Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh ở bộ phận tiền đính phía sau 2 bên tai, khiến cơ thể mất cân bằng do huyết áp thấp, tress, thiếu ngũ, căng thặng mệt mỏi kéo dài hoặc một số bệnh ở người cao tuổi.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

Tham khảo: Thuốc tiền đình của Nhật 2020 hot

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?

Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:

  • Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
  • Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
  • Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
  • Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động,…

Triệu chứng rối loạn tiền đình dễ nhận biết nhất

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình chính là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp),… Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não. Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,… cần chú ý kiêng khem trong ăn uống nhưng không kiêng khem thái quá để tránh bị suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước hằng ngày. Người lớn tuổi cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Đồng thời, người bệnh nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.

Bảng giá thuốc bổ não DHA của Nhật tốt nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1DHA Omega 3-6-9 Premium Nhật 180 viên mẫu mới 20232.499.000
2Thuốc tiền đình Orihiro Ginkgo Biloba 120 viên459.000
3Thuốc bổ não DHA 1000 của Nhật mẫu mới 2023515.000
4Hoạt huyết dưỡng não Ginkgo Biloba Maruman Nhật Bản1.050.000
5Thuốc bổ não DHA Orihiro 525mg 90 viên600.000
6Trà bạch quả Orihiro 26 túi199.000
7Viên việt quất DHA Megusuri 90 viên550.000
8Bổ não dha blueberry 30 ngày 90 viên1.090.000
9Chống đột quỵ Gals SC Nattokinase 30 ngày 90 viên279.000
10Việt quất Noguchi 30 ngày 90 viên449.000
11Astaxanthin Orihiro 30 ngày 30 viên490.000
12DHA EPA Kobayashi 30 ngày 180 viên599.000
13Bổ não asahi 30 ngày 90 viên790.000
14Viên bổ não DHA DHC 60 ngày 240 viên380.000
15Kẹo bổ sung dha epa unimat 90 viên199.000
16Bổ não Sato 30 ngày 60 viên575.000

Top thuốc bổ não Nhật tốt nhất healthmart.vn xin giới thiệu thêm

Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

từ khoá

  • rối loạn tiền đình uống thuốc gì
  • cách chữa rối loạn tiền đình dân gian
  • rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình 2020
  • thảo dược chữa rối loạn tiền đình

15 thoughts on “Rối loạn tiền đình là gì?

  1. Thùy Linh says:

    Tất cả chúng ta đều có hệ thống tiền đình, nhưng có nhiều người không biết về nó.

  2. Văn Thắng says:

    Rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, nhưng may mắn là có nhiều phương pháp điều trị.

  3. Khánh Linh says:

    Đọc bài viết này làm mình lo lắng quá, không biết có bị rối loạn tiền đình không.

  4. Công Sang says:

    Chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn và nôn là những triệu chứng của Rối loạn tiền đình. Thật đáng sợ!

  5. Quang Huy says:

    Rối loạn tiền đình cũng có thể gây ra các vấn đề về khả năng nhận thức như khó tập trung, lú lẫn và mất trí nhớ.

  6. Hiền Mai says:

    Bài viết này có nội dung tốt, nhưng mình nghĩ nên bổ sung thêm thông tin về các phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình.

  7. Quang Minh says:

    Mình đang bị chóng mặt và mất thăng bằng, không biết có phải bị rối loạn tiền đình không nhỉ?

  8. Thanh Hà says:

    Những người bị rối loạn tiền đình nên tránh những hoạt động có thể gây chóng mặt như lái xe hay leo núi.

  9. Minh Phương says:

    Chắc chắn rồi, phẫu thuật chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.