Hormone estrogen là gì?

Hormone estrogen là hoocmon tiết ra ở buồng trứng của nữ giới, giúp duy trì vóc dáng, tươi trẻ và ham muốn ở nữ giới. Hoocmon estrogen suy giảm theo thời gian do đó việc duy trì nồng độ hoocmon estrogen là việc cần làm ở phụ nữ sau tuổi 30, sau khi sinh con.

Top viên uống nội tiết Nhật tốt nhất 2022

Hormone estrogen là gì?

NỘI DUNG

Hormone estrogen là một loại hormone tiết ra ở buồng trứng của nữ giới, có nhiều ở phụ nữ ở tuổi dậy thì, tăng dần trong chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần khi trứng đã rụng. Hormone estrogen là nhựa sống giúp duy trì tuổi thanh xuân, sắc đẹp và sự ham muốn ở nữ giới.

Hoocmon estrogen có 3 loại là:

  • Estrone (E1): Đây là một dạng estrogen yếu và là loại duy nhất được tìm thấy ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Một lượng nhỏ estrone có hầu hết trong các mô của cơ thể, chủ yếu là chất béo và cơ bắp. Cơ thể có thể chuyển đổi estrone thành estradiol và estradiol thành estrone.
  • Estradiol (E2): Đây là loại estrogen mạnh nhất. Estradiol là một steroid được sản xuất bởi buồng trứng. Nó được cho là một trong những nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề phụ khoa, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ và ung thư xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung.
  • Estriol (E3): Đây là loại estrogen yếu nhất và là chất thải được tạo ra sau khi cơ thể sử dụng estradiol. Mang thai là thời gian duy nhất mà tại đó một lượng đáng kể estriol được tạo ra. Estriol không thể được chuyển đổi thành estradiol hoặc estrone.

Estrogen cũng tồn tại ở nam giới nhưng nồng độ estrogen thấp hơn nhiều so với nữ giới.

Estrogen Hormone là gì

Hormone estrogen có tác dụng gì?

  • Estrogen là hormone sinh dục nữ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung…tạo nên các đặc tính thứ phát của nữ giới như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở…
  • Hormone tăng trưởng giúp hoàn thiện tuyến vú, buồng trứng, cơ quan sinh dục trong thời gian dậy thì. Estrogen làm niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesteron tạo thành chu kỳ kinh nguyệt, giúp điều hòa kinh nguyệt và duy trì ham muốn tình dục. Khi nồng độ estrogen có đủ thì việc đạt được khoái cảm đến rất dễ dàng và giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn.
  • Hỗ trợ sự phát triển các nang trứng, khi trứng rụng, estrogen sẽ làm tăng nhu động của vòi trứng để đón lấy trứng dễ dàng và đưa nang trứng vào trong tử cung thuận lợi. Estrogen tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, tồn tại và di chuyển được, vì vậy nó tạo điều kiện cho sự thụ tinh diễn ra tốt đẹp.
  • Estrogen quyết định, chi phối sự phát triển những đặc điểm sinh dục nữ như: mọc lông mu, phát triển vú, tăng sinh các ống sữa và phát triển các mô mỡ nên làm cho vú to và chắc. Làm cho tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài phát triển. Niêm mạc âm đạo phát triển, chứa nhiều glycogen, môi trường âm đạo luôn ở trạng thái axit vì vậy chống được nhiễm khuẩn.
  • Bảo vệ tim mạch và ngừa loãng xương.

Suy giảm hoocmon estrogen là gì?

Suy giảm estrogen thường xảy ra khi phụ nữ chuẩn bị nước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, ngày nay do tác động từ môi trường và áp lực cuộc sống khiến nhiều phụ nữ tuổi ngoài 30 đã phải đối mắt với tình trạng này. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy estrogen suy giảm:

  • Chu kỳ không đều: Estrogen là một trong những hormone chính điều khiển chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Estrogen thấp có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ lúc ngắn lúc dài, thiểu kinh và dẫn đến mãn kinh sớm.
  • Vô sinh: Nồng độ estrogen thấp có thể ngăn ngừa sự rụng trứng và làm cho việc mang thai trở nên khó khăn và có thể dẫn đến vô sinh.
  • Xương yếu: Bạn cũng có thể thấy xương của bạn bị gãy hoặc dễ gãy hơn. Điều này có thể là do mật độ xương giảm. Estrogen hoạt động kết hợp với canxi, vitamin D và các khoáng chất khác để giữ cho xương chắc khỏe. Nếu nồng độ estrogen thấp, dẫn đến bạn có thể bị giảm mật độ xương.
  • Giao hợp đau và khô rát: Estrogen có thể ảnh hưởng đến bôi trơn âm đạo. Nếu mức độ estrogen trở nên quá thấp, khô âm đạo có thể xảy ra, điều này thường dẫn đến quan hệ tình dục đau rát, không có hoặc giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm..khiến chị em ngại ngùng, né tránh chồng.
  • Nóng bừng: Hiện tượng này thường xảy ra trong thời kỳ mãn kinh do nồng độ estrogen thấp.
  • Trầm cảm: Estrogen được cho là làm tăng serotonin, đây là một chất hóa học trong não giúp tăng cường tâm trạng. Thiếu hụt estrogen có thể gây ra sự suy giảm serotonin dẫn đến làm thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm.
  • Tăng nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu tăng có thể xảy ra do sự mỏng của mô trong niệu đạo, có thể phát triển khi giảm estrogen.
  • Da: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen giúp tạo mô liên kết và duy trì độ đàn hồi cho da. Do đó, suy giảm estrogen khiến da trở nên khô hơn, không còn giữ được sự đàn hồi, nên bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Bên cạnh đó những vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang...cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Tăng cân: Hormone bao gồm estrogen có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng và lượng chất béo mà cơ thể dự trữ. Nồng độ estrogen thấp, chẳng hạn như trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có thể gây tăng cân. Các khu vực mà cơ thể phụ nữ lưu trữ chất béo cũng có thể thay đổi trong thời kỳ mãn kinh. Thông thường, phụ nữ lưu trữ chất béo ở hông và đùi. Những điều này thay đổi khi nồng độ estrogen giảm.

Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, nồng độ estrogen giảm mạnh làm rối loạn vận mạch gây ra các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cơ thể lúc nóng, lúc lạnh, mất ngủ, tiểu đêm. Sự suy giảm estrogen còn khiến bạn dễ thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, còn dẫn đến tăng nguy cơ bị loãng xương, xốp xương, mắc các bệnh lý về tim mạch.

Điều trị suy giảm hormone estrogen thế nào?

Không phải tất cả mọi phụ nữ cần điều trị estrogen thấp. Nhưng nếu các triệu chứng estrogen thấp hay gây khó chịu, điều trị có thể được khuyến nghị. Điều trị được cá nhân hóa dựa trên nguyên nhân estrogen thấp và các triệu chứng hiện tại.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

HRT được sử dụng để tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể. Bác sĩ có thể đề nghị HRT nếu bạn sắp đến tuổi mãn kinh. Mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone của phụ nữ giảm đáng kể. HRT có thể giúp đưa các nồng độ này trở lại bình thường.

Phụ nữ có thể uống HRT bằng miệng, miếng dán dưới da hoặc viên đặt âm đạo. Trong một số trường hợp, có thể thông qua tiêm. Liều lượng đưa ra thay đổi tùy theo cá nhân. Thông thường, các bác sĩ kê toa liều thấp nhất làm giảm triệu chứng. Tác dụng phụ của liệu pháp này có thể gây đầy hơi, đau đầu và chảy máu âm đạo. Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng liệu pháp này. Ví dụ, HRT có thể không phù hợp với những phụ nữ có tiền sử đột quỵ, đau tim hoặc huyết áp cao.

Liệu pháp estrogen

Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 – 50 tuổi bị thiếu estrogen thường được bác sĩ kê đơn liều cao estrogen. Điều này có thể làm giảm nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch và mất cân bằng nội tiết tố khác.

Liều thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phương pháp áp dụng. Estrogen có thể được quản lý bằng miệng, tại chỗ, âm đạo hoặc thông qua tiêm.

Trong một số trường hợp, điều trị lâu dài có thể là cần thiết ngay cả sau khi estrogen đã trở lại bình thường. Điều này có thể yêu cầu estrogen thấp hơn theo thời gian để duy trì mức hiện tại.

Liệu pháp này cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ gãy xương. Liệu pháp estrogen dài hạn chủ yếu được khuyên dùng cho những phụ nữ sắp mãn kinh và đã được cắt bỏ tử cung. Trong tất cả các trường hợp khác, liệu pháp này chỉ được khuyến cáo trong một đến hai năm. Bởi do liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hợp lý như:

  • Duy trì cân nặng tốt.
  • Không nên tập thể dục quá mức.
  • Tinh chất mầm đậu nành giúp cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố estrogen.

*** Viên nội tiết Nhật nào tốt?

từ khoá

hoocmon estrogen có tác dụng gì

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.