Kinh nghiệm mua vé và đi tàu điện ở Nhật

Lần đầu đến Nhật bạn sẽ cảm thấy khá khó khăn nếu muốn mua vé và đi tàu điện ở Nhật vì ở đây bán vé tự động và không có tiếng Anh do đó bài viết dưới đây healthmart.vn sẽ hướng dẫn các bước chọn tuyến và mua vé tại quầy vé ở các ga tại Nhật nhé!

**

Những loại phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Nhật Bản

Quầy bán vé tự động

Để lên tàu trước hết bạn cần phải mua vé. Nếu không dùng thẻ IC thì bạn có thể tới quầy bán vé nằm ngay gần khu vực cổng soát vé của nhà ga.

mua vé và đi tàu điện ở Nhật

Mua vé tới điểm cần đến

Đây là màn hình đầu tiên mà bạn sẽ nhìn thấy. Hãy chạm vào phía dưới của màn hình.

mua vé và đi tàu điện ở Nhật

 

Giá vé sẽ được hiển thị trên màn hình. Tuỳ theo điểm đến của bạn hãy chọn giá vé và nhét tiền vào. Sau đó nhận vé từ được in tự động từ máy. Giá vé tới điểm đến thường được hiển thị trên bản đồ tuyến đường nằm ngay trên quầy bán vé. Tất cả các ga đều có ghi cách đọc theo phiên âm nên bạn chỉ cần xác định tên ga nơi mình đang đứng và tên ga đến là sẽ thấy ngay giá vé hiển thị ở ga đến.

mua vé và đi tàu điện ở Nhật

 

Nơi màu đỏ chính là vị trí hiện tại của bạn. Nếu bạn đến Yokogawa thì cần mua vé 140 yên, nếu đến Miyajimaguchi cần mua vé 410 yên.

mua vé và đi tàu điện ở Nhật

 

Qua cổng soát vé

Sau khi mua xong vé, hãy cầm vé đó đến cổng soát vé.

mua vé và đi tàu điện ở Nhật

Nơi nhận vé là phần có khe hở nằm trên cổng soát vé, bạn chỉ cần nhét vé của mình vào đó theo chiều mũi tên ghi trên vé là được, qua cửa xong hãy nhận lại vé có đục lỗ (điều này chứng tỏ bạn đã đi vào). Nếu quên không nhét vé thì cổng soát vé sẽ tự động đóng lại không cho bạn qua.

Làm gì khi quên đồ trên tàu điện ở Nhật?

Trường hợp ngay sau khi xuống tàu thì phát hiện ra quên đồ

Hãy nắm rõ và thông báo với nhân viên nhà ga về 3 điều sau đây:

  1. Chi tiết về chuyến tàu bạn vừa sử dụng

Giờ tàu, hướng chạy, loại tàu, nếu nhớ được cả số toa tàu thì càng tốt, như vậy sẽ giúp nhân viên nhà ga xác định được nhanh hơn.

Ví dụ: **線の**行きで、□□時□□分に**駅に到着した急行電車

(**sen no**yuki de、□□ ji □□ fun ni**eki ni tochaku shita tokkyu densha)

Tàu tốc hành tuyến xx đi về hướng xx, dừng ở ga xx vào lúc xx giờ xx phút xx

  1. Chi tiết về vị trí bỏ quên đồ vật

Nên nói cụ thể nhất có thể vị trí bỏ quên trong toa tàu, như vậy sẽ giúp nhân viên ở nhà ga kế tiếp có thể dễ dàng định vị được hơn.

Ví dụ:

  • 号車の進行方向右側の網棚の上

(xx gosha no shinko hoko migigawa no amidana no ue)

Nghĩa: Trên giá để đồ bên phải, trong toa xx, tính theo hướng di chuyển của tàu

  • 号車の前から2番目のドアの付近の座席

(xx gosha no mae kara 2 banme no doa no fukin no zaseki)

Nghĩa: Ở trên băng ghế tại cửa thử 2 tính từ đầu tàu của toa xx.

  1. Đặc điểm của đồ bỏ quên hoặc làm rơi

Cần mô tả rõ đặc điểm của món đồ bỏ quên hoặc màu sắc, hình dạng. Đặc biệt trong trường hợp rơi ví thì cần phải nêu rõ bên trong có bao nhiêu tiền mặt, loại thẻ ATM hay loại thẻ tích điểm…

Một khi xác nhận rõ thì hãy nhanh chóng báo lại với nhân viên nhà ga. Bạn thông báo càng sớm thì vấn đề càng có khả năng được giải quyết nhanh và không để lại thiệt hại. Sau khi báo với nhân viên nhà ga, nếu như họ tìm thấy đồ ở các ga tiếp theo thì hãy đi tới ga đó hoặc ga trung tâm để nhận lại.

