Quy tắc đổi trả hàng ở Nhật Bản

Chia sẽ về quy tắc đổi trả hàng ở Nhật Bản bao gồm: những trường hợp được và không được đổi trả hàng ở Nhật, quy định đổi trả hàng, thời gian đổi trả hàng cụ thể bên dưới. Nào cùng healthmart.vn tìm hiểu ngay nhé!!!

** Các loại tảo Nhật tốt bán chạy 2022

Trường hợp không được đổi trả hàng ở Nhật

Đổi theo ý thích cá nhân

Bạn mua một bộ quần áo về nhưng cảm thấy mình mặc không hợp, món ăn này trông rất ngon nhưng khi ăn thử bạn thấy vị của chúng rất kỳ lạ. Đó là những khi bạn muốn đổi hoặc trả lại món hàng mình đã mua. Tuy nhiên, tất cả những trường hợp đó chỉ là lý do cá nhân và đa phần các cửa hàng ở Nhật sẽ không chấp nhận đổi hàng cho bạn với lý do này.

Tại Nhật, không có luật quy định các cửa hàng phải đổi, trả hàng cho khách hàng trong mọi trường hợp. Quy định đổi trả của mỗi cửa hàng sẽ khác nhau và thường do các cửa hàng quy định. Vậy nên bạn cần lưu ý khi đi mua hàng ở Nhật hãy hỏi rõ về chính sách của cửa hàng và chú ý chọn lựa thật kỹ trước khi quyết định mua bất cứ món hàng nào nhé.

Quá thời gian quy định đổi hàng

Khi bạn mua hàng trên mạng hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng, một số nơi sẽ có quy định người mua hàng được phép đổi hoặc trả lại hàng hoá trong thời gian có thể là 7 ngày, 15 ngày hoặc 1 tháng. Nếu bạn muốn đổi/trả hàng trong thời gian này cùng với lý do hợp lý thì sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu bạn đổi hàng quá thời gian quy định thì cho dù món đồ đó bị hỏng do lỗi của nhà sản xuất hay vì bất kỳ nguyên nhân chính đáng nào đi nữa thì bạn cũng sẽ bị từ chối đổi hàng.

Hàng đã đổi 1 lần

Đây là một trong những quy định đổi hàng cơ bản không chỉ áp dụng ở Nhật mà có lẽ còn ở nhiều nước khác. Thông thường những món hàng hỏng do lỗi của nhà sản xuất, các cửa hàng, công ty đã phải kiểm tra rất kỹ càng để không còn sản phẩm lỗi nữa trước khi gửi lại cho người tiêu dùng, nên sẽ không có lý do gì để bạn trả lại hàng lần nữa. Còn với những món đồ đổi với các lý do khác thì thông thường bạn cũng chỉ có thể đổi hàng 1 lần mà thôi.

Những sản phẩm giảm giá thường sẽ không được đổi

Vì là sản phẩm giảm giá theo thời điểm nên nếu bạn mua rồi và sau đó đổi lại thì giá sản phẩm khi đó khả năng cao là sẽ bị thay đổi. Do đó, hầu hết các cửa hàng đều không áp dụng chính sách đổi/trả với những mặt hàng giảm giá.

Những lưu ý khi đổi trả hàng ở Nhật

Giữ lại hóa đơn thanh toán

Đây là giấy tờ cơ bản nhất để chứng minh bạn đã mua hàng tại cửa hàng đó với mức giá như thế này, nên nếu muốn đổi hoặc trả lại hàng sau khi mua bạn cần phải giữ lại hóa đơn thanh toán để làm căn cứ.

Một số cửa hàng có thể chấp nhận đổi trả hàng ngay cả khi không có hóa đơn. Họ sẽ căn cứ vào lịch sử mua hàng được lưu trên hệ thống và tình trạng sản phẩm để xem có thể tiếp nhận được không. Tuy nhiên, số lượng các cửa hàng chấp nhận như vậy rất ít.

Cách mua trái cây giá rẻ ở Nhật

Trả hàng trong thời gian quy định

Bạn lưu ý kiểm tra quy định về thời gian đổi/trả hàng trước khi mua hàng cũng như khi nhận được hàng. Sau khi nhận được sản phẩm hãy kiểm tra xem sản phẩm có vấn đề gì không để kịp thời đổi, trả trong thời gian quy định nhé.

Quy định thời gian đổi trả hàng của một số trang web mua sắm tại Nhật:

  • Amazon: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng
  • Rakuten: Thời gian đổi trả khác nhau tùy từng cửa hàng
  • Uniqlo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng (mua hàng)
  • Yahoo! JAPAN Shopping: Thời gian đổi trả khác nhau tùy từng cửa hàng

Có phải đóng gói khi gửi trả hàng không?

Nếu bạn mua hàng tại cửa hàng bạn có thể trực tiếp đem sản phẩm đến để gửi trả. Đặc biệt là các sản phẩm như giày, dép hoặc thiết bị điện tử hãy giữ lại hộp đựng sản phẩm để có thể đem gửi lại trong trường hợp bạn muốn đổi hàng.

