Củ sắn dây là một loại dây leo, sống lâu năm, có nhiều ở các nước Đông Á thành phần giàu calories, protein, vitamin tốt cho sức khoẻ. Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu nha.
Củ sắn dây là cây gì?
Củ sắn dây (tên khoa học: Pueraria thomsonii) là một loại cây lâu năm thuộc họ Fabaceae. Chúng là loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên Trái Đất. Sắn dây được phân bố chủ yếu ở các nước Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản.
Cây sắn dây còn các tên gọi khác là cát căn, cam cát căn, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái), sống lâu năm, cao từ 3 – 5 m. Lá cây có màu xanh đậm, chiều ngang dài khoảng 30 cm và hoa màu vàng lục có kích thước nhỏ. Cây sắn dây phát triển tốt nhất ở khí hậu nhiệt đới và trong đất ẩm, màu mỡ và thoát nước tốt. Tuổi thọ của cây thường kéo dài khoảng một năm.
Bộ phận được tiêu thụ phổ biến nhất của sắn dây là phần củ. Chúng có thể được ăn nguyên củ hoặt xay thành bột để sản xuất bột sắn. Củ sắn dây thường có hình trụ, thon dài. Kết cấu của sắn dây khá chắc, có màu trắng phấn đến hơi vàng. Sắn dây thường nặng từ 0.5 đến 3kg. Vỏ sắn sần, thô và có vân gỗ, màu sắc từ xám đến nâu.
Cả hai loại sắn dây đắng và ngọt đều chứa dinh dưỡng lẫn độc tố. Trong đó sắn dây đắng chứa một lượng lớn độc tố cao hơn. Sắn dây cần được chế biến đúng cách trước khi ăn. Vì việc chế biến sắn dây không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ sắn dây
Theo USDA, với 100g sắn dây, bạn sẽ nhận được:
- 124 calorie
- 4g protein
- 17g chất béo
- 11g chất xơ
- 12IU vitamin A
- 5mg vitamin C
- 21mg vitamin E
- 14mg natri
- 171mg kali
- 15mg canxi
Củ sắn dây có tác dụng gì?
Sắn dây ngăn ngừa suy dinh dưỡng
Mặc dù suy dinh dưỡng không phải là mối quan tâm lớn ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng tại châu Phi, nơi nạn đói diễn ra hoành hành, sắn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhờ vào khả năng chịu được khô hạn và sâu bệnh, cây sắn dây được trồng trọt nhằm mục đích dự trữ khi các loại cây trồng khác trở nên khan hiếm.
Sắn dây duy trì huyết áp ổn định
Thực phẩm giàu kali như sắn dây rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp vì kali sẽ làm giảm tác dụng của natri. Càng ăn nhiều kali, cơ thể bạn càng thải nhiều natri qua nước tiểu. Vì khi natri tích tụ nhiều, lượng máu tăng cao, tim hoạt động nhiều hơn và nguy cơ đau tim, thậm chí đột quỵ tăng cao. Kali đồng thời cũng giúp giảm lượng natri tích tụ trong thành mạch máu, giảm huyết áp.
Sắn dây ngăn ngừa loãng xương
Sự kết hợp của canxi, mangan, đồng và kẽm giúp làm giảm tình trạng loãng xương ở người lớn tuổi. Sự thiếu hụt các chất trên có nguy cơ dẫn đến các bệnh về xương vì chúng giúp tăng cường sự trao đổi chất xương. Một nghiên cứu tại Đại học Stanford đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ sắn dây giúp thúc đẩy khối lượng xương giúp điều trị loãng xương. Tất cả nhờ vào lượng mangan cùng với vitamin D, kẽm, canxi, đồng và magiê có trong chúng.
Tăng cường sức khỏe làn da
Nghiên cứu khoa học cho thấy việc bổ sung vitamin C giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, khô da và làm chậm quá trình lão hóa. Khi nhắc đến các loại củ chứa nhiều vitamin C, tuyệt đối không thể bỏ qua sắn dây. Bạn có thể cắt lát, đắp trực tiếp lên da để chúng phát huy tác dụng.
Thúc đẩy chữa lành vết thương
Sắn dây rất giàu vitamin C. Với mỗi 200g sắn dây, bạn đã được cung cấp khoảng 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho hầu hết người lớn. Vitamin C là tiền chất thiết yếu của collagen, một thành phần cấu trúc trong các mô da. Nhận đủ vitamin C từ sắn dây sẽ hỗ trợ khả năng tự phục hồi của cơ thể, đặc biệt khi vitamin C không phải là dưỡng chất mà cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất.
