món chay được giới thiệu sau đây là những món ăn được yêu thích hơn cả và thường xuyên xuất hiện trong các bữa chay của người Nhật.
Sushi chay
Sushi chay là món cơm nắm, cơm cuộn nổi tiếng mỗi khi nhắc đến “đất nước mặt trời mọc” – Nhật Bản. Món ăn này được thực hiện đơn giản, có khả năng giữ ấm khá lâu và tạo nên sự hòa quyện giữa các nguyên liệu khi thưởng thức.
Nguyên liệu làm món Sushi chay
- 5 lon gạo (nếu có thể, bạn nên chuẩn bị loại gạo của Nhật)
- 150ml giấm sushi
- Các loại rau, củ quả (cà rốt, dưa deo, rau mầm, rong biển, hành lá, lá tía tô Nhật), đậu hũ tùy thích
- 2 thìa canh nước tương Nhật
- 2 thìa canh rượu ngọt mirin
- 2 thìa canh rượu trắng
- 1 thìa cafe đường
Món sushi chay nhiều màu sắc, dễ làm và cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể
Cách nấu món Sushi chay
- Bước 1: Bạn nấu cơm như bình thường, sau khi cơm chín sẽ cho phần cơm này ra một chiếc bát to hoặc thố gỗ.
- Bước 2: Xới đều cơm và rưới đều giấm sushi lên cơm. Bạn có thể xới cơm thêm 1 – 2 lần nữa để cơm nguội bớt.
- Bước 3: Thái cà rốt, dưa leo, hành lá và đậu hũ thành từng lát mỏng vừa ăn.
- Bước 4: Sử dụng màng bọc thực phẩm, sau đó để 3 – 5 cọng rau mầm, rong biển, hành lá, lá tía tô, đậu hũ và thêm 1 thìa cơm.
- Bước 5: Cuốn chặt màng bọc thực phẩm lại vo viên tròn hoặc tạo hình tam giác theo ý thích, bạn sẽ được viên sushi chay nhiều màu sắc đẹp mắt.
Sushi chay ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua là các thưởng thức chuẩn vị nhất. Tất cả hương vị chua, cay, mặn, ngọt và dẻo thơm của cơm sẽ được hòa quyện, tạo nên vị béo ngậy và hấp dẫn cho món ăn.
Mì Udon chay
Mì Udon chay hấp dẫn người dùng bởi nước mì ngọt thanh mát, hương thơm nhẹ nhàng. Sợi mì Udon cũng đạt được sự dai giòn nhờ được làm từ bột lúa mì, vừa dinh dưỡng, vừa cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.
Nguyên liệu mì Udon chay
- Sợi mì Udon 320gr
- Nấm đông cô 100gr
- Cà rốt 50gr
- Đậu Hà Lan 50gr
- Hành boa rô 1 cây
- Ớt bột 5gr
- Nước tương 15 ml
- Hạt nêm chay 15gr
- Dầu olive 2 muỗng canh
- Tiêu 3gr
- Rong biển 2 lá
- Nước dùng rau củ
- Cà rốt 1 củ
- Hành tây 1 củ
- Cần tây 100gr
- Nguyệt quế 2 lá
- Xạ hương 6 nhánh
Mì Udon chay thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng với đa dạng loại rau củ
Cách nấu mì Udon chay
- Bước 1: Nấu nước dùng cho món mì, bạn cần cắt nhỏ các loại rau củ là cà rốt, hành tây và cần tây.
- Bước 2: Cắt bỏ chân nấm đông cô và ngâm vào nước muối loãng để khử mùi khoảng 30 phút.
- Bước 3: Cho nồi lên bếp, cho thêm 2 muỗng canh dầu olive vào nồi và đợi dầu nóng. Cho các nguyên liệu đã cắt nhỏ vào, cùng lá nguyệt quế, cỏ xạ hương và xào tất cả trong khoảng 5 phút.
- Bước 4: Dùng 1,5 lít nước lọc cho vào nồi và hầm trong vòng 1 tiếng, sau đó vớt phần rau củ ra, giữ lại phần nước.
- Bước 5: Tiếp tục đun sôi nồi nước dùng thêm 2-3 phút, nêm thêm hạt nêm, nước tương, bột ớt và tiêu theo định lượng đã chuẩn bị ban đầu.
- Bước 6: Cho thêm cà rốt vào nồi, nấu thêm 2 phút rồi cho thêm nấm đông cô, đậu Hà Lan và, đun sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp.