Trường hợp mua hàng online, bạn nhất định phải đóng gói sản phẩm vào hộp hoặc bọc kín lại để đồ đạc không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Quy định đóng gói của mỗi cửa hàng sẽ khác nhau, một số nơi cho phép đóng gói vào hộp bất kỳ, nhưng một số khác sẽ có quy định cụ thể về việc này. Do đó, khi có ý định đổi hay trả lại hàng hãy liên hệ với nơi mua hàng để được hướng dẫn cụ thể về cách gửi hàng nhé.

Ví dụ: Nếu muốn đổi/trả hàng mua qua Mercari, bạn hãy liên hệ trước với cửa hàng và cho họ biết kích thước sản phẩm gửi trả. Phía Mercari sẽ chuẩn bị hộp, túi để đóng gói sản phẩm và gửi về cho bạn.

Phí vận chuyển khi đổi/trả hàng

Tùy thuộc vào lý do đỏi hoặc trả hàng mà quy định tính phí vận chuyển sẽ khác nhau. Thông thường khách hàng sẽ phải trả phí vận chuyển đối với những sản phẩm đổi trả không phải do lỗi của nhà sản xuất. Ví dụ như kích cỡ không vừa, sản phẩm khác với hình dung của người mua như quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang,… Ngược lại, nếu sản phẩm bạn đổi trả bị lỗi, hư hỏng ngay từ đầu thì phí vận chuyển sẽ do công ty cung cấp sản phẩm chi trả.

Quy tắc đổi trả hàng ở Nhật Bản

Thực phẩm

Thông thường thực phẩm là mặt hàng ít có khả năng đổi trả nhất, bởi một khi đã mở ra rồi thì không thể đóng gói và bán lại được nữa. Ngoài ra, thực phẩm thường có quy định bảo quản riêng vô cùng nghiêm ngặt, cho dù khách hàng có bảo quản sản phẩm đúng y như trong hướng dẫn thì vẫn sẽ có những khác biệt. Các cửa hàng thường lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn và chất lượng của các sản phẩm đã mang ra khỏi cửa hàng nên họ không chấp nhận đổi/trả. Lý do này có thể áp dụng với các sản phẩm đông lạnh.

Trong trường hợp bạn mua nhầm hãy cố gắng đem đổi sản phẩm nhanh nhất có thể. Tuy nhiên khả năng các cửa hàng/siêu thị chấp nhận cho bạn đổi trả sẽ không cao đâu nhé.

Quần áo, giày dép

Đối với quần áo, giày dép đa phần mọi người thường đem đổi khi mặc không vừa. Lý do này có thể được nhiều cửa hàng chấp nhận. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là bạn chưa sử dụng chúng, không làm rách, bẩn và quan trọng là chưa xé bỏ mác đi. Hãy đóng gói cẩn thận vào hộp, túi như khi bạn mua hàng và đem đi đổi.

Lưu ý không phải tất cả các sản phẩm quần áo đều có thể đổi trả. Với quần áo lót và quần áo tắm, vì lý do vệ sinh nên phần lớn sẽ không được phép đổi/trả.

Đồ điện tử

Các sản phẩm điện tử thường có quy đinh rõ thời gian được phép đổi hoặc hoàn trả với từng loại sản phẩm bất kể là bạn đã sử dụng hay chưa sử dụng. Thông thường bạn có thể tiếp nhận hàng hoá trong vòng 8 ngày kể từ khi nhận hàng và từ 14-30 ngày nếu sản phẩm bị lỗi, hỏng. Quy định thời gian đổi trả này được áp dụng ở một số cửa hàng điện tử lớn như Yamada Denki, Bic Camera, Kojima, Yodobashi Camera,…

Từ vựng đổi trả hàng ở Nhật

Dưới đây là một vài cụm từ và câu tiếng Nhật thường hay được sử dụng khi đổi/trả hàng mà bạn có thể áp dụng:

  • Henpin shitai desu. (Henpin o onegai dekimasuka?) – Tôi muốn trả lại hàng (Tôi có thể trả lại hàng được không?)
  • Botan ga toreteimasu (toresou desu) – Chiếc cúc bị tuột ra (Chiếc cúc sắp bị tuột ra)
  • Ito ga hotsureteimasu – Chỉ bị sờn
  • Yogore ga arimasu – Có vết bẩn
  • Kizu ga arimasu – Có vết trầy xước (rách)
  • Iroase ga arimasu – Bị sờn cũ (phai màu)
  • Yabureteimasu – Bị rách
  • Kokan shitai desu (Kokan o onegai dekimasuka?) – Tôi muốn đổi hàng (Tôi có thể đổi hàng được không?)
  • Saizu ga ooki desu – Cỡ này lớn quá
  • Saizu ga chiisai desu – Cỡ này nhỏ quá
  • Imeji to chigaimashita – Khác với trong tưởng tượng (Trường hợp mua hàng trên mạng)

***

Top thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khoẻ Nhật 2022 hot

từ khoá