Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?

Mất ngủ làm cơ thể mệt mỏi, dễ lão hóa, dễ mắc bệnh, cơ thể suy nhược trẻ em dưới 3 tháng tuồi cần ngủ từ 14-17 tiếng/ ngày.  Người ở độ tuổi 18–25: 7–9 giờ. Người già và thanh thiếu niên cụ thể bên dưới.

Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến, chiếm tới 15% dân số thế giới. Mất ngủ mãn tính kéo dài gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ…

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Ttỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.

Mất ngủ có nguy hiểm không?

Việc thiếu ngủ có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống do gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe của bạn. Tình trạng ngủ không đủ giấc làm suy yếu khả năng miễn dịch và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng sau đây:

  • Kiệt sức
  • Trầm cảm
  • Khiếm thị
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Thay đổi chức năng hormone

Thêm vào đó, giấc ngủ không đảm bảo chất lượng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và ngoại hình. Kết quả có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, có quầng thâm hoặc bọng nước mắt, xanh xao và da trở nên xấu đi. Khi bạn thiếu ngủ cũng sẽ dễ bị giảm tập trung, giảm hiệu quả làm việc hàng ngày và gây ra tình trạng lão hóa sớm.

Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?

Con người chúng ta dành đến một phần ba thời gian trong cuộc đời cho những giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ là một chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe và an sinh của một người. Để kiểm tra xem hiện tại mình có ngủ đủ giấc không, bạn có thể tham khảo khuyến nghị từ Tổ chức quốc gia về hỗ trợ giấc ngủ và tự đánh giá.

Tuổi tác không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon như sau:

  • Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi: 14–17 giờ
  • Trẻ em từ 4–11 tháng tuổi: 12–15 giờ
  • Trẻ em từ 1–2 tuổi: 11–14 giờ
  • Trẻ em từ 3–5 tuổi: 10–13 giờ
  • Trẻ em từ 6–13 tuổi: 9–11 giờ
  • Trẻ em từ 14–17 tuổi: 8–10 giờ
  • Người ở độ tuổi 18–25: 7–9 giờ
  • Người ở độ tuổi 26–64: 7–9 giờ
  • Người trên 65 tuổi: 7–8 giờ

Khi càng lớn tuổi hơn, nhu cầu về thời gian ngủ để hồi phục giảm đi. Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi cần nhiều thời gian để ngủ nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ hơn 8 giờ mỗi đêm. Sau độ tuổi này, nhu cầu về thời gian ngủ giảm đi đáng kể và thay đổi một chút khi ở độ tuổi trên 65. Tuy nhiên, ngủ bao nhiêu là đủ cũng cần tùy theo nhu cầu của mỗi người.

Làm gì để ngủ ngon giấc?

Thiết kế không gian phòng ngủ dễ chịu: Hãy tạo bầu không khí ấm cúng và thoải mái trong phòng ngủ, như chọn một chiếc giường ngủ dễ chịu và thoải mái với tông màu sắc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích.

• Hạn chế uống cà phê, đặc biệt vào buổi tối: Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn nên cố gắng hạn chế tối đa việc uống cà phê. Đặc biệt là bạn không nên uống cà phê vào khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ trước giờ đi ngủ buổi tối. Trong vòng vài ngày sau khi ngừng uống cà phê, bạn sẽ có thể thấy sự khác biệt rõ rệt và giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Hạn chế uống đồ uống có cồn: Nhiều người gặp khó khăn về giấc ngủ, cụ thể là những người cao tuổi thường dùng một đến hai ly rượu để giúp họ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, đồ uống có cồn làm thay đổi đặc điểm cũng như chất lượng giấc ngủ. Khi hàm lượng rượu hoặc chất cồn trong cơ thể giảm xuống vài giờ sau đó, bạn sẽ thức dậy và cảm thấy bồi hồi. Điều này làm chúng ta rất khó có thể ngủ ngon trong thời gian còn lại của đêm.

Điều chỉnh chế độ ăn và chỉ nên ăn nhẹ: Bạn chỉ nên ăn nhẹ vào buổi tối và nên tránh những thức ăn có thể làm dạ dày khó chịu như đồ ăn cay, mỡ và các món rán. Hãy hạn chế ăn nhiều vào ban đêm và uống các loại đồ uống bổ dưỡng trước khi đi ngủ.

• Duy trì thói quen ngủ đúng giờ điều độ: Dù là ngày trong tuần hay cuối tuần thì những người dễ bị khó ngủ nên rèn cho bản thân thói quen ngủ điều độ và cố gắng duy trì. Nếu bạn cố gắng dậy đúng giờ vào 6 – 6 giờ 30 sáng thì trong vài ngày, bạn có thể ngủ được vào lúc 22 – 22 giờ 30. Thực hiện cách này có thể thiết lập lại giờ giấc cho giấc ngủ của bạn và giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe.

Có thói quen thư giãn trước khi ngủ: Bạn cũng nên có thói quen thư giãn 30 phút đến 1 giờ trước khi đi ngủ bằng những cách phù hợp với bạn. Ví dụ như thiền 15 phút, sau đó uống một tách trà hoa cúc. Bạn có thể tắm nước ấm và sau đó nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng. Một số người có thói quen đọc sách 30 phút trước khi đi ngủ. Lưu ý hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại di động, iPad trước khi đi ngủ 30 phút.

Bảng giá ngủ ngon của Nhật tốt nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1Bột ngủ ngon Orihiro của Nhật345.000
2Viên uống ngủ ngon DHC Gusuka Nhật1.200.000
3Viên uống ngủ ngon fancl Nhật499.000
4Ngủ ngon Theanine GABA Vitamin Herb Nhật Bản359.000
5Miếng dán ngủ ngon Good Night của Nhật499.000

Top thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ Nhật tốt nhất healthmart.vn xin giới thiệu thêm

Ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật, chống lão hóa hiệu quả. Như vậy qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ đủ giấc là bao nhiêu rồi nhé! Healthmart.vn chúc các bạn thành công.

Từ khóa:

  • ngủ bao nhiêu là đủ để làm việc hiệu quả
  • tuổi 40 ngủ bao nhiêu là đủ
  • người thành công ngủ bao nhiêu tiếng 2021
  • người nhật ngủ bao nhiêu tiếng một ngày

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

8 thoughts on “Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng?

  1. Minh Châu says:

    Ngủ đủ giấc là khi bạn ngủ dậy thấy khỏe khoắn, chứ không phải ngủ đủ số tiếng là đủ. Mình thường ngủ 8 tiếng mỗi đêm và thấy rất khỏe.

  2. Minh Hồng says:

    Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh, tập trung tốt hơn. Vậy ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng? Theo các chuyên gia, người lớn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn, từ 9-11 tiếng.

  3. Tuấn Hưng says:

    Ngủ đủ giấc là khi bạn thức dậy thấy khỏe khoắn, chứ không phải ngủ đủ số tiếng là đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *