Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới trong và trước kỳ kinh nguyệt, có thể kèm theo đau đầu, chóng mặt nếu đau nhiều, thường xuất hiện với người có kinh nguyệt không đều, rong kinh hoặc ở người trong giai đoạn dậy thì. Đau bụng kinh gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng sức khoẻ nếu bị nhiều, kéo dài. Vậy làm sao giảm được triệu chứng đau bụng kinh? Nào cùng healthmart tìm hiểu nha.
***
Review viên điều hoà kinh nguyệt kobayashi Nhật 2021 hot
Miếng dán giảm đau bụng kinh Kao Nhật
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng co thắt và đau liên tục ở vùng bụng dưới. Điều này có thể xảy ra trong giai đoạn cả trước và trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Có hai loại đau bụng kinh, bao gồm nguyên phát và thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra ở những người bị đau thường xuyên cả trước và trong kỳ kinh. Còn đau bụng thứ phát là trường hợp xảy ra ở những người chỉ thỉnh thoảng mới gặp hiện tượng này. Một yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng này là bệnh u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Với những trường hợp này, cách điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh là tìm nguyên nhân chính xác. Đối với các trường hợp không liên quan đến sức khỏe, hiện tượng này có thể được cải thiện dần theo độ tuổi.
Triệu chứng đau bụng kinh
Các triệu chứng đau bụng kinh phổ biến nhất bao gồm:
- Đau nhói hoặc co thắt vùng bụng dưới liên tục. Những cơn đau này có thể ở mức độ âm ỉ hoặc chuyển sang đau dữ dội.
- Thông thường sẽ bắt đầu trước khi kinh nguyệt xuất hiện 1-3 ngày. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội trong ngày kinh đầu tiên và giảm dần mức độ 2-3 ngày sau đó.
- Với một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến cả vùng thắt lưng và đùi.
Ngoài ra, nếu bạn bị đau bụng kinh nghiêm trọng có thể kéo theo các triệu chứng sau:
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Một số phụ nữ còn kèm với tình trạng đi phân lỏng.
Đau bụng kinh thường xuyên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, nếu trường hợp này nằm ngoài khả năng kiểm soát, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nguyên nhân khiến đau bụng kinh
Nguyên nhân chính của hiện tượng đau bụng kinh là do một loại hormone có tên là prostaglandin, có nhiệm vụ kích hoạt các cơn co thắt trong tử cung để loại bỏ lớp niêm mạc tử cung. Những cơn co thắt liên tục có thể gây đau và viêm. Nồng độ prostaglandin càng cao thì hiện tượng đau bụng kinh càng nghiêm trọng hơn.
Đa phần hiện tượng này không liên quan tới các vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở các trường hợp sau:
- Những người dưới 20 tuổi
- Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt
- Có chu kỳ không đều
- Dậy thì sớm
- Sử dụng thuốc lá hoặc chất kích thích thường xuyên.
Ngoài ra, nếu tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của các bệnh như:
- Lạc nội mạc tử cung: tình trạng này xảy ra do các mô tuyến tử cung phát triển bên ngoài. Thông thường là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót khung chậu.
- U xơ tử cung: đây là một khối u lành tính xuất hiện trong tử cung. Nó có thể gây áp lực lên tử cung khiến bạn bị đau bất thường hoặc kinh nguyệt không đều.
- Viêm vùng chậu (PID): là một bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Bệnh này thường do vi khuẩn lây lan qua đường tình dục gây nên, làm cơ quan sinh sản bị đau và viêm.
- Hẹp cổ tử cung: đây là một tình trạng khá hiếm gặp ở phụ nữ. Cổ tử cung quá nhỏ khiến dòng kinh nguyệt bị chậm, gia tăng áp lực bên trong tử cung gây đau.
Dưới đây là một số mẹo làm giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng nha:
1. Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh chườm bụng bằng nước ấm
Một cách Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh khác chính là lấy một ít nước ấm đựng vào bình thủy tinh hoặc bình cao su rồi sau đó chườm lên vùng bụng bị đau. Nước nóng sẽ làm cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, khiến khí huyết lưu thông dễ dàng và giúp cơn đau được dịu lại.
2. Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh với ngải cứu
Ngải cứu là loại cây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ôn kinh, cầm máu… Ngải cứu thường được sử dụng để chữa ho, chữa đau bụng do lạnh, điều hòa kinh nguyệt và chữa đau bụng kinh.
- Sử dụng một nắm ngải cứu, thái thật nhỏ và trộn đều với một quả trứng gà và mật ong.
