Inulin là gì, có mối quan hệ gì đến insulin không?

Inulin là một loại chất xơ hòa tan, có tác dụng cải thiện đường ruột, ngăn ngừa tiểu đường, phòng ngừa bệnh tật. Inulin tăng cường khả năng điều tiết hormon GLP-1 giúp thúc đẩy việc sản xuất insulin, từ đó tốt cho người bị tiểu đường. Inulin có mối quan hệ mật thiết với insulin. Hãy cùng Healthmart.vn tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới nhé!

Inulin là gì?

Chất xơ gồm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ Inulin là một loại của chất xơ hòa tan, thuộc nhóm fructan và còn được gọi với cái tên prebiotics. Inulin là chất xơ prebiotic được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nguồn gốc từ thực vật như măng tây, củ cải đường, tỏi, rau diếp xoăn, củ cúc vu, hành tây, chuối, tảo biển, lúa mì,…

Cơ thể con người không tạo ra các enzym tiêu hóa có khả năng phân hủy inulin. Thông thường thay vì được tiêu hóa trong dạ dày và ruột non. Khi đưa vào cơ thể, chất xơ Inulin sẽ được dẫn đến ruột già để nuôi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tại đây, các vi khuẩn có lợi sẽ chuyển đổi Inulin thành axit béo nuôi dưỡng tế bào ruột kết và bảo vệ sức khỏe cơ thể.

Insulin là gì?

Cơ thể con người là một bộ máy cực kỳ hoàn hảo, trong đó chuyển hóa các chất sẽ được điều hòa bởi các loại hormon khác nhau. Trong đó, lượng đường glucose trong máu sẽ được vận chuyển vào trong các tế bào để tạo năng lượng hoạt động cho cơ thể, dưới tác dụng của một loại hormone sản sinh tại tế bào beta của tuyến tụy là hormon Insulin. Để duy trì hoạt động của cơ thể, insulin thường tiết qua hai giai đoạn: một lượng insulin được tiết ngoài bữa ăn để duy trì đường máu luôn ở mức bình thường và một lượng nhỏ insulin được bài tiết sau mỗi bữa ăn để giúp vận chuyển glucose vào các tế bào của cơ thể, tạo ra năng lượng. Cụ thể, tế bào của các mô như cơ bắp, mỡ sản sinh năng lượng từ việc hấp thụ glucose trong máu thông qua insulin.

Insulin còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường trong máu. Sự thiếu hụt Insulin, hoặc Insulin kém nhạy cảm đều có thể dẫn đến sự phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài vai trò kiểm soát lượng đường trong máu, Insulin cũng tham gia vào việc lưu trữ chất béo. Sau khi cung cấp đủ năng lượng cho tế bào, glucose còn thừa trong máu sẽ được gan hấp thụ dưới dạng glycogen thông qua insulin. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít tế bào có thể hấp thụ glucose từ máu mà không cần có insulin.

Insulin và tiểu đường type 1

Bệnh nhân tiểu đường type 1 gặp tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều tiết lượng đường trong máu, dẫn tới tế bào không thể lấy glucose trong máu để sản xuất năng lượng. Hậu quả là gan phải sản xuất ceton để làm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, khi ceton được sản xuất quá mức sẽ xảy ra tình trạng nhiễm acid do tăng ceton huyết. Giải pháp của tiểu đường type 1 là tiêm insulin để bù đắp sự thiếu hụt insulin của cơ thể.

Insulin và tiểu đường type 2

Bệnh nhân tiểu đường type 2 gặp tình trạng cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin, hay còn gọi là sự đề kháng insulin. Khi đó cơ thể ít có khả năng hấp thụ glucose từ máu, dẫn tới tuyến tụy hoạt động tăng tiết insulin. Kết quả là insulin trong máu tăng quá mức và kích thích lên các mô vẫn còn nhạy cảm với insulin, đồng thời lượng glucose trong máu vẫn cao do không được vận chuyển vào trong tế bào và gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Hậu quả là các tế bào beta chuyên sản xuất insulin của tuyến tụy bị mất mát. Tùy vào mức độ kháng insulin, tiêm insulin và sử dụng các thuốc điều trị khác để kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Tóm lại, bản chất bệnh nhân tiểu đường đều gặp vấn đề với việc hấp thụ glucose từ máu vì không sản xuất đủ insulin hay insulin hoạt động không hiệu quả. Cho tới hiện tại, phương pháp hỗ trợ người bệnh tiểu đường là bổ sung insulin từ bên ngoài hoặc dùng phương pháp khác giúp hấp thụ glucose trong máu mà không cần dùng đến insulin.

Inulin có mối quan hệ gì đến insulin không?

Làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp tránh tăng đường huyết đột ngột

Inulin làm chậm quá trình tiêu hóa bao gồm cả quá trình tiêu hóa đường carbohydrate. Khi kết hợp với nước, inulin trương nở và tạo thành một chất giống như gel trong đường tiêu hóa. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn từ dạ dày, góp phần tạo cảm giác no sau khi ăn dẫn đến giảm cân. Điều này cũng giúp lượng đường trong máu được kiểm soát ổn định, tránh tình trạng bị tăng đột biến.