- Bước 7: Trụng mì qua nước sôi và cho mì ra bát. Cho nước dùng vào mì, rắc thêm hành boa rô, rong biển khô lên bên trên và thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng.
Mì Ramen chay
Mì Ramen chay là một trong 3 loại mì chay được yêu thích nhất tại Nhật Bản. Loại mì này được ăn khi nước dùng còn nóng hổi để có thể cảm nhận được hết vị ngon, ngọt tự nhiên của các loại nguyên liệu.
Nguyên liệu mì Ramen chay
- Nước dùng chay 2 chén
- Nước 2 chén
- Mì ramen 2 vắt
- Tương Miso 5 muỗng canh
- Măng tươi 85 gr
- Cải ngồng 4 nhánh
- Nước tương 1 muỗng canh
- Rong biển 1 lá
- Đậu hũ chiên 115 gr
- Dầu mè 1 muỗng cà phê
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Hành lá băm 2 muỗng cà phê
Mì Ramen chay nóng hổi, thơm ngon khó cưỡng với những người ăn chay kiểu Nhật
Cách nấu mì Ramen chay
- Bước 1: Cắt nhỏ măng tươi và rong biển, cải ngồng rửa sạch, đồng thời cắt nhỏ hành lá.
- Bước 2: Cho nước dùng và nước vào nồi đun sôi, cho thêm mì ramen và măng tươi vào nấu sôi trong 3 phút để mì ramen chín.
- Bước 3: Cho cải ngồng vào nồi và đun sôi thêm 1 phút. Sau đó tắt bếp và cho thêm các nguyên liệu, gia vị còn lại vào, đảo đều.
- Bước 4: Cho mì ra bát và thưởng thức ngay khi mì còn nóng hổi.
Cảm nhận hương vị dai ngon của mì ramen, thanh mát của nước dùng và sự tươi ngon của các loại rau củ sẽ khiến bạn càng yêu thêm món chay thanh tịnh này.
Tempura rau củ
Tempura rau củ là tên gọi chung để chỉ những loại rau củ được nhúng bột chiên giòn. Món ăn này có mùi vị thơm ngon, vỏ ngoài giòn tan và vị ngọt thanh mát của rau củ bên trong, giúp giảm bớt vị ngấy của lớp vỏ chiên bên ngoài.
Nguyên liệu Tempura rau củ
- Rau củ yêu thích: khoai lang, cà tím, đậu bắp, nấm, cà rốt, củ sen
- 250gr Bột mì (làm bột nước)
- 500ml Nước lạnh
- Gia vị: muối, tiêu
- Dầu ăn: Dầu olive
Tempura rau củ với màu sắc bắt mắt, vỏ ngoài giòn tan và bên trong có vị ngọt nhẹ
Cách nấu Tempura rau củ
- Bước 1: Sơ chế các loại rau củ:
- Cà tím cắt miếng dày khoảng 1cm và ngâm vào nước muối loãng để 2 mặt không bị đen.
- Khoai lang, củ sen gọt vỏ và cắt miếng dày khoảng 1cm, ngâm vào nước lạnh.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt thành từng thanh dài cỡ 1 ngón tay
- Đậu bắp ngâm với nước lạnh và rửa sạch
- Nấm cắt bỏ gốc
- Bước 2: Cho muối, tiêu và nước lạnh vào một chiếc bát tô, sau đó đánh tan.
- Bước 3: Cho 1/2 bột mì vào khuấy đều cho tan, sau đó cho phần bột mì còn lại vào, khuấy nhẹ nhàng 3 – 5 phút và cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút.
- Bước 4: Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, đồng thời cho dầu ăn vào chảo và đun sôi.
- Bước 5: Nhúng rau củ qua bột nước, sau đó cho vào chảo dầu sôi để chiên đến khi các mặt vàng đều, vớt ra để trên giấy thấm dầu.
Tempura rau củ sau khi vớt ra ngoài để nguội khoảng 1 – 2 phút, bạn có thể thưởng thức. Bạn có thể ăn tempura giòn rụm chấm với tương hoặc ăn với các loại mì như mì ramen, mì udon để cảm nhận sự mới mẻ.
Đậu hủ Tonkatsu
Đậu hủ Tonkatsu là món ăn chay được người Nhật theo trường phái Shojin Ryori yêu thích bởi cách chế biến đơn giản. Hơn nữa, món ăn này có thể ăn kèm với rau bắp cải và xốt tonkatsu, giúp cân bằng vị giác và tăng thêm sự hấp dẫn khi thưởng thức.