Lợi ích cho người tập gym
Đối với người tập gym, chất xơ là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý cân nặng. Bở lẽ, chúng hoạt động như “tác nhân gây phình” trong hệ tiêu hóa.
Nhờ vào lượng chất xơ có trong sắn dây, hệ tiêu hóa được hỗ trợ hoạt động ổn định. Đồng thời khiến bạn có cảm giác no nhanh hơn, hạn chế nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể. Nhờ vào đó, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ, ngăn ngừa tăng cân.
Hướng dẫn chọn mua và bảo quản củ sắn dây
- Bạn nên chọn củ có kích cỡ nhỏ hoặc vừa phải, vỏ có màu nâu sáng
- Tránh chọn củ có dấu hiệu hư thối
- Ưu tiên chọn củ có kích cỡ lớn nếu bạn thích sắn có độ giòn. Chọn củ khi cầm có cảm giác nặng tay. Vì củ nhẹ thông thường lượng nước trong củ đã bị bay hơi khá nhiều.
- Sắn dây có xu hướng hư hỏng nhanh chóng sau khi được hái. Một số phương pháp bảo quản sắn dây bao gồm chế biến ngay hoặc bỏ đông lạnh.
Cách chế biến củ sắn dây đúng cách
- Sắn dây có chứa một lượng axít cyanhydric đáng kể. Chúng có thể gây hại cho cơ thể nếu lượng ăn nhiều. Để loại trừ chất này, bạn nên bóc hết cả hai lớp vỏ (nâu sẫm và hồng) của sắn dây trước khi nấu.
- Sau đó cắt bỏ phần đầu, phần đuôi của sắn.
- Ngâm sắn trong nước khoảng vài tiếng rồi rửa lại. Sau đó bắt đầu chế biến.
- Nếu luộc, hãy cho nhiều nước và mở nắp nồi khi sôi để tan hết độc tố.
- Nếu thấy sắn dây bị đắng, hãy chế biến củ khác và bỏ củ bị đắng đi nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột sắn dây – sản phẩm từ sắn dây cực kỳ phổ biến, tiện lợi và hiệu quả.
Bài viết vừa rồi của healthmart.vn đã giới thiệu tới bạn những thông tin khái quát về củ sắn dây – món ăn của mọi nhà. Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học bạn nha. Chúc bạn luôn vui, khoẻ!
Nguồn tham khảo
Comprehensive transcriptome analysis reveals genes potentially involved in isoflavone biosynthesis in Pueraria thomsonii Benth https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0217593 Ngày truy cập: 23/01/2021
từ khoá
- củ sắn dây bao nhiêu calo 2022
- bột sắn dây có giải rượu được không
- bột sắn dây làm từ gì 2021
Theo tôi, bài viết bỏ sót một số thông tin quan trọng về công dụng của cây củ sắn dây trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ sắn dây có chứa các hợp chất có khả năng hạ đường huyết.
Củ sắn dây có mấy loại vậy? Bài viết không đề cập đến vấn đề này. Tôi muốn biết thêm về các loại củ sắn dây khác nhau.
Bài viết này đúng là nhảm nhí. Củ sắn dây không có tác dụng gì cả. Tôi đã dùng thử và không thấy có bất kỳ cải thiện nào.
Bài viết này có nội dung tốt, nhưng cách trình bày còn hơi khó hiểu. Tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu được đầy đủ thông tin.
Bài viết này thực sự thú vị, nhưng tôi không khỏi thắc mắc về nguồn gốc của thông tin. Có tài liệu tham khảo nào để hỗ trợ cho những thông tin được đưa ra không?
Bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về cây củ sắn dây, giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần và công dụng của loại cây này. Tuy nhiên, bài viết nên đề cập thêm về các lưu ý khi sử dụng cây củ sắn dây, chẳng hạn như liều dùng, tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác.
Bài viết khá cơ bản và không có nhiều thông tin mới. Tôi đã biết về nhiều tác dụng của củ sắn dây từ trước rồi.
Hahaha, bài viết này thật buồn cười. Củ sắn dây chứ có phải thần dược đâu mà chữa được bách bệnh. Thật nực cười khi tin vào những lời quảng cáo trên trời.