Say nắng ở Nhật phải làm sao?

Say nắng là tình trạng phổ biến dễ gặp ở Nhật, vào những ngày nhiệt độ trên 30 độ, rất dễ say/ cảm nắng. Vậy say nắng ở Nhật phải làm sao, cách phòng tránh say nắng ở Nhật như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!!!

*** Các loại thuốc chống say xe ở Nhật

Say nắng là gì?

NỘI DUNG

Say nắng (cảm nắng) là một căn bệnh gây ra các triệu trứng khác nhau như tăng nhiệt độ cơ thể, chóng mặt, co giật, đau đầu, ngất xỉu do nhiệt độ cơ thể, nước trong cơ thể không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.

Say nắng tiếng Nhật là gì?

Say nắng (cảm nắng) trong tiếng Nhật là 熱中症 (ねっちゅうしょう)

猛暑 (もうしょ): những ngày nắng nóng gắt, nóng khủng khiếp

Say nắng có biểu hiện gì?

  • Ngất xỉu, bất tỉnh
  • Tăng thân nhiệt đột ngột
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn và nôn
  • Thở nhanh, thở nông
  • Nhầm lẫn, kích động, khó chịu mất phương hướng
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Da đỏ, bỏng khô, khó tiết mồ hôi
  • Bị chuột rút hoặc yếu cơ

Thời điểm dễ bị say nắng ở Nhật

Hàng năm từ tháng 7 tới cuối tháng 8 sau mùa mưa ở Nhật là tới mùa nắng nóng, và dễ bị tình trạng say nắng.

Những ngày có nhiệt độ trên 30 độ C thì cần lưu ý, vì dễ bị cảm nắng

Những người làm việc ngành nghề như xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp,… làm việc bên ngoài trời thì dễ bị say nắng.

Say nắng ở Nhật phải làm sao?

Nếu người bị say nắng còn tỉnh táo:

Di chuyển tới chỗ mát mẻ, cởi bớt quần áo, sử dụng khăn mát lau người, uống nước, nằm nghỉ ngơi

Nếu người say nắng bị ngất xỉu:

Đưa đi cấp cứu ngay

Những người dễ bị say nắng

Trẻ em và người cao tuổi là 2 nhóm tuổi dễ bị say nắng

Những người làm việc bên ngoài trời nắng nóng.

Và thực tế là ai cũng có thể bị say nắng, nên mùa hè trời nắng nóng cần bảo trọng bản thận thì hơn.

Cách phòng tránh say nắng ở Nhật

Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 phút.

Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm…

Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò… rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.

Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

Say nắng không chỉ ở Nhật mà ở Việt Nam tình trạng say nắng cũng phổ biến vào mùa nắng nóng

Say nắng tưởng chừng chỉ bị 1 lúc rồi khỏe lại, nhưng thực tế ở Nhật hàng năm có cả 1000 người chết vì 熱中症 (ねっちゅうしょう) vậy nên mọi người nên đảm bảo sức khỏe để học tập làm việc cho tốt.

***

Lăn khử mùi của Nhật loại nào tốt?

từ khoá