Inulin thúc đẩy tiết hormon GLP-1, từ đó thúc đẩy cơ thể tiết insulin

Khi ăn uống và thức ăn đi vào đường tiêu hóa, GLP-1 được tiết ra từ ruột non, một phần của nó được vận chuyển trong máu đến tuyến tụy. GLP-1 đến tụy sẽ kích thích tuyến tụy “tiết insulin”. Sau đó, insulin sẽ giúp lượng đường trong máu giảm xuống. Bên cạnh đó, còn có incretin là những hormon dạng peptide, được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi thức ăn tác động lên niêm mạc ruột. Quá trình tiêu hóa thức ăn kích thích sự bài tiết một số hormon peptid incretin từ ruột non cũng có thể làm tăng bài tiết insulin.

Inulin cải thiện môi trường đường ruột, giúp ngăn chặn các tác hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể

Người bệnh tiểu đường dễ bị mất cân bằng hệ sinh thái ruột và thiếu khoáng chất. Nhằm duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn có ích của đường tiêu hoá, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra 2 cách can thiệp: bổ sung trực tiếp vi khuẩn sống (probiotics) hoặc bổ sung chất kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn này (prebiotics cụ thể như Inulin, FOS, GOS) để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Hai chủng lợi khuẩn quan trọng trong ruột là Bifidobacteria và Lactobacilli đều sử dụng inulin để lên men lactic và lấy năng lượng. Mặt khác acid lactic được tạo ra có thể kìm chế một số vi khuẩn có hại phát triển. Do vậy inulin giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh thông qua tăng cường các chủng lợi khuẩn và gián tiếp kiềm chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Vì thế, inulin giúp ngăn chặn các tác hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể.

Thay thế đường trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường

Với inulin chuỗi ngắn có thể làm tăng độ ngọt lên đến 35% sucrose, và với hàm lượng calo thấp nó hoàn toàn có thể thay thế một phần cho đến hoàn toàn các đường khác trong các thực phẩm. Trong công nghiệp sản xuất socola không đường, inulin chuỗi ngắn đóng vai trò là chất cung cấp vị ngọt mà không làm ảnh hưởng đến chất béo trong sản phẩm. Với các đối tượng bệnh nhân tiểu đường, các sản phẩm chứa inulin tạo vị ngọt là lựa chọn hợp lý và tốt cho sức khỏe.

Bảng giá thuốc tiểu đường của Nhật tốt nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1Viên uống tiểu đường DHC của Nhật mẫu mới 2023 hot349.000
2Tiểu đường Ala plus 45 ngày 90 viên1.550.000
3Tiểu đường Takeda 100 viên của Nhật3.439.000
4Chống hấp thụ đường ϑà chất béo Graphico375.000
5Tiểu đường Kobayashi 30 ngày 90 viên819.000
6Viên hỗ trợ điều trị tiểu đường Tokaijyo 170 viên630.000

Mua thuốc tiểu đường của Nhật ở đâu chính hãng?

1. Đặt mua online trên website healthmart.vn bằng cách bấm ϑào nút mua hàng& điền thông tin.

2. Tư vấn – Đặt hàng qua fanpage ở đây

3. Hotline/ zalo số 0937 807 812

 

12 thoughts on “Inulin là gì, có mối quan hệ gì đến insulin không?

  1. Tuấn Anh says:

    Haha, mình thích cái cách bài viết giải thích mối quan hệ giữa inulin và insulin. Giống như một cặp đôi hoàn hảo luôn.

  2. Kim Ngân says:

    Mình thấy bài viết này rất hữu ích, đặc biệt là đối với những người quan tâm đến sức khỏe đường ruột.

  3. Thảo Vy says:

    Thật tuyệt khi biết rằng inulin có nhiều lợi ích sức khỏe như vậy. Mình sẽ cố gắng bổ sung thêm inulin vào chế độ ăn uống của mình.

  4. Minh Quân says:

    Haha, mình thích cái cách bài viết so sánh inulin với một chàng trai tốt bụng. Thật là một phép ẩn dụ thú vị.

  5. Minh An says:

    Bài viết cung cấp thông tin dễ hiểu về inulin và mối quan hệ của nó với insulin. Tuy nhiên, có một số lỗi chính tả nhỏ cần sửa chữa.

  6. Tú Anh says:

    Thật đáng tiếc khi bài viết không đề cập đến việc inulin có thể gây đầy hơi và khó tiêu ở một số người.

  7. Xuân Hương says:

    Ôi trời, đây là bài viết về khoa học mà sao lại có nhiều lỗi chính tả quá vậy?

  8. Hoàng Long says:

    Inulin và insulin nghe giống nhau quá. Mình còn tưởng chúng là một cặp song sinh cơ.

  9. Nam Phong says:

    Inulin nghe có vẻ là một chất xơ tốt, nhưng mình không chắc có thể tìm thấy nó ở đâu. Có thể cho mình biết một số nguồn thực phẩm giàu inulin không?

  10. Hồng Nhung says:

    Bài viết này chỉ tập trung vào những lợi ích của inulin, nhưng mình muốn biết thêm về những tác dụng phụ tiềm ẩn của nó.

  11. Quang Huy says:

    Mình thấy bài viết hơi dài dòng và khó hiểu. Có cách nào để tóm tắt nội dung chính không?

  12. Đức Anh says:

    Bài viết này có vẻ thiên vị về inulin quá. Nó không đề cập đến những tác dụng phụ tiềm ẩn của inulin.

Comments are closed.