- Sau đó cho thêm một chút gia vị cho vừa miệng ăn và đem hấp cách thủy hoặc chiên.
Bài thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng ứ trệ, chậm kinh nguyệt, thúc đẩy tuần hoàn và lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng đau bụng. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm làm đẹp da. Bạn nên sử dụng hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh dùng gừng tươi xoa bóp
Không những được xem là một vị thuốc giảm mỡ bụng hiệu quả, gừng còn giúp bạn cải thiện hiện tượng đau bụng vào “mùa dâu”. Gừng có tính cay nóng, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Ngoài ra gừng còn giúp giảm bớt tình trạng co thắt ở tử cung khi đến tháng. Ngoài công dụng này ra thì gừng tươi cũng rất tốt trong việc chữa chứng đầy bụng, buồn nôn, ớn lạnh… Đây cũng là các triệu chứng thường gặp trong ngày “đèn đỏ”.
- Lấy một ít gừng tươi giã nhỏ lấy phần nước cốt rồi xoa bóp lên vùng bụng bị đau.
- Dùng phần bã của gừng đắp lên bụng khoảng 15 phút.
4. Bổ sung vitamin
Bạn không nên lơ là việc ăn uống đâu nhé! Hãy chú ý ăn đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin cần thiết như: vitamin E, vitamin A, vitamin C để giúp điều hòa khí huyết, kinh nguyệt. Ngoài ra bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước.
Lý do là vì chất xơ có tác dụng trong việc thanh lọc estrogen dư thừa. Đây là loại hoocmon có thể khiến những cơn đau bụng kéo dài và gây nhiều đau đớn hơn. Bạn cũng có thể dùng thêm sữa hoặc sữa chua cũng. Đây cũng là một món ăn dễ dùng mà có tác dụng tốt giúp giảm đau hiệu quả.
5. Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh với các bài tập yoga
Những động tác tập yoga linh hoạt toàn thân chính xác là những gì chị em cần. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày nhạy cảm này. Những động tác uốn dẻo, quỳ gối, ngồi lên gót chân, cúi gập người cho đến khi chạm đất… sẽ giúp nhanh chóng lấy lại năng lượng cho cơ thể và thư giãn cơ bụng. Hòa với một ít âm nhạc nhẹ nhàng để xóa bỏ cảm giác khó chịu và hoàng vào tự nhiên.
6. Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Việc bổ sung nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp những ngày đèn đỏ của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Nguồn dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể bạn cung cấp nhiều hơn lượng vitamin, khoáng chất để dễ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhiều hơn giúp cơn đau dịu đi ít nhiều.
Với những mẹo chữa đau bụng kinh từ dân gian mà healthmart vừa chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã biết làm gì để giảm đau mà không phải dùng thuốc rồi nhé!
từ khoá
- thuốc đau bụng kinh của nhật
- Thuốc đau bụng kinh của Nhật EVE
- thuốc đau bụng kinh tốt nhất của nhật
- Miếng dán đau bụng kinh của Nhật 2021
Esta es una muy buena información. Gracias por compartirla.
No estoy segura de si estoy de acuerdo con todos estos consejos. Algunos de ellos parecen demasiado buenos para ser verdad.
Oh, vaya. ¿Ahora se supone que debemos creer que beber agua puede aliviar el dolor menstrual? Esto es más ridículo que una comedia de situación.
Estos consejos son sólo temporales. Para un alivio a largo plazo, es importante consultar a un médico.
Ja, ja, ja. Estos consejos son tan inútiles como un paraguas cuando llueve.
Estos consejos son respaldados por evidencia científica y pueden ser útiles para muchas mujeres que sufren de dolor menstrual.
Estoy muy agradecida por estos consejos. He sufrido de dolor menstrual durante años y he probado muchos remedios diferentes, pero nada ha funcionado tan bien como estos.
Esto es una basura. He probado todos estos remedios y ninguno de ellos me ha funcionado.
He probado algunos de estos consejos y no me han funcionado.
Estos consejos me recuerdan a cuando mi abuela solía decirme que me pusiera una venda en la cabeza para aliviar el dolor de cabeza.
Ja, ja, ja. Estos consejos son tan obvios que me pregunto por qué nadie los ha pensado antes.
No estoy de acuerdo con algunos de estos consejos. Creo que el calor es más efectivo que el frío para aliviar el dolor menstrual.
Oh, vaya. ¿Ahora se supone que debemos creer que una taza de té puede curar todos nuestros problemas?
Estos consejos me recuerdan a cuando mi madre solía decirme que me pusiera un calcetín en la cabeza para curar el resfriado.