Lúa mì có tốt không, có tác dụng giảm cân không?

Lúa mì là cây gì, chứa thành phần gì, có tốt cho sức khoẻ không, có tác dụng giảm cân hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu nhé!

1. Lúa Mì Ngày Nay Khác Chứa Nhiều Gluten so với trước kia

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại bột mì được ăn ở 1.000 năm trước đây có các chất sinh hóa không giống với các loại lúa mì mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Và trong thực tế, do lúa mì đã được lai tạo rất nhiều trong những năm qua để tăng năng suất cây trồng và tăng tính năng chế biến hoặc mùi vị nên ngay cả lúa mì mà ông bà chúng ta ăn ở 50 năm trước đây cũng có đặc tính sinh hóa khác xa với lúa mì được sử dụng ngày nay.

Tiến sĩ Davis cho biết: “Những thay đổi nhỏ trong cấu trúc protein của lúa mì có thể chính là phản ứng miễn dịch tàn phá khác biệt đối với protein lúa mì so với phản ứng không miễn dịch tổng thể”. Do đó, lúa mì hiện nay hoàn toàn khác thậm chí chỉ so với 50 năm trước đây, vì lúa mì hiện nay có mức độ gluten và các hợp chất kháng dinh dưỡng khác nhau và có sự khác biệt về sinh hóa tổng thể.

Tiến sĩ Davis cũng chỉ ra rằng: “Protein gluten lúa mì đã bị thay đổi cấu trúc đặc biệt đáng kể do lai tạo giống. Trong một thí nghiệm lai tạo giống, 14 protein gluten mới được xác định ở đời con không hề có trong đời bố mẹ. “Điều này có nghĩa là lúa mì hiện đại có chứa các protein gluten “ngoại lai” mới mà hệ thống tiêu hóa của con người không thích nghi với việc tiêu hóa chúng đúng cách. Và trong thực tế, bệnh viêm loét dạ dày, một bệnh tự miễn dịch hoàn toàn với việc dung nạp gluten, đã tăng gấp bốn lần trong 50 năm qua. Tiến sĩ Davis cũng tin rằng việc mẫn cảm với gluten đã tăng ở mức tương tự trong 50 năm qua.

****

Bột lúa non Nhật 2020- 2021 hot

Tóm lại, Bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, và ngay cả khi bạn không mắc chứng bệnh viêm loét dạ dày hoặc mẫn cảm với Gluten, thì việc bạn ăn quá nhiều các sản phẩm chứa hàm lượng gluten cao như lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì cũng có thể khiên bạn mắc chứng bệnh viêm ruột mãn tính và một số loại bệnh nhẹ khác có thể tổn hại đến hệ thống tiêu hóa của bạn và các loại bệnh tự miễn dich có thể có khác. Và bạn hãy nhớ rằng, bệnh viêm ruột mãn tính cũng có thể dẫn đến bệnh ung thư trong tương lai.

2. Lúa Mì Có Chứa Chất Gây Nghiện Tương Tự Như Thuốc Phiện

Tiến sĩ Davis đưa ra một lập luận rất thuyết phục rằng lúa mì gây nghiện. Lúa mì có chứa hợp chất gọi là “exorphins” gây ra một hiệu ứng trong não của bạn tương tự như thuốc phiện. Điều này giải thích lý do tại sao mọi người lại rất chật vật khi loại bỏ các loại bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm từ lúa mì khác ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngà, và phải mất một thời gian tương đối dài để từ bỏ chúng hoàn toàn.

Từ trải nghiệm của bản thân, tôi biết rằng nếu tôi ăn tối bằng bánh mì hoặc các sản phẩm khác từ lúa mì, thì tôi sẽ nhanh chóng quay lại ăn chúng vì dường như tôi không thể ngừng ăn những đồ ăn làm từ nó. Và chỉ sau bữa tối vài giờ, tôi sẽ có cảm giác thèm ăn các thực phẩm nhiều carb hoặc đồ ngọt. Nhưng nếu bữa tối, tôi chỉ ăn thịt, rau, salad, tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng sau bữa tối và không hề có cảm giác thèm ăn vào ban đêm.

3. Lúa Mì Làm Bạn Tiêu Thụ Nhiều Calo Hơn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất phụ gia có trong các sản phẩm lúa mì có thể làm cho bạn thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều carb hơn. Trong nhiều công trình nghiên cứu, tiến sĩ Davis cũng chỉ ra rằng, những người ăn lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì sẽ nạp nhiều calo hơn những người có chế độ ăn không gluten. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, lượng calo mà những người thường xuyên ăn lúa mì và các sản phẩm lúa mì nạp vào thường cao hơn 14% khoảng 350-400 calo/ngày so với những người có chế độ ăn uống không gluten.

Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tổng lượng calo bạn nạp vào hàng ngày bằng cách tránh các loại thực phẩm làm từ lúa mì như ngũ cốc, bánh mì, mì ống và các sản phẩm làm từ lúa mì khác.

4. Lúa Mì Làm Tăng Lượng Đường Trong Máu

Các loại carbohydrate phức tạp bao gồm lúa mì được gọi là amylopectin A. Loại carb này được tiêu hóa rất nhanh và chính điều này làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nghiêm trọng hơn so với hầu hết các nguồn carb khác, thậm chí so với đường tinh luyện.

Tiến sĩ Davis cũng tuyên bố rằng: “Ngoài một số chất xơ bổ sung, thì việc ăn hai lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt giống nhau thường tồi tệ hơn là uống một lon soda có đường hay ăn một thanh kẹo ngọt.”

Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng amylopectin A là chất duy nhất được tìm thấy trong lúa mì không có trong các nguồn carb khác làm tăng lượng đường trong máu ở mức cao hơn nhiều so với hầu hết các nguồn carbohydrate khác, bất kể chúng là carb đơn giản hay “phức tạp”. Và trong thực tế, nếu xét ở góc độ lượng đường trong máu thì lúa mì ở mọi mức độ chế biến với các hình thức xử lý hoặc không xử lý, đơn giản hay phức tạp, nhiều chất xơ hoặc ít chất xơ, tất cả đều khiến lượng đường trong máu cao.”

5. Lúa Mì Làm Tăng Tích Mỡ Nội Tạng Trong Ổ Bụng

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây mỡ nội tạng trong ổ bụng nhưng lúa mì góp phần lớn trong việc hình thành mỡ nội tạng. Thông qua việc kết hợp tính kích hoạt của lúa mì về lượng đường trong máu và quá trình insulin trong cơ thể của bạn, khả năng lúa mì tự động làm tăng mức tiêu thụ calo, cũng như đặc tính làm viêm nhiễm hệ thống tiêu hóa của một số chất dinh dưỡng có trong lúa mì, bao gồm gluten, tất cả điều này dẫn kích thích phát triển mỡ nội tạng trong ổ bụng của bạn.

Và như bạn đã biết, mỡ nội tạng đặc biệt nguy hiểm, một khi nó tích tụ trong đường ruột và xung quanh các cơ quan của bạn, nó liên tục khuyếch tán các phân tử gây viêm nhiễm vào hệ thống đường ruột của bạn. Ngoài siro ngô có chứa lượng đường fructose cao và các loại thức ăn vặt khác có thể làm tăng mỡ nội tạng, lúa mì cũng là thực phẩm ghóp phần tích cực làm tăng mỡ nội tạng nhanh.

Vì vậy, việc bạn loại bỏ lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm mỡ nội tạng nhanh hơn, và giúp quá trình giảm cân của bạn đạt hiệu quả tốt hơn.

6. Lúa Mì Gây Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) Và Axit Trào Ngược

Tiến sĩ Davis chỉ ra mối liên hệ giữa tiêu thụ gluten với hội chứng ruột kích thích và axit trào ngược. Các công trình nghiên cứu của ông cũng cho thấy rằng việc loại bỏ lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng axit trào ngược và hội chứng ruột kích thích.

Và trong thực tế, hàng trăm khách hàng của tôi đã thấy khỏi hoàn toàn hoặc một phần chứng bệnh axit trào ngược hoặc hội chứng ruột kích thích bằng việc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống của họ.

Nếu bạn mắc bệnh axit trào ngược hoặc hội chứng ruột kích thích, bạn nên thử loại  bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống của bạn trong khoảng 2-3 tuần và theo dõi xem các triệu chứng có thuyên giảm hay không? Và tôi chắc chắn với bạn rằng, việc loại bỏ lúa mì và các sản phẩm lúa mì không những không làm tổn thương đến cơ thể bạn mà còn giúp bạn làm mất một số chất béo dư thừa trong cơ thể.

7. Lúa Mì Làm Tăng Tốc Độ Lão Hóa

Ăn quá nhiều các sản phẩm lúa mì như bánh mì, bánh mì tròn, ngũ cốc, bánh quy giòn, … vv và các sản phẩm từ lúa mì khác sẽ làm tăng các hợp chất trong cơ thể gọi là Những Sản Phẩm Đã Được Hóa Đường Ở Cấp Cao (AGEs) sẽ làm bạn già đi nhanh hơn so với tuổi thật của bạn.

Tinh bột trong lúa mì và các các sản phẩm từ lúa mì là một loại tinh bột được tiêu hóa rất nhanh gọi là amylopectin A. Nó làm tăng lượng đường trong máu thậm chí nhiều hơn đáng kể so với đường ăn, điều này làm tăng số lượng các sản phẩm hóa đường ở cấp cao và ghóp phần làm quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn như xuất hiện nếp nhăn.

8. Lúa Mì Có Thể Gây Mụn

Theo Tiến sĩ Davis, mụn nhọt (mụn cám, mụn trứng cá) 95% xuất hiện ở độ tuổi từ 16-18 tuổi ở phương Tây, và 50% đối với những người trên 25 tuổi với những đợt liên tục.

Tiến sĩ Davis cũng đưa ra bằng chứng rằng mụn trứng cá không phải do di truyền, mà gần như là do chế độ ăn uống. Hầu hết những người xuất hiện mụn trứng cá là do trong chế độ ăn uống của họ thường xuyên có lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì.

Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, đường tinh luyện, và các loại thực phẩm chế biến khác đặc biệt là lúa mì và các sản phẩm từ lúa chính là nguyên nhân gây mụn.

9. Lúa Mì Làm Tăng Nguy Cơ Bệnh Tim

Như bạn biết, các hạt LDL trong máu của bạn là các loại LDL phồng lớn (mà không góp phần dẫn đến bệnh tim) hoặc các hạt LDL nhỏ dày đặc (góp phần làm tích tụ mảng bám và bệnh tim).

Tiến sĩ Davis tuyên bố rằng, thực phẩm làm tăng glucose trong máu, làm chuyển đổi hầu hết thành cả lượng lớn hơn các hạt LDL nhỏ và làm tăng lượng glycation của các hạt LDL nhỏ. Vì vậy, bệnh tim và đột quỵ không chỉ do hàm lượng cholesterol cao gây ra mà chúng còn bị gây ra bởi quá trình oxy hóa, glycation, viêm nhiễm, các hạt LDL nhỏ …  các quá trình được kích thích bởi carbohydrate, đặc biệt là các sản phẩm từ lúa mì.

10. Lúa Mì Làm Tăng Lượng Axít Trong Cơ Thể Bạn

Cơ thể bạn đang khó khăn để giữ mức pH trong khoảng 7,4. Những loại thực phẩm bạn tiêu thụ hoặc là đóng ghóp các hợp chất axit hoặc các hợp chất có tính kiềm. Một chế độ ăn uống tự nhiên như các loại thịt, trái cây, các loại hạt và rau sẽ giúp cơ thể bạn có các hợp chất axít cân bằng. Nhưng khi bạn ăn thường xuyên các loại ngũ cốc, đặc biệt lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì sẽ làm lượng axít trong cơ thể bạn tăng lên và dẫn đến mất cân băng axít, nghiêng về axít kiềm. Đặc biệt, nếu bạn ăn hoặc uống càng nhiều hợp chất axit hóa (soda, ngũ cốc, đường), cơ thể bạn càng cần hấp thụ các hợp chất canxi của xương để điều chỉnh lượng pH trong cơ thể của bạn. Điều này có thể gây ra các vấn để thái hóa xương khớp và bệnh loãng xương theo độ tuổi.

Một số nghiên cứu của trường Đại học Toronto cũng cho thấy rằng, lượng gluten nạp vào cao, tình trạng mất canxi trong nước tiểu tăng khoảng 63%, cùng với các dấu hiệu thái hóa xương gia tăng. Vì vậy, ngay cả khi bạn không bị viêm loét dạ dày hay mẫn cảm với gluten, thì bạn cũng nên xem xét có nên loại bỏ hoặc giảm bớt lúa mì hoặc các sản phẩm từ lúa mì ra khỏi chế độ ăn uống của bạn hay không.

11. Lúa Mì Gây Thoái Hóa Khớp, Bao Gồm Viêm Khớp

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn tiêu thụ lúa mì và các sản phẩm làm từ lúa mì càng nhiều, lượng đường huyết trong máu càng tăng cao hơn và thường xuyên hơn, quá trình glycation cũng xuất hiện nhiều hơn. Quá trình Glycation chính là hiện tượng đường tác dụng với protein và mỡ trong máu và trong các mô cơ thể, bao gồm các khớp như đầu gối, hông và bàn tay. Các sụn trong khớp là đối tượng duy nhất dễ bị glycation, vì các tế bào sụn sống rất lâu và không có khả năng tái tạo. Quá trình glycaton sẽ làm cho sụn bị giòn và không chịu được lực, cuối cùng đổ nát. Xương khớp của bạn sẽ bị viêm nhiễm xung quanh, đau đớn, và đó là biểu hiện của bệnh viêm khớp.

Như vậy, nếu bạn muốn các khớp khỏe mạnh trong tương lai, bạn phải giảm bớt hoặc loại bỏ lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì ra khỏi chế độ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Bảng giá các loại bột lá lúa non của Nhật mới nhất 2023

STTSản phẩmGiá
1Bột sữa Yakult leaf milk 20 gói x 7g299.000
2Bột lá lúa mạch Yakult 30 gói469.000
3Bột 25 rau củ quả Nhật 30 gói480.000
4Bột lá dâu tằm của Nhật 56 gói mẫu mới 2023499.000
5Bột lúa non Barley Golden Nhật Bản- hộp 46 gói299.000
6Bột mầm lúa mạch non grass barley 44 gói279.000
7Bột lúa mạch non DHC 30 gói 30 ngày649.000
8Trà lúa mạch mugi Nhật Bản 54 gói139.000
9Bột lá lúa mạch& 12 loại rau Unical 30 gói x 3g389.000

Qua bài viết trên, tôi muốn chia sẻ với bạn rằng, mặc dù hàm lượng chất xơ có thể là lợi ích duy nhất của lúa mì, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nhận được nhiều hơn, đủ chất xơ hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn từ các loại trái cây, các loại hạt, rau mà không có những ảnh hưởng xấu như của lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì.

từ khoá
  • lúa mì có tác dụng gì
  • lúa mì và lúa mạch
  • lúa mì ấn độ là cây gì