Đau khớp gối là bệnh thường gặp ở người già, người tăng cân béo phì, vận động viên chuyên nghiệp vận động quá mức hoặc người bị mắc các bệnh mãn tính về xương khớp. Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu về chứng đau khớp khối nhé!
Đau khớp gối là bệnh phổ biến
Đau đầu gối là một triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đau đầu gối có thể là hậu quả của chấn thương, chẳng hạn như đứt dây chằng hoặc rách sụn. Ngoài ra đau đầu gối cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như viêm khớp, bệnh Gout và nhiễm trùng.
Đối với các trường hợp đau khớp gối nhẹ có thể tự chữa tại nhà với các liệu pháp đơn giản như chườm đá, vật lý trị liệu, dùng nẹp đầu gối để giúp giảm đau đầu gối. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể cần phải phẫu thuật đầu gối.
Các triệu chứng đau khớp gối
Dưới đây là các triệu chứng cho thấy đầu gối của bạn đang bị tổn thương, việc xác định mức độ tổn thương còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số triệu chứng bạn sẽ cảm thấy ở đầu gối như:
- Cảm thấy đau nhức ở đầu gối;
- Nhìn thấy đầu gối bị sưng;
- Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm;
- Cảm thấy khô cứng khớp gối khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu;
- Nghe tiếng lạo xạo trong khớp khi di chuyển, đặc biệt là lên xuống cầu thang;
- Khớp gối bị biến dạng;
- Đầu gối không còn cảm giác;
- Khó duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối.
Các nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến
Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân gây đau đầu gối, hãy xem qua cấu tạo của đầu gối để xác định chính xác nguyên nhân gây đau từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Cấu tạo của đầu gối
Đầu gối là khớp lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể. Nó được tạo thành từ đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương ống chân và xương bánh chè.
Đầu của ba xương nơi chúng chụm vào nhau được bọc bằng sụn khớp, một chất trơn giúp bảo vệ và đệm xương khi bạn uốn cong và duỗi thẳng đầu gối.
Hai mảnh sụn hình nêm gọi là sụn khớp đóng vai trò “giảm xóc” giữa xương đùi và xương ống chân. Chúng rất dai và đàn hồi để làm đệm khớp và giữ ổn định cho đầu gối.
Khớp gối được bao quanh bởi một lớp lót mỏng gọi là màng hoạt dịch. Màng này tiết ra một chất lỏng bôi trơn sụn và giảm ma sát.
Các loại chấn thương phổ biến ở đầu gối
Chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh đầu gối như dây chằng, gân hoặc bao hoạt dịch. Một số chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm:
1. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)
Chấn thương ACL là vết rách dây chằng chéo trước – một trong bốn dây chằng nối xương ống chân của bạn với xương đùi. Chấn thương ACL đặc biệt phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao khác đòi hỏi phải thay đổi hướng đột ngột.
2. Gãy xương
Xương đầu gối bao gồm xương bánh chè, có thể bị gãy khi va chạm như tai nạn xe hoặc ngã. Những người bị loãng xương nặng đôi khi có thể bị gãy xương đầu gối chỉ bằng cách bước sai.
3. Rách sụn chêm
Các sụn khớp đàn hồi và dẻo dai, hoạt động như một chất hấp thụ sốc giữa xương ống chân và xương đùi của bạn. Nó có thể bị rách nếu bạn đột nhiên vặn đầu gối trong khi mang vật nặng.
4. Viêm bao hoạt dịch gối
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chất lỏng đệm bên ngoài khớp gối của bạn để gân và dây chằng lướt trơn tru nhịp nhàng. Một số chấn thương đầu gối gây ra viêm bao hoạt dịch. Nếu bạn bị đau khớp gối sau khi ngã thì rất có thể do viêm bao hoạt dịch.
5. Viêm gân xương bánh chè
Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối. Nó có thể chuyển động lên và xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là giúp cho chân đi lại và đứng thẳng bằng cách làm giảm áp lực lên khớp xương đầu gối. Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm.
Người chạy bộ, vận động viên trượt tuyết, người đi xe đạp và những người tham gia vào các hoạt động thể thao và nhảy có thể bị đau khớp gối do viêm ở gân bánh chè.
Các bệnh viêm khớp ảnh hưởng đến đầu gối
Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, một số loại viêm khớp gây đau đầu gối nhưng không sưng như thoái hóa khớp. Dưới đây là các loại viêm khớp có khả năng ảnh hưởng đến đầu gối bao gồm:
1. Thoái hóa khớp gối
Đôi khi được gọi là viêm xương khớp, đây là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn ở đầu gối hao mòn dẫn đến xương va chạm trực tiếp vào nhau khi di chuyển, gây ra các cơn đau nhức. Đây là tình trạng rất thường gặp do ảnh hưởng của tuổi tác.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đọc bài viết Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì hiệu quả để biết cách chữa trị kịp thời.
2. Viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh lý mạn tính do rối loạn miễn dịch trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi khớp trong cơ thể bao gồm cả khớp gối.
3. Bệnh Gout
Loại viêm khớp này xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Mặc dù bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở đầu gối.
4. Bệnh Giả Gout
Thường bị nhầm với bệnh Gout, Bệnh Giả Gout là do các tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp, gây đau và viêm. Đầu gối là khớp phổ biến nhất bị ảnh hưởng bởi Giả Gout.
5. Viêm khớp nhiễm khuẩn
Đôi khi khớp gối của bạn có thể bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đau và đỏ. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra với một cơn sốt và thường không có chấn thương trước khi bắt đầu đau. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể nhanh chóng gây ra tổn thương trên sụn đầu gối. Nếu bạn bị đau đầu gối với bất kỳ triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy những triệu chứng sau:
- Không đứng hay di chuyển được. Đầu gối của bạn không chịu được trọng lượng cơ thể hoặc cảm thấy như đầu gối của bạn không ổn định;
- Có dấu hiệu đầu gối sưng to;
- Nhìn thấy biến dạng ở chân hoặc đầu gối;
- Bị sốt, ngoài ra còn đỏ, đau và sưng ở đầu gối;
- Không thể duỗi thẳng hoặc co đầu gối;
- Bị đau đầu gối nghiêm trọng liên quan đến chấn thương.
Điều trị đau khớp gối thế nào?
Điều trị đau khớp gối phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân trực tiếp gây đau. Đối với tình trạng nhẹ bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn phải điều trị. Đa phần cơn đau khớp gối có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà.
Đau khớp gối uống thuốc gì?
Vì cơ địa mỗi người khác nhau sẽ phản ứng lại với thuốc khác nhau, do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng thuốc phù hợp với bạn. Thông thường nếu ở mức độ nhẹ bạn sẽ không cần phải dùng thuốc
Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp giảm đau và điều trị các bệnh tiềm ẩn chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc hoặc các chất khác trực tiếp vào khớp của bạn.
Ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm bổ sung Glucosamine và Chondroitin Sulfate, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng. Glucosamine và chondroitin sulfate là các chất được tìm thấy trong sụn khớp, có thể được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Các kết quả nghiên cứu trong thập kỷ gần đây đã cho thấy hiệu quả khi trộn lẫn các chất bổ sung này để giảm đau viêm xương khớp. Ở Nhật, Glucosamine Orihiro được sử dụng rộng rãi trong việc giảm đau nhức khớp gối.
Sản phẩm bổ sung glucosamine giúp tăng cường kết cấu sụn khớp, tái tạo sụn và duy trì dịch nhờn sụn khớp, tăng sự linh hoạt cho khớp. Glucosamine giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương do vận động.
- Dùng cho bệnh nhân xương khớp (thoái hóa khớp, khô khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương,…)
- Người thường xuyên vận động tay chân, bị chấn thương liên quan đến gân, sụn, dây chằng, xương
- Người cao tuổi đau nhức xương khớp khi chuyển mùa
- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Điều trị đau khớp gối tại nhà
Nghỉ ngơi. Hạn chế vận động để chấn thương có thời gian phục hồi đồng thời ngăn ngừa tổn thương thêm. Để giúp giảm sưng, hãy thử đặt chân bị thương lên gối hoặc ngồi trên ghế tựa và duỗi thẳng chân. Một hoặc hai ngày nghỉ ngơi có thể là tất cả những gì bạn cần cho một chấn thương nhẹ. Chấn thương nghiêm trọng hơn có thể cần thời gian phục hồi lâu hơn.
Chườm đá. Nước đá lạnh làm giảm cả đau và sưng. Nếu không có túi đá chuyên dụng bạn có thể dùng một chiếc khăn mỏng bọc đá lại để chườm. Mặc dù liệu pháp chườm đá nói chung là an toàn và hiệu quả nhưng đừng chườm đá lâu hơn 20 phút mỗi lần vì nguy cơ tổn thương dây thần kinh và da của bạn.
Dầu gió hoặc Cao dán. Trong dầu gió hoặc cao dán có chứa chất metyl salixylat có tác dụng giảm đau. Đây là phương pháp hay được áp dụng khi chữa đau khớp gối tại nhà.
***
Nẹp đầu gối. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng trong các mô bị hỏng, duy trì liên kết và sự ổn định của đầu gối.
Trị đau khớp gối bằng Đông y
Châm cứu. Nghiên cứu cho thấy rằng châm cứu có thể giúp giảm đau nhức khớp gối do thoái hóa khớp. Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không cần dùng thuốc. Phương pháp này dùng kim châm vào các huyệt hoặc dùng mồi ngải cứu ấn lên các huyệt ở đầu gối.
Vật lý trị liệu. Tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối của bạn sẽ làm cho nó ổn định hơn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập tăng cường sức chịu đựng của đầu gối dựa trên tình trạng cụ thể gây ra cơn đau của bạn.
Vận động thể chất. Nếu bạn hoạt động thể chất hoặc luyện tập một môn thể thao, bạn có thể cần các bài tập để điều chỉnh các động tác có thể ảnh hưởng đến đầu gối của bạn. Nên thiết lập kỹ thuật tốt khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất. Ngoài ra các bài tập để cải thiện tính linh hoạt và cân bằng cho đầu gối của bạn cũng rất quan trọng.
Bị đau khớp gối nên lưu ý gì?
Đau khớp gối có thể gây khó khăn trong việc đi lại, chạy, hoặc thậm chí đau khi co, duỗi chân. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thể thao thường xuyên, thay đổi các thói quen gây đau, cùng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tình trạng đau đầu gối của bạn mà không cần dùng thuốc.
Vận động thường xuyên giúp cơ bắp được dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của đầu gối, tuy nhiên nên chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng của bạn.
Dinh dưỡng hợp lý tránh tăng cân để không gây thêm áp lực lên đầu gối, ngoài ra việc bổ sung các chất tốt cho xương như vitamin nhóm B, canxi, megie và các chất chống oxy hóa là điều vô cùng cần thiết.
Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa Học Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng một số chất chống oxy hóa có trong thực phẩm giúp bảo vệ cơ thể khỏi những gốc tự do từ các loại bênh viêm khớp giúp làm chậm tiến trình thoái hóa khớp và giảm đau.
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị đau khớp gối mà bạn nên biết.
Đau khớp gối ăn gì?
Bổ sung vitamin và các dưỡng chất dưới đây vào thực đơn hàng ngày của bạn.
Vitamin C chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của sụn. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến sụn bị suy yếu và tăng các triệu chứng viêm khớp. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như: đu đủ, ổi, thơm, cam và bưởi,… các loại rau đậm màu như bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn,…
Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự hao mòn sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian giữa các khớp. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Các loại hải sản như cá hồi, cá tuyết, cua và tôm
- Sữa bổ sung vi chất, trứng, đậu hũ và sữa chua
Axit béo omega-3. Các chất béo tốt nhất cho những người bị viêm khớp gối là axit béo omega-3. Omega-3 thực sự có tác dụng giảm viêm bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các cytokine và enzyme phá vỡ sụn. Thực phẩm có lượng axit béo omega-3 cao nhất là:
- Cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, hàu
- Trứng
- Quả óc chó
Đau khớp gối kiêng ăn gì?
Người bị viêm khớp nên tránh những thực phẩm sau:
- Nội tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp
- Đồ ăn nhanh, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ
- Đồ uống có cồn và đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối
- Các sản phẩm làm từ bơ và sữa vì có nhiều chất béo bão hòa
- Thực phẩm nhiều đạm, xúc xích, dăm bông,… gây tăng mỡ máu khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
Đau khớp gối có nên đi bộ?
Tập luyện thể dục thể thao là điều cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu để có những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Các bài tập nhẹ nhàng có thể rất hữu ích cho những người bị viêm khớp, đặc biệt nếu bạn bị cứng hoặc đau ở đầu gối, hông hoặc lưng. Đi bộ thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển và phạm vi chuyển động của các khớp.
Yoga và thái cực quyền khá có ích cho người bị đau khớp gối. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy luyện tập yoga và thái cực quyền có thể đẩy lùi cơn đau thoái hóa khớp.
***
Các loại thuốc xương khớp Nhật 2023 hot
- đau khớp gối có tập yoga được không
- đau khớp gối uống thuốc gì
- đau khớp gối có nên đi bộ không
Bài viết này thật vô dụng. Tôi đã không tìm thấy bất kỳ thông tin hữu ích nào.
Tôi không đồng ý với một số thông tin trong bài viết này. Tôi nghĩ tác giả đã đưa ra một số tuyên bố sai lầm.
Bài viết này cung cấp một số thông tin về đau khớp gối nhưng tôi nghĩ nó có thể chi tiết hơn một chút.
Tôi không đồng ý với một số thông tin trong bài viết này. Tôi nghĩ tác giả đã đưa ra một số tuyên bố sai lầm.
Bài viết này thật là buồn cười. Tôi không thể tin rằng ai đó lại có thể viết một bài viết như thế này.
Bài viết này rất hữu ích. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ những thông tin quan trọng về đau khớp gối.
Tôi rất thích bài viết này. Nó cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về đau khớp gối.
Bài viết này thật là mỉa mai. Tôi không thể tin rằng tác giả lại cố tình đưa ra những thông tin sai lầm như vậy.
Bài viết này thật nhảm nhí. Tôi đã đọc nhiều bài viết về đau khớp gối nhưng chưa thấy bài nào tệ như thế này.
Bài viết này cung cấp một số thông tin về đau khớp gối nhưng tôi nghĩ nó có thể chi tiết hơn một chút.
Bài viết này thật là ngớ ngẩn. Tôi không thể tin rằng ai đó lại có thể lãng phí thời gian để viết một bài viết như thế này.