Nguyên liệu đậu hủ Tonkatsu
- 2 miếng đậu phụ
- Bột mì đa dụng và bột chiên xù
- Muối và hạt tiêu
- Dầu ăn
- Bắp cải bào
- Xốt tonkatsu
Đậu hủ Tonkatsu được chế biến đơn giản từ đậu hủ, ăn kèm với bắp cải và sốt tonkatsu thanh ngọt
Cách làm đậu hủ Tonkatsu
- Bước 1: Rắc một chút muối và tiêu vào 2 mặt của miếng đậu, xoa đều và để trong vòng 7 – 10 phút.
- Bước 2: Lăn đậu qua lớp bột mì và vỗ nhẹ cho một phần một rơi xuống. Sau đó tiếp tục lăn miếng đậu qua lớp bột ướt và sau cùng lăn qua lớp bột chiên xù.
- Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đun sôi và thả đậu vào, chiên ngập dầu từ 5 – 8 phút. Lưu ý lật 2 mặt của đậu phụ cho đến khi đậu chuyển sang màu vàng đậm.
- Bước 4: Vớt đậu ra, để lên khay cho ráo dầu và đợi khoảng 5 – 6 phút cho đậu nguội bớt sẽ cắt thành từng miếng dọc.
- Bước 5: Cho bắp cải bào ra đĩa làm lớp lót, sau đó cho đậu lên phía trên và rưới xốt tonkatsu đều lên bề mặt đậu.
Món ăn này bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, canh miso rong biển hay cơm Kare Raisu đều tạo nên vị ngon hấp dẫn. Đặc biệt bạn lưu ý nên dùng ngay khi món ăn còn ấm nóng, tránh để quá nguội sẽ làm giảm vị ngon và độ giòn của lớp chiên bên ngoài.
Karei Raisu
Karei Raisu chính là tên gọi tiếng Nhật của món cơm cà ri. Món cơm này của người Nhật đặc biệt ở chỗ thiên về vị ngọt, giảm vị cay và có phần đặc, sánh hơn so với món cà ri của Ấn Độ.
Nguyên liệu làm món Karei Raisu
- 1 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- 2 củ khoai tây
- 100g đậu Hà Lan
- 12/ củ tỏi (băm nhuyễn)
- Gia vị cà ri Nhật: 45g bơ lạc, 60g bột mì, 15g gia vị garam masala, 15g bột cà ri, 5g ớt bột
Karei Raisu – cơm cà ri chay của Nhật ăn kèm cơm trắng nóng hổi dậy hương vị thơm ngon
Cách làm món Karei Raisu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: gọt vỏ khoai tây và cà rốt, cắt miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ và thái múi cau vừa ăn.
- Bước 2: Đun chảy bơ lạc, sau đó cho bột mì vào và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu. Lúc này, cho thêm ớt bột, bột cà ri và garam masala vào, đảo đều trong khoảng 1 phút.
- Bước 3: Ở một chiếc chảo khác, bạn làm nóng dầu, cho tỏi và hành tây vào đảo đều khoảng 2 phút.
- Bước 4: Cho cà rốt, khoai tây vào chảo, đảo đều trong khoảng 30 giây. Sau đó cho phần nước sốt đã nấu vào cùng với 100 – 150ml nước lọc nấu cùng.
- Bước 5: Nấu tiếp trong lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút để nước cạn bớt và sánh lại. Lưu ý, khoảng 2 – 3 phút bạn nên mở nắp để đảo nguyên liệu một lần.
- Bước 6: Cho thêm đậu Hà Lan vào nồi và nấu thêm khoảng 1 – 2 p-hút nữa là hoàn thành mónKarei Raisu thơm ngon.
Karei Raisu nên được thưởng thức lúc còn nóng và ăn kèm với cơm nóng sẽ giúp món ăn dậy vị. Đồng thời sẽ giúp người thưởng thức cảm nhận được vị béo, bùi, thơm, ngọt của khoai tây, cà rốt và sốt cà ri đặc sánh
Tôi không đồng ý với ý kiến của tác giả cho rằng ẩm thực chay Shojin Ryori là một lựa chọn lành mạnh hơn các chế độ ăn uống khác. Tôi nghĩ rằng chế độ ăn uống cân bằng bao gồm cả thực vật và động vật mới thực sự tốt cho sức khỏe.
