Notice: Trying to get property 'plan_id' of non-object in /home/healthmart.vn/public_html/wp-content/plugins/ai-auto-tool/lib/setting.php on line 255

Notice: Trying to get property 'plan_id' of non-object in /home/healthmart.vn/public_html/wp-content/plugins/ai-auto-tool/lib/setting.php on line 255
Lipid là gì, có vai trò gì trong cơ thể, sử dụng lipid thế nào?

Lipid là gì, có tác dụng gì, có lợi hay có hại?

Lipid còn gọi là chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cân bằng thân nhiên, tham gia quá trình thấp thụ protein và xây dựng các cấu trúc tổ chức.

Mỡ máu Hitsamitsu Nhật có tốt không?

Chống đột quỵ của Nhật loại nào tốt?

Lipid là gì?

Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol, là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng… Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thuỷ sản… Các lipid có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu.

chat-beo-0

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, đối với trẻ em ở mức tiểu học thì năng lượng do lipid cung cấp cần phải đạt khoảng 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong đó lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 50% lipid tổng số và acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong thực phẩm, lipid có rất nhiều loại như: Phosphorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp với 2 nhóm chính là: Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S…

Top vai trò của lipid đối với cơ thể

Lipid cung cấp năng lượng cho cơ thể

Lipid có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, bản thân nó cũng là một nguồn năng lượng không thể thiếu. Cấu tạo của lipid chiếm tới 60% tế bão não, đặc biệt là nhóm acid béo không no chuỗi dài là Omega-3 và Omega-6.

Phospholipid là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, giúp làm tăng sự nhạy bén cho hoạt động trí não, đồng thời nó giúp bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do nguyên nhân tuổi tác. Ngoài ra, lipid còn tham gia cấu tạo màng tế bào.

Lipid duy trì nhiệt độ cơ thể

Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da, nó giúp giữ nhiệt hiệu quả và đồng thời làm cho lượng nhiệt ở bên ngoài đã được hấp thu không thể truyền dẫn vào bên trong cơ thể.

Trên thực tế, lipid là thành phần không được phân bố đều trong cơ thể người với tổng hàm lượng khoảng 10%, chúng chủ yếu tập trung ở các tổ chức dưới da để tạo thành lượng mỡ dự trữ để cơ thể có thể sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra, một phần lipid còn bao quanh phủ tạng giống như một tổ chức bảo vệ, để ngăn ngừa các va chạm và giúp chúng ở vị trí đúng đắn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường thời tiết.

Lipid giúp hấp thụ các loại vitamin

Trong cơ thể người, các loại Vitamin A, D, E, K sẽ không tan trong nước mà tan trong chất béo hoặc dung môi hoà tan chất béo và vai trò của lipid với cơ thể người lúc này chính là môi trường dung môi để thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo.

Ngoài các vai trò trên thì vai trò của lipid với cơ thể còn giúp làm tăng cảm giác no bụng khi chúng ta sử dụng thực phẩm có hàm lượng lipid cao và lipid giúp nâng cao giá trị cảm quan của thư ăn (thức ăn có nhiều chất béo sẽ có mùi thơm và ngon hơn)

Vai trò cấu thành các tổ chức

Một vai trò quan trọng của lipid với cơ thể người chính là khả năng cấu thành các tổ chức. Màng tế bào vốn là một lớp mỡ do lipid, cholesterol và glucolipid… hợp thành. Các mô thần kinh và tủy não cũng có chứa lipid và glucolipid.

Sử dụng lipid thế nào hợp lý?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp cân bằng các chất và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Để có một chế độ dinh dưỡng lipid hợp lý thì trong bếp ăn của gia đình hãy luôn đảm bảo 2 loại dầu gồm dầu no chịu được nhiệt độ cao hơn, ít sinh ra các chất độc và dầu nhẹ để trộn xà lách, tẩm ướp thực phẩm, nấu cháo cho trẻ em…

Một điều đặc biệt lưu ý là dầu ăn bị oxy hóa khi gia nhiệt ở nhiệt độ cao thì sẽ tạo thành các gốc oxy hóa tự do gây mùi, gây độc cho cơ thể, tuyệt đối không được sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối các loại thực phẩm giàu lipid như: Các loại hạt, mỡ cá, trứng, pho mát, bơ, hạt chia, dầu oliu, dầu dừa… để tận dụng được hết vai trò của lipid trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

từ khoá

  • ứng dụng của lipid trong y học 2022 
  • vai trò của các mỡ đơn giản 2023 
  • lipid vận chuyển trong máu dưới dạng

11 thoughts on “Lipid là gì, có tác dụng gì, có lợi hay có hại?

  1. Vũ Minh Đức says:

    Lipid giống như một con dao hai lưỡi vậy. Nó vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Thật đau đầu khi phải cân bằng chúng trong chế độ ăn.

  2. Vũ Văn Dũng says:

    Lipid nghe có vẻ như là một thứ gì đó rất khoa học. Tôi không nghĩ mình có đủ trình độ để hiểu hết về nó.

  3. Lê Văn Tuấn says:

    Ôi trời, hóa ra lipid lại là một loại chất béo. Tôi cứ nghĩ nó là một loại protein cơ.

  4. Đặng Văn Hiếu says:

    Bài viết này thiếu thông tin về tác dụng của lipid trong việc hấp thụ vitamin. Đây là một thiếu sót lớn.

  5. Hoàng Minh Tâm says:

    Lipid tốt có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây là một thông tin rất hữu ích đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình.

  6. Nguyễn Thị Huyền says:

    Lipid là một chủ đề khá phức tạp. Tôi nghĩ tôi cần phải đọc thêm nhiều tài liệu nữa để hiểu rõ hơn.

  7. Nguyễn Văn Minh says:

    Thật không thể tin được là lipid lại có thể gây hại cho sức khỏe như vậy. Tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống của mình.

  8. Phan Thị Thanh says:

    Tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng lipid chỉ có hại cho sức khỏe. Lipid tốt cũng rất cần thiết cho cơ thể.

  9. Lê Thị Hà says:

    Tôi vẫn không hiểu tại sao lipid lại được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó không giống như protein hay carbohydrate.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.