Trường hợp phát hiện ra quên đồ mà không nhớ thời gian

  • Đồ bỏ quên hoặc làm rơi sẽ được giữ lại ở ga mà nhân viên nhà ga tìm được hoặc hành khách mang tới báo có người để quên khoảng từ 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ được chuyển về ga trung tâm và giữ tại đó trong vòng từ 3 tới 4 ngày
  • Nếu trong khoảng thời gian đó người làm rơi đồ không quay lại nhận đồ thì đồ vật này sẽ được bàn giao tới phòng xử lý đồ thất lạc tại đồn cảnh sát trong khu vực của ga trung tâm của tuyến tàu đó và sẽ được lưu giữ tại đó trong vòng 3 tháng

Từ khi tìm thấy đồ vật đến khi thông tin về vật này được nhập vào hệ thống dữ liệu đồ thất lạc của nhà ga cũng sẽ mất nhiều thời gian, vậy nên bạn hãy liên lạc hỏi thăm thường xuyên để cập nhật tình hình.

Dưới đây là thông tin liên lạc của một số nhà ga trung tâm trong tuyến JR và các tuyến đường sắt tư nhân

  • Danh sách các nhà ga lưu giữ đồ thất lạc trên tuyến JR Sở Cảnh sát Tokyo

https://www.keishicho.metro.tokyo.jp/sodan/otoshimono/welcome/tour134.html

  • Danh sách các nhà ga lưu giữ đồ thất lạc trên tuyến đường sắt tư nhân Sở Cảnh sát Tokyo

https://www.keishicho.metro.tokyo.jp/sodan/otoshimono/welcome/tour133.html

Sau khi đồ mà bạn bỏ quên được tìm thấy, để đi nhận lại thì bạn cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh nhân thân (bằng lái xe, thẻ bảo hiểm, hộ chiếu, sổ lương, các giấy tờ đăng kí của người nước ngoài chẳng hạn). Đừng quên mang theo những giấy tờ này khi đi nhận lại đồ.

Muốn đi tàu điện bạn cần phải có vé. Muốn mua vé hãy tới quầy bán vé để mua. Khi đã đến đích, xuống tàu và cầm vé có đục lỗ nhét vào cổng soát vé. Vé sẽ được tự động giữ lại và không trả lại cho bạn. Hãy tự mình trải nghiệm cách mua vé và đi tàu ở Nhật nhé!

từ khoá

11 thoughts on “Kinh nghiệm mua vé và đi tàu điện ở Nhật

  1. Quốc Thịnh says:

    Theo mình, bài viết có thể bổ sung thêm thông tin về cách đi tàu điện từ sân bay vào trung tâm thành phố. Mình nghĩ đây là thông tin rất hữu ích cho du khách nước ngoài.

  2. Thùy Dung says:

    Nội dung bài viết khá sơ sài, không đề cập đến nhiều trường hợp cụ thể. Mình thấy hơi khó hiểu về cách mua vé cho trẻ em và người già.

  3. Hoàng Nam says:

    Bài viết này đúng là kinh nghiệm xương máu của tác giả. Mình đã từng đi tàu điện ở Nhật và bị lạc đường vì không biết cách mua vé.

  4. Quốc Khánh says:

    Theo mình, cách mua vé qua máy bán vé tự động hơi phức tạp. Tác giả có thể hướng dẫn chi tiết hơn không?

  5. Quốc Anh says:

    Bài viết rất hữu ích! Mình đang có kế hoạch du lịch Nhật Bản vào tháng tới, và thông tin về cách mua vé và đi tàu điện này sẽ rất có ích cho mình. Cảm ơn tác giả!

  6. Minh Thu says:

    Đọc bài viết này mà thấy nhớ Nhật Bản quá. Mình đã từng đi tàu điện ở Tokyo và rất ấn tượng với sự sạch sẽ và tiện lợi của hệ thống tàu điện.

  7. Quốc Huy says:

    Mình thấy bài viết rất thú vị, đặc biệt là phần hướng dẫn đi tàu điện cho người mới. Mình sẽ lưu lại để tham khảo khi đi Nhật Bản.

  8. Minh Ngọc says:

    Mình đi Nhật nhiều lần rồi, nhưng lần nào cũng phải lớ ngớ khi mua vé tàu điện. May mà đọc được bài viết này, mình thấy rất hữu ích. Cảm ơn tác giả!

  9. Hoàng Long says:

    Mình thấy bài viết này rất hay và dễ hiểu. Tác giả đã trình bày thông tin rất rõ ràng và chi tiết. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ kinh nghiệm!

  10. Hoàng Anh says:

    Mình đã từng đi tàu điện ở Nhật Bản, và mình thấy kinh nghiệm của tác giả rất chính xác. Tuy nhiên, mình muốn bổ sung thêm một lưu ý là nên chú ý đến giờ tàu chạy, vì tàu điện ở Nhật rất đúng giờ.

  11. Thùy Linh says:

    Bài viết rất hữu ích, nhưng mình thấy hơi khó hiểu khi tác giả dùng nhiều từ chuyên môn quá. Mình không phải dân chuyên ngành nên khó nắm bắt hết được.

Comments are closed.