Tôi không đồng ý với quan điểm của bài viết cho rằng ẩm thực chay Shojin Ryori là một chế độ ăn uống hạn chế. Tôi tin rằng nó là một phong cách ẩm thực phong phú và đa dạng, cung cấp nhiều lựa chọn cho người ăn chay. Các nguyên liệu tự nhiên và hương vị tinh tế của ẩm thực Shojin Ryori thực sự hấp dẫn đối với tôi.
Tôi không thể tin rằng ai đó thực sự viết một bài dài như vậy về ẩm thực chay. Tôi không phải là người ăn chay, nhưng tôi nghĩ rằng việc kiêng ăn thịt là một ý tưởng hơi kỳ lạ. Tôi thích ăn thịt của mình, cảm ơn bạn rất nhiều.
Bài viết cung cấp một nền tảng tốt cho những người mới làm quen với ẩm thực chay Shojin Ryori. Nó giải thích rõ ràng các nguyên tắc cơ bản và triết lý đằng sau ẩm thực này. Tuy nhiên, tôi sẽ rất mong muốn được biết thêm về các kỹ thuật nấu ăn cụ thể được sử dụng trong ẩm thực Shojin Ryori. Một số ví dụ về công thức nấu ăn hoặc hướng dẫn từng bước sẽ rất hữu ích.
Tôi không chắc lắm về bài viết này. Nó có vẻ hơi quá lý tưởng hóa ẩm thực chay Shojin Ryori. Tôi nghĩ rằng quan trọng là phải thừa nhận rằng nó cũng có thể là một lựa chọn khá hạn chế, đặc biệt là đối với những người quen với các chế độ ăn uống đa dạng hơn. Tôi muốn thấy một cách tiếp cận cân bằng hơn trong bài viết.
Bài viết này có vẻ đã cũ và thiếu thông tin cập nhật. Nó không đề cập đến những diễn biến gần đây trong ẩm thực chay Shojin Ryori, chẳng hạn như sự phổ biến ngày càng tăng của các món ăn chay hiện đại và các đầu bếp chay nổi tiếng. Tôi cảm thấy thiếu những thông tin thực tế hơn về nơi để trải nghiệm ẩm thực Shojin Ryori đích thực ở Nhật Bản.
Bài viết này là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về ẩm thực chay Shojin Ryori. Nó được viết rất tốt và cung cấp nhiều thông tin. Tôi đặc biệt thích phần về lịch sử của ẩm thực Shojin Ryori. Tôi rất muốn thử một số món ăn được mô tả trong bài viết này.
Bài viết này có một cách tiếp cận khá nghiêm túc đối với một chủ đề thú vị như ẩm thực chay Shojin Ryori. Tôi nghĩ rằng sẽ thú vị hơn nếu đưa vào một số giai thoại hoặc câu chuyện kể để làm cho bài viết hấp dẫn hơn. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ trải nghiệm của một đầu bếp chay nổi tiếng hoặc một nhà sư Phật giáo về ẩm thực Shojin Ryori.
Bài viết cung cấp thông tin toàn diện và sâu sắc về ẩm thực chay Shojin Ryori của Nhật Bản. Nó làm nổi bật nguồn gốc, nguyên tắc, nguyên liệu và các món ăn đặc trưng của ẩm thực này. Tôi đặc biệt thích phần mô tả về vai trò tinh thần của Shojin Ryori trong Phật giáo Thiền. Đọc xong bài viết này, tôi cảm thấy như mình đã có một chuyến du ngoạn ẩm thực thú vị và bổ ích vào thế giới ẩm thực chay Nhật Bản.
Tôi không chắc bài viết này có giúp ích gì nhiều cho những người mới làm quen với ẩm thực chay Shojin Ryori không. Nó sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn và có vẻ hơi khó hiểu đối với người mới bắt đầu. Tôi sẽ khuyên bạn nên tìm một nguồn tài nguyên khác dễ tiếp cận hơn.
Bài viết này đề cập đến nguồn gốc và lịch sử của ẩm thực chay Shojin Ryori, cũng như các thành phần và kỹ thuật nấu ăn chính. Tuy nhiên, tôi cảm thấy nó có thể được cải thiện bằng cách cung cấp thêm thông tin về tác động của ẩm thực Shojin Ryori đối với sức khỏe và môi trường.
Ha ha, tôi không thể tin là ai đó thực sự viết một bài dài như vậy về ẩm thực chay. Tôi không phải là người ăn chay, nhưng tôi nghĩ rằng việc kiêng ăn thịt là một ý tưởng hơi kỳ lạ. Tôi thích ăn thịt của mình, cảm ơn bạn rất